Samsung JS8500, một TV 4K có tần số quét thực 120 Hz
Vấn đề là thông số không thực sự phản ánh chất lượng của sản phẩm. Có thể bạn chưa quên "cuộc đua megapixel" trong ngành máy ảnh, khi các nhà sản xuất chạy đua với nhau để đưa ra những chiếc máy ảnh với độ phân giải cao nhất có thể. Nhưng chúng ta đều biết rằng độ phân giải cao chưa đủ để đảm bảo chất lượng ảnh chụp.
Điều tương tự cũng đúng với thế giới TV. Kích thước và độ phân giải là hai thông số quan trọng (và cũng là những điều bạn sẽ được nghe quảng cáo đầu tiên) của chiếc TV. Nhưng chất lượng hiển thị còn phụ thuộc nhiều yếu tố như độ tương phản, khả năng hiển thị màu... Những thông tin không dễ nắm bắt.
Tần số quét và lợi ích
Vậy tần số quét là gì? Hiểu đơn giản thì đó là số lần TV thay đổi hình ảnh trong 1 giây. Với TV thế hệ trước (không phải plasma), tần số quét phổ biến là 60 lần/giây, hay 60 Hz. Nếu hình ảnh trên TV có thể thay đổi càng nhanh tức là tần số quét của TV càng cao.
Vậy nó có vai trò như thế nào? Tần số quét liên quan đến một hiện tượng chung mà mọi TV đều gặp. khi vật thể trong khung hình chuyển động, hình ảnh sẽ bị mờ đi một chút, trông không được sắc nét so với khi đứng yên. Đây là hiện tượng "bóng mờ chuyển động" (motion blur) vốn không thể tránh được, dù TV có sử dụng công nghệ LCD hay OLED.
Hình ảnh ở góc phải bị mờ hơn do gặp hiện tượng motion blur
Thực tế, nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở khác biệt giữa cách hiển thị của TV và suy nghĩ của bộ não. TV thực chất chỉ hiển thị một loạt ảnh "tĩnh", cứ 1/60 giây (60 Hz) nó lại hiển thị một khung hình tĩnh khác. Còn bộ não nhìn nhận sự chuyển động là liên tục. Nên khi quan sát chuyển động, bộ não chúng ta sẽ tự động tính toán hướng và vị trí mà vật thể sẽ chuyển động ngay tiếp theo, từ đó cảm nhận thấy hình ảnh bị mờ. Vì sự chuyển động trong não là "liên tục" còn trên TV là "gián đoạn".
Các hướng khắc phục
Giải pháp để giảm hiện tượng motion blur là giảm thời gian hiển thị của mỗi khung hình xuống (tương đương với tăng số khung hình hiển thị trong một giây lên), tức là tăng tần số quét. Tất nhiên khi gấp đôi số khung hình, khung hình đó phải hiển thị nội dung khác với các khung hình có sẵn. Hiện có hai cách để làm điều này.
Cách thức thứ nhất được gọi là nội suy khung hình (frame interpolation). Trong đó chip xử lý của TV tạo ra một khung hình "đệm" nằm giữa khung hình trước và khung kế tiếp, vốn là hình ảnh ghép nối từ cả hai khung hình. Phương pháp này khiến cho bộ não người xem cảm thấy hình ảnh chuyển động mượt mà hơn. Tuy nhiên nếu như nội suy quá đà thì bạn có thể gặp một hiện tượng gọi là "soap opera", khi hình ảnh chuyển động quá nhanh khiến cho ta cảm thấy nó không tự nhiên.
Hiệu ứng Soap Opera
Phương pháp thứ hai được gọi là chèn khung hình đen (black frame insertion). Ở phương pháp này, TV sẽ chèn toàn bộ hoặc một phần khung hình bằng màu đen, từ đó khiến cho hình ảnh không "tĩnh" như trước và bộ não chúng ta không nhận thấy nó bị mờ đi. Tuy nhiên nếu số khung hình đen được chèn quá nhiều thì có thể dẫn đến hiện tượng nháy hình, độ sáng TV cũng bị giảm.
Phương pháp chèn khung hình đen
Để áp dụng được 2 cách thức trên, bạn cần phải có tần số quét tối thiểu 120 Hz. Vì nếu áp dụng chúng với TV 60 Hz, nhiều hình ảnh sẽ bị mất đi và bạn sẽ dễ nhận ra hình ảnh bị nhấp nháy liên tục (do thời gian hiển thị một khung hình tới 1/60 giây). TV có tần số quét 120 Hz (hoặc hơn) sẽ đảm bảo có thể chèn thêm khung hình vào mà chất lượng hình ảnh vẫn đảm bảo ở mức 60 hình/giây.
Tần số quét cao hơn sẽ giúp những hình ảnh chuyển động nét hơn
240 Hz chỉ là giá trị "ảo"
Tiếp tục suy nghĩ như vậy, nếu tần số quét tăng lên 240 Hz thì sẽ quá tuyệt đúng không? Chắc chắn rồi, chỉ có điều bạn không thể tìm được một TV 4K có tần số quét 240 Hz. Vô lý, chẳng phải các nhà sản xuất đều quảng cáo TV Ultra HD của họ với con số 240 Hz hay sao? Rất tiếc, đó chỉ là cách mà nhà sản xuất (cố tình) khiến bạn hiểu nhầm.
Với phần lớn TV 240 Hz hiện nay, hình ảnh thực chất là 120 Hz được nhân đôi hoặc chèn thêm khung hình đen
Một TV đạt tần số quét 240 Hz "thật" cần phải hiển thị được 240 hình ảnh khác nhau trong một giây. Tất nhiên nếu trong một giây TV hiển thị 120 hình, còn 120 hình còn lại là màu đen thì nó cũng có thể tạo hiệu ứng hình ảnh gần giống như TV 240 Hz, nhưng nội dung nó hiển thị thực tế vẫn chỉ là 120 hình/giây.
Thực chất công nghệ Clear Motion của Samsung
Cách dễ nhất để biết tần số quét mà nhà sản xuất đưa ra có phải thông số thật hay không là xem cách họ đặt tên sản phẩm. Nếu như phía trước tần số quét có một dòng chữ (như TruMotion 240 Hz) thì rất có thể đây không phải là tần số quét thật.
Dưới đây là bảng thông số nhà sản xuất đưa ra và tần số quét thật do CNET tổng hợp.
Trong bảng này, hầu hết công nghệ mà các hãng áp dụng (TruMotion, Image Motion, AquoMotion, Motion Rate, MotionFlow hay Clear Action) đều sử dụng phương pháp chèn khung hình đen để tăng tốc độ khung hình. Trong thực tế, những TV tốt nhất tần số quét cũng chỉ dừng ở mức 120 Hz.
Do đó, ở thời điểm hiện tại nếu như chọn mua một chiếc TV 4K, hãy hài lòng với tần số quét 120 Hz (thực) và yên tâm là chiếc TV của bạn sẽ không hiển thị hình ảnh kém hơn một chiếc TV khác được gắn "mác" 240 Hz đâu.
" alt=""/>Tần số 240 Hz của TV 4K có thực sự đúng?Gary McKinnon là một chuyên gia quản lý hệ thống máy tính bị thất nghiệp. Năm 2001, anh ta bắt đầu đột nhập vào các hệ thống máy tính được cho là thuộc về quân đội Mỹ. Sau khi thâm nhập vào bên trong các máy tính này, McKinnon đã xóa bỏ một số file quan trọng trong đó. Theo chính phủ Mỹ, hacker này đã gây ra tổn thất ước tính tới hàng ngàn USD khi phá hủy những hệ thống kiểm soát các tên lửa và dữ liệu quan trọng, trong lúc tìm kiếm các thông tin về năng lượng và UFO. Đây được coi là vụ tấn công lớn nhất vào các hệ thống máy tính ở Mỹ, do một người duy nhất thực hiện.
McKinnon đã bị một đại bồi thẩm đoàn kết tội và đối mặt với việc bị dẫn độ từ Anh về Mỹ. Tuy nhiên, động thái này rốt cuộc bị vô hiệu hóa năm 2012 sau nhiều năm tố tụng kéo dài, khi các chuyên gia y tế tuyên bố rằng, McKinnon mắc hội chứng Asperger và nhiều khả năng sẽ cố gắng tự tử nếu bị buộc phải trở về Mỹ.
9. Michael Bevan và Richard Pryce
Năm 1996, hai gã đàn ông người Anh bắt đầu xâm nhập trái phép vào các máy tính của Không lực Mỹ, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cả hai đã gây ra tổn thất to lớn đối với những hệ thống này khi các file bị di dời và xóa bỏ. Các vụ tấn công của Bevan và Pryce cũng khiến những cơ quan chức trách hao tổn lớn về tài chính khi hy động các chuyên gia trong quân đội Mỹ ngăn chặn tin tặc và vô hiệu hóa các nỗ lực tiếp theo của chúng.
Sau đó, bộ đôi hacker cũng đột nhập vào một cơ sở nghiên cứu ở Hàn Quốc và chuyển thông tin về các chương trình hạt nhân sang các server của Không lực Mỹ, một động thái có thể dẫn đến xung đột vũ trang nếu những dữ liệu bị đánh cắp thuộc về CHDCND Triều Tiên, do nước này chắc chắn sẽ ngay lập tức nghi ngờ chính phủ Mỹ và tiến hành các cuộc tấn công trả đũa. May mắn là, các thông tin bị lấy cắp thực tế của Hàn Quốc và do đó, chính phủ Mỹ đã có thể giải quyết sự cố quốc tế này một cách tương đối dễ dàng.
8. Kevin Mitnick
Một trong những hacker nổi tiếng nhất mọi thời đại - Kevin Mitnick - là thủ phạm tấn công hàng loạt hệ thống máy tính và server trong suốt nhiều năm. Về cơ bản, Mitnick đột nhập vào các hệ thống của các công ty máy tính và điện thoại, sao chép thông tin và thay đổi dữ liệu quan trong bên trong các server máy tính. Anh ta cũng tìm được cách xâm nhập vào các tài kỏoản email cá nhân bằng cách đánh cắp mật khẩu và có thể đọc nội dung. Mitnick là tội phạm công nghệ cao bị truy nã gắt gao ở Mỹ trước khi chính thức bị bắt giữ năm 1995. Anh ta hiện làm việc trong lĩnh vực bảo mật, giúp các website và công ty ngăn chặn những âm mưu tin tặc nhắm vào phần cứng của họ.
7. Vladimir Levin
Trong khi nhiều hacker tấn công các hệ thống máy tính của quân đội và doanh nghiệp nhằm tìm kiếm thông tin hoặc như một cách bày tỏ sự phản đối, những hacker khác nhắm vào các tài khoản của khách hàng để làm lợi cho bản thân chúng. Vladimir Levinđã làm điều này năm 1994, khi tìm được cách đột nhập vào hệ thống ngân hàng Citibank, đánh cắp hơn 10 triệu USD từ các tài khoản. Tin tặc người Nga này cuối cùng bị bắt giữ ở Anh và bị dẫn độ về Mỹ, nơi hắn phải thụ án 3 năm tù giam. Citibank rốt cuộc đã tìm được cách thu hồi gần hết số tiền từ các quỹ bị đánh cắp, ngoại trừ một khoản tiền trị giá 400.000 USD. Điều gì đã xảy ra với số tiền không thu hồi được này hiện vẫn còn là một bí ẩn.
6. Michael Calce
Được biết đến nhiều hơn với biệt danh "cậu bé mafia", Michael Calce vẫn còn là học sinh trung học ở Quebec, Canada khi đột nhập thành công vào một số website có lượng truy cập cao nhất trên Internet vào năm 2000. Trong hàng loạt các vụ tấn công từ chối dịch vụ, Calce đã có thể đánh sập các website Yahoo!, FIFA, Amazon, Dell, eBay và CNN suốt nhiều tiếng đồng hồ mỗi vụ, gây tổn thất cho các hệ thống máy tính của họ. Các công tố viên cho biết, tổng thiệt hại kinh tế mà các hành động của Calce gây ra khắp toàn cầu là 7 triệu USD, mặc dù các chuyên gia phân tích ước tính chúng có thể lên tới 1 tỉ USD.
5. Jeanson James Ancheta
Một dạng tấn công phổ biến của tin tặc là chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân để sử dụng nó cho các hoạt động phạm tội khác. Nó được gọi là botnet và thường được sử dụng để tấn công các website và hệ thống máy tính, với số lượng máy tính được dùng rất lớn, khiến việc chống lại dạng tấn công này vô cùng khó. Trong thời gian 1 năm, Ancheta đã có thể chiếm quyền điều khiển khoảng 500.000 máy tính và cho những kẻ muốn đánh sập các website nhất định thuê dịch vụ của anh ta. Ancheta rốt cuộc bị sa lưới trong một chiến dịch truy bắt của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) và bị kết án 60 tháng tù giam.
4. Adrian Lamo
Nhằm giúp che giấu nhận dạng khiến nhà chức trách khó lần theo dấu vết kẻ đã gây ra các vụ tấn công, Adrian Lamo thường xuyên sử dụng các máy tính công cộng ở các thư viện và quán cà phê internet để thực hiện các vụ đột nhập. Trong danh sách nạn nhân của Lamo có cả các tên tuổi lớn như Yahoo!, Worldcom, AOL và The New York Times. Hacker này xâm nhập vào các hệ thống máy tính của mục tiêu, ăn cắp thông tin và thay đổi dữ liệu. Lamo sau đó đã bị FBI truy tố về các tội danh liên quan đến máy tính. Tuy nhiên, năm 2010, Lamo đã "lập công chuộc tội" khi cảnh báo quân đội Mỹ về việc Chelsea Manning làm rò rỉ 250.000 tài liệu mật cho WikiLeaks.
3. Owen Walker
Còn được biết đến với biệt danh "AKILL", Owen Walker là một hacker lão luyện, kẻ đã đạo diễn các cuộc tấn công vào nhiều website và các hệ thống máy tính trong suốt nhiều năm. Walker chủ yếu bị quy trách nhiệm tạo ra virus Akbot, cho phép anh ta chiếm quyền kiểm soát hàng triệu máy tính trên khắp thế giới và sử dụng để xúc tiến các cuộc tấn công vào những mục tiêu nhất định. Các chuyên gia ước tính, tổn thất tài chính do virus Akbot và các cuộc tấn công tiếp sau đó của Walker gây ra có thể lên tới 26 triệu USD.
2. Albert Gonzalez
Albert Gonzalez, hacker sinh ra tại Cuba, là thủ phạm gây ra các vụ đánh cắp số thẻ tín dụng và thẻ ATM lớn nhất trong giai đoạn 2005 - 2007. Trong khoảng thời gian đó, các nhà chức trách tin rằng, Gonzalez đã ăn cắp hơn 170 triệu thông tin thẻ cá nhân bằng cách gài nhiều mã khác nhau vào các hệ thống máy tính mà anh ta truy nhập bất hợp pháp. Gonzalez sau đó sử dụng các dữ liệu ăn cắp để tiến hành các giao dịch lừa đảo và rút tiền từ các tài khoản. Gonzalez được cho là đã gây ra tổng thiệt hại lên tới 200 triệu USD.
1. Astra
Mặc dù tên thật của hacker này chưa bao giờ được công bố chính thức, nhưng cảnh sát Hy Lạp tiết lộ, Astra là một nhà toán học 58 tuổi sinh sống ở Athens. Người đàn ông này đã bị truy nã vì nhiều tội liên quan đến máy tính kể từ năm 2002, nhưng bắt đầu bị truy lùng gắt gao hơn năm 2005 khi đột nhập vào các hệ thống của công ty quân sự Pháp Dassault. Ông ta sau đó đã đánh cắp các thông tin nhạy cảm về vũ khí, máy bay và các công nghệ khác trước khi bán nó cho những bên khác. Các công tố viên tuyên bố, hacker người Hy Lạp đã khiến Dassault tổn thất tới 360 triệu USD.
" alt=""/>10 hacker nguy hiểm nhất thế giớiLink teaser: http://qctq.ingamemobi.com/teasing/
Trang teaser cũng dắt người chơi về một trang fanpage mang tên Quỷ Chiến Tam Quốc. Rất có thể đây sẽ là một tựa game mang nội dung Tam Quốc, nhưng điều đặc biệt ở đây chính là, tạo hình nhân vật mang đậm chất ma quái, cũng như sự hé lộ từ thông điệp “Một thế giới Tam Quốc ma quái – Người vs Ma”hứa hẹn đây sẽ là một tựa game hoàn toàn mới lạ, không giống với những tựa game khác cùng thể loại Tam Quốc.
Chắc chắn trong thời gian sắp tới, người chơi sẽ được chứng kiến những điều bất ngờ và thú vị ngay sau khi trang teaser được hé mở. Vậy thì, những bí mật “cực sốc - cực độc” ẩn giấu đằng sau là gì? Mọi thông tin sẽ được bật mí tại địa chỉ fanpage: https://www.facebook.com/quychientamquoc
Kun
" alt=""/>Bất ngờ xuất hiện trang teaser ma quái với thông điệp gây tò mò