Doanh nghiệp phần mềm Việt nên tập trung vào thị trường ngách
作者:Nhận định 来源:Thời sự 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 21:42:27 评论数:
Ông Viet Ho,ệpphầnmềmViệtnêntậptrungvàothịtrườngngátrực tiếp bóng đa Giám đốc sản phẩm công ty Rusell Investment, cho biết Việt Nam thường được nhắc đến với lợi thế nhân công ngành công nghệ thông tin giá rẻ. Điều này vừa đúng vừa sai.
“Nếu so giá nhân công tại TP.HCM với thành phố cấp 1 của Ấn Độ thì Việt Nam rẻ hơn. Nhưng đối với thành phố cấp 2, cấp 3 ở Ấn thì giá nhân công tại Sài Gòn bắt đầu đắt hơn. Do đó không thể lấy giá rẻ ra làm lợi thế cạnh tranh. Vì Ấn Độ họ có thể chuyển công việc sang các vùng giá thấp”, ông Viet Ho nói trong sự kiện họp báo giới thiệu về Hội nghị Xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin 2017 (VNITO 2017) diễn ra sáng 8/8.
Làm việc nhiều với các công ty nước ngoài, ông Viet Ho cho biết các công ty bên ngoài đã dần biết đến ngành xuất khẩu phần mềm của Việt Nam.
“Hầu hết các đối tác bên ngoài biết đến Việt Nam qua cuộc chiến tranh giành độc lập, về du lịch và các món ăn. Họ cũng bắt đầu nghe nói đến ngành xuất khẩu phần mềm của Việt Nam tuy nhiên chưa nhiều”, ông Viet Ho nói.
Nguyên nhân của việc này là do quy mô của ngành xuất khẩu phần mềm khoảng hơn 200 tỷ USD nhưng Việt Nam chỉ góp khoảng 200-300 triệu USD, tức chỉ khoảng 0,1%. Bên cạnh đó, nhiều công ty Việt làm việc với đối tác khác nên bên ngoài nhìn vào vẫn không nhận thấy sự góp mặt của nhân sự Việt Nam. Đây là những lý do khiến Việt Nam ít được nhắc đến trong ngành gia công phần mềm.
Vì lý do này, các công ty Việt Nam sẽ được chú ý bởi những khách hàng thích sự đổi mới, thử nghiệm thị trường. Còn những khách hàng thích sự chắc chắn, ổn định thì sẽ chọn các công ty quen thuộc ở các nước như Ấn, Philippines,... để có kết quả đảm bảo.
Do đó, ông Viet Ho cho rằng cần tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá ngành xuất khẩu phần mềm của Việt Nam, đồng thời tìm cách giành được nhóm khách hàng thích sự ổn định nói trên - vì nhóm khách hàng này đông hơn nhóm muốn mạo hiểm.
Trong sự kiện này, ông Hùng Q. Nguyễn, CEO và chủ tịch LogiGear, cũng góp ý cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường Mỹ - nơi ông có thời gian rất lâu sống và làm việc.