Thời sự

100 triệu đồng/m2, nhà tập thể cũ đắt hơn chung cư cao cấp

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-06 14:30:54 我要评论(0)

Giá rao bán từ vài chục triệu đến trăm triệu đồng mỗi métNhiều căn hộ tậngoại hạng tây ban nhangoại hạng tây ban nha、、

Giá rao bán từ vài chục triệu đến trăm triệu đồng mỗi mét

Nhiều căn hộ tập thể cũ nằm ở các quận trung tâm của Hà Nội hiện có giá bán đắt ngang căn hộ cao cấp. Theệuđồngmnhàtậpthểcũđắthơnchungcưcaocấngoại hạng tây ban nhao khảo sát của PV VietNamNet, nhiều căn hộ tập thể ở nội đô đã cũ kỹ, có nơi xuống cấp nhưng vẫn được rao bán với mức giá 50 - 80 triệu đồng/m2, thậm chí có nơi lên tới 100 triệu đồng/m2. 

Đơn cử, một căn hộ tập thể ở số 2 Lê Phụng Hiểu, phường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) có diện tích 36,4m2 rao bán với giá 3,02 tỷ đồng.

Theo người bán, căn hộ ở tầng 5 khu tập thể, diện tích trong “sổ đỏ” là 36,4m2, trong đó có 33,7m2 là diện tích nhà ở, còn lại 2,7m2 là diện tích ban công. Tuy nhiên, diện tích thực tế sử dụng phần nhà ở khoảng 43m2, bao gồm phòng khách, bếp, 2 phòng ngủ, 1 vệ sinh.

Với mức giá bán hơn 3 tỷ đồng, theo diện tích trên “sổ đỏ” thì mỗi mét vuông căn hộ tập thể cũ này có giá gần 83 triệu đồng.

Một căn hộ tập thể ở số 2 Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) rao bán ngay trong nội khu nhưng khi liên hệ số điện thoại thì chủ nhà cho biết đã bán. (Ảnh: Nguyễn Lê)

Hay căn hộ ở khu tập thể Thành Công ở đường Nguyên Hồng, phường Thành Công (quận Đống Đa) có diện tích 38m2, đang cần bán với giá 2,6 tỷ đồng.

Căn hộ có sổ đỏ chính chủ, diện tích thực tế chỉ 38m2, nhưng diện tích sử dụng có thể lên tới 80m2 và nằm ở tầng 3 của khu tập thể. Như vậy, căn hộ này có giá hơn 68 triệu đồng/m2.

Đáng chú ý, căn nhà tập thể mặt phố Kim Mã Thượng, phường Cống Vị (quận Ba Đình) có diện tích 30m2 đang rao bán với mức giá 3,1 tỷ đồng. Tức là khoảng trên 103 triệu đồng/m2.

Căn hộ này chỉ có 1 phòng ngủ, nhưng theo người bán vị trí ngay tầng 1, mặt tiền căn hộ 3,5m nên tiện cho việc cho thuê kinh doanh.

Cũng rao bán mức giá tới 100 triệu đồng/m2, căn hộ tập thể ở tầng 1, trong ngõ phố Hàng Bông, phường Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) có giá 3,3 tỷ đồng, diện tích trong sổ đỏ là 32,9m2.

Người bán cho biết, diện tích thực tế sử dụng của căn hộ là 42m2 và có gác lửng 15m2, rộng hơn so với diện tích trong “sổ đỏ”. Căn hộ có mặt tiền hơn 4m, cách mặt phố Hàng Buồm chừng 50m. Hiện đang cho thuê làm homestay với giá 15 triệu đồng/tháng.

Căn hộ tại các khu tập thể cũ tại các quận nội đô ở Hà Nội có giá bán dao động 50 - 80 triệu đồng/m2, thậm chí lên tới 100 triệu đồng/m2. (Ảnh: Nguyễn Lê)

Theo khảo sát, với các khu tập thể cũ ở quận Thanh Xuân hay Hà Đông, xa trung tâm Hà Nội hơn, mức giá rao bán dao động quanh mức 24 – 39 triệu đồng/m2.

Lý do nhà tập thể cũ vẫn được săn mua

Chị Nguyễn Hà vừa chốt mua căn hộ tập thể cũ ở phố Lương Ngọc Quyến, quận Hà Đông với giá 1,5 tỷ đồng sau một thời gian đi tìm nhà.

Chị Hà cho biết, các căn chung cư đã qua sử dụng được vài năm khá khó để có mức giá 1,5 tỷ đồng, phù hợp tài chính của gia đình chị. Hoặc nếu có thì căn hộ lại chưa có sổ hồng.

Do vậy, chị chốt mua căn hộ tập thể cũ vì vị trí ở ngay tầng 1, tiện cho việc bán hàng online của mình, lại sẵn “sổ đỏ”. 

Nhiều người vẫn săn mua căn hộ ở những khu tập thể cũ bởi vị trí thuận tiện... (Ảnh: Nguyễn Lê)

Trong khi đó, chia sẻ với PV VietNamNet, chị Thanh Hương, một môi giới ở Hà Nội cho biết, nguồn cung căn hộ tập thể cần bán không quá nhiều, giỏ hàng của chị hiện cũng chỉ có vài căn.

Theo chị Hương, với những người có tài chính hơn 1 tỷ đồng họ chọn mua nhà tập thể cũ bởi gần như không phải chịu các khoản phí dịch vụ, phí bảo trì như ở chung cư, nên có thể tiết kiệm được một khoản tiền chi thường xuyên hàng tháng.

Nếu mua được đúng căn hộ tập thể đã được chủ cũ sửa sang, chỉ việc về ở thì không cần mất thêm tiền để cải tạo hay mua sắm nội thất.

Còn với những khách có sẵn 2-3 tỷ đồng chọn mua căn hộ tập thể cũ ở khu vực quận trung tâm là bởi vị trí thuận tiện với việc đi lại học tập của con, đi làm của bố mẹ. 

“Nguồn cung chung cư quận nội đô không nhiều, giá lại cao. Trong khi nhà tập thể giá mỗi mét vuông dù cao nhưng vì diện tích trong “sổ đỏ” nhỏ song diện tích sử dụng thực tế nhiều hơn do các căn hộ cơi nới từ trước. Do đó, 2-3 tỷ đồng là có thể tìm mua căn hộ tập thể”, chị Hương cho hay.

Với kinh nghiệm của mình, chị Hương cho rằng, người mua khi tìm các căn hộ tập thể cần nắm các quy định, thông tin về niên hạn sử dụng nhà để đảm bảo quyền lợi khi nhà tập thể cũ đến hạn phải cải tạo.

Nhà đất phố cổ Hà Nội vọt lên bậc mới, 1m2 giá bằng cả căn chung cưGiá nhà đất tại khu vực phố cổ Hà Nội luôn cao chót vót, có nơi giá 1m2 bằng cả căn hộ chung cư bình dân. Nhiều người mới nghe đã phải tặc lưỡi: "Làm cả đời có khi chưa chắc mua nổi 1m2 đất phố cổ!".

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Mỗi tuần, con có 4 ca học tiếng Anh, Toán và tiếng Việt, chủ yếu là các cô giáo ở trường phụ trách. Con học muộn nên bữa cơm tối của họ 20h30 mới kết thúc. Sau khi ăn, con anh Kiên lại vội vàng vào bàn làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài cho ngày mai lên lớp cũng như bài ở trung tâm học thêm...

Học sinh tiểu học. Ảnh minh họa.

Thạc sĩ Lê Thị Loan - nguyên Phó khoa giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) khẳng định: “Việc dạy thêm, học thêm bị lên án bởi lâu nay thực tế việc học chính ở trường vốn đã nặng nề. Nhiều học sinh học 2 buổi/ngày nhưng lịch học thêm buổi tối vẫn chồng chéo khiến học sinh, phụ huynh cảm thấy ngạt thở. Dạy thêm bị biến tướng, giáo viên vì sinh kế muốn học sinh đến lớp học thêm của mình.

Thế nhưng, nếu nhìn lại, phụ huynh cũng phải có trách nhiệm, chính các vị là người tiếp tay cho việc “đánh cắp tuổi thơ” của con mình”.

Phân tích kỹ hơn về điều này, Thạc sĩ Lê Thị Loan cho biết, nhiều phụ huynh thừa biết học thêm với con chưa thực sự cần thiết, duy trì việc học thêm chỉ là giữ mối quan hệ với giáo viên, chính phụ huynh chưa có kỹ năng từ chối, vẫn đồng ý đưa con đến lớp học thêm.

“Tôi từng hỏi hàng xóm nhà mình tại sao con mới lớp 2 đã học cả ngày ở trường tối lại đi học thêm, nhận được câu trả lời vì sợ giáo viên không quan tâm con trên lớp.

Tôi buồn vì câu trả lời ấy, bởi nếu vì sợ từ phía học sinh cũng dễ hiểu vì con còn nhỏ chưa nhận biết được hết đúng sai, nhưng chính phụ huynh lại sợ giáo viên nên cho con đi học thêm chỉ để làm hài lòng giáo viên thì thật thất vọng.

Phụ huynh phải hiểu nhất điều gì cần đối với con mình, không thể vì nể nang, vì sợ mà bắt ép con đến lớp học thêm. Tôi muốn nói rằng phụ huynh phải có chính kiến. Nếu thấy học thêm biến tướng, không giúp gì cho con mà bị làm khó, có thể trực tiếp nói chuyện với giáo viên, thậm chí ban giám hiệu nhà trường", thạc sĩ Loan nói.

Hiệu trưởng một trường tại Hải Phòng xin được giấu tên cũng cho biết, hiện nay khối THPT và cả THCS đang cùng một lúc thực hiện 2 chương trình. Theo nhiều giáo viên, chương trình không quá tải, đặc biệt là chương trình GDPT mới 2018. 

Đối với khối THPT, qua gần 1 năm thực hiện chương trình, các nhà trường hầu hết đều nhận thấy không quá áp lực đối với giáo viên và học sinh. Quá tải ở đây là "phải dạy thêm" để phục vụ các kỳ thi, chạy theo thành tích của các trường và chính phụ huynh cũng muốn con mình có nhiều thành tích cao nên vô tình đẩy việc dạy thêm nở rộ. 

"Tôi lấy ví dụ, quận, huyện cuối năm nào cũng thống kê kết quả thi đỗ của các trường, điểm trung bình các môn để so sánh, ngay cả phụ huynh cũng so sánh kết quả con mình với “con nhà người ta” mà không biết năng lực và nhu cầu của con đến đâu. Như vậy học trò và nhà trường trường đều phải học thêm, dạy thêm để tăng điểm số, để cố gắng cao hơn mặc dù chương trình không quá tải.

Tôi đề xuất, trước mắt cần cấm tuyệt đối các trường, các trung tâm dạy thêm vào các buổi tối (từ 17h30). Hiện nay không ít các trung tâm đang cùng với giáo viên phối hợp dạy thêm, kinh phí thu của học sinh không theo quy định nào, lớp học có khi 70-80 học sinh vô cùng chật chội. 

Tôi kêu gọi bố mẹ hãy để các con được nghỉ buổi tối sau cả ngày học ở trường. Buổi tối để tự học, nghỉ ngơi thẩm thấu kiến thức.  

Riêng 3 tháng mùa hè, trừ các lớp phải ôn tập cuối cấp để thi, còn lại “hãy trả lại mùa hè" cho học sinh và điều này phải bắt nguồn từ chính phụ huynh, thay đổi suy nghĩ về học thêm", vị hiệu trưởng này nói.

‘Tuổi thơ để học, không chỉ để chơi’

‘Tuổi thơ để học, không chỉ để chơi’

'Tuổi thơ là để học, giúp việc học trở nên hấp dẫn, thú vị hơn chứ không phải từ chối việc học với lý do tuổi thơ là để chơi', thầy giáo Vũ Khắc Ngọc bày tỏ quan điểm." alt="Tâm thư xin trả tuổi thơ cho trẻ: Phụ huynh phải bản lĩnh từ chối con học thêm" width="90" height="59"/>

Tâm thư xin trả tuổi thơ cho trẻ: Phụ huynh phải bản lĩnh từ chối con học thêm

Năm học 2022 - 2023, dự kiến toàn TP có 129.210 học sinh dự xét công nhận tốt nghiệp THCS.

Thực hiện công tác phân luồng sau tốt nghiệp THCS, số lượng học sinh tuyển vào trường THPT năm học 2023-2024 khoảng 102.000 em (tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học trước). Trong đó, số lượng tuyển vào các trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh (tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), chiếm tỷ lệ 55,7%. Đây là tỷ lệ thấp kỷ lục trong vài năm trở lại đây.

Số còn lại sẽ vào học các trường THPT công lập tự chủ tài chính và tư thục, trung tâm GDNN - GDTX và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 

Kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2023 sẽ được tổ chức trong 2 ngày từ 10-11/6 với 3 môn thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Cụ thể, sáng 10/6, học sinh sẽ thi môn Ngữ văn với thời gian làm bài 120 phút. Bài thi chấm theo thang điểm 10, nhân hệ số 2. Buổi chiều, học sinh thi môn Ngoại ngữ, thời gian làm bài 60 phút. Bài thi chấm theo thang điểm 10, hệ số 1.

Đối với bài thi môn Ngoại ngữ, thí sinh chọn một trong các thứ tiếng như: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn. Thí sinh được đăng ký thi ngoại ngữ khác với tiếng đang học tại trường THCS.

Sáng ngày 11/6, học sinh thi môn Toán, thời gian làm bài 120 phút. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, nhân hệ số 2.

Cập nhật những tin tức thi tuyển sinh vào lớp 10năm 2023 mới nhất

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn quận Hà Đông Hà Nội

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn quận Hà Đông Hà Nội

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn được Phòng GD-ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) xây dựng để khảo sát chất lượng học sinh khối 9." alt="Đề thi thử vào lớp 10 môn Tiếng Anh của quận Hà Đông Hà Nội 2023" width="90" height="59"/>

Đề thi thử vào lớp 10 môn Tiếng Anh của quận Hà Đông Hà Nội 2023

Năm nay, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tuyển sinh 200 chỉ tiêu lớp 6. Ảnh minh họa

Tiêu chuẩn dự thi lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam năm học 2022- 2023 như sau: Đối tượng dự tuyển là học sinh hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đã hoàn thành chương trình tiểu học.

Học sinh thuộc đối tượng tuyển sinh phải đảm bảo đủ điều kiện: Học bạ cuối các năm lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 đạt danh hiệu “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện”.

Phương thức tuyển sinh: Kết hợp giữa xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực. Học sinh phải trải qua 2 vòng: Vòng 1 (sơ tuyển) và vòng 2 (kiểm tra, đánh giá năng lực).

Trường tổ chức sơ tuyển thông qua điểm số. Điểm sơ tuyển là điểm học cấp tiểu học (tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt ở cả 5 năm tiểu học, điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 4 và lớp 5 môn Khoa học; Lịch sử và Địa lý, điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 3, lớp 4, lớp 5 môn Tiếng Anh, cộng điểm ưu tiên (theo quy định).

Những học sinh có điểm sơ tuyển từ 167 điểm trở lên sẽ được tham gia kiểm tra ở vòng 2. Như vậy, học sinh muốn dự thi chỉ được phép có 3 điểm 9 hoặc 1 điểm 9 và 1 điểm 8 trong suốt 5 năm tiểu học.

Vòng 2 tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực đối với những học sinh đã qua sơ tuyển vòng 1. Học sinh sẽ phải thực hiện đủ 3 bài kiểm tra môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Thời gian làm bài là 45 phút/bài kiểm tra theo hình thức kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận.

Trường xét tuyển theo điểm từ cao xuống thấp. Điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 vào lớp 6 của trường năm 2022 là 17,35 điểm. Do không đủ chỉ tiêu, trường xét tuyển bổ sung với thí sinh đạt từ 17 điểm (hạ 0,35 điểm).

Học bạ toàn 10 vẫn không được thi lớp 6 Trường Ams: Sở GD-ĐT Hà Nội nói gì?

Học bạ toàn 10 vẫn không được thi lớp 6 Trường Ams: Sở GD-ĐT Hà Nội nói gì?

Một số phụ huynh sốc khi con có học bạ tiểu học toàn điểm 10 vẫn không đủ điều kiện thi vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay quy định năm nay đã “dễ” hơn năm trước." alt="Trường THPT chuyên Hà Nội" width="90" height="59"/>

Trường THPT chuyên Hà Nội