Đạt bị lực lượng công an bắt giữ để điều tra liên quan đến nghi án cướp tiệm vàng rồi bỏ trốn.
Thông tin ban đầu cho biết, chiều 21/10, Công an huyện Cam Lộ tiếp nhận tin báo về việc xảy ra vụ cướp tài sản tại tiệm vàng Hoàng Sự (chợ Ngã Tư Sòng, xã Thanh An).
Theo trình báo của chủ tiệm, khoảng 12h30 cùng ngày, có một đối tượng thanh niên đến giả vờ hỏi mua vàng, rồi cầm số lượng lớn vàng bỏ chạy.
Qua nhận diện ban đầu, nam thanh niên mặc áo đen trùm kín đầu, bịt khẩu trang. Thời điểm xảy ra vụ việc, trên địa bàn xã Thanh An trời mưa, gây khó khăn cho việc truy đuổi.
Ngay khi tiếp nhận vụ việc, Công an huyện Cam Lộ đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến khám nghiệm hiện trường, tổ chức truy xét.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến khoảng 21h tối cùng ngày, lực lượng công an đã tiến hành bắt giữ Lê Hữu Đạt tại nhà riêng.
Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Đạt, cơ quan chức năng phát hiện số lượng tang vật gồm 10 chỉ vàng, trên mỗi khâu vàng có in chữ “HOÀNG SỰ đông hà, quảng trị” với tổng giá trị là 58 triệu đồng.
Theo lãnh đạo Công an huyện Cam Lộ, sau khi cướp được vàng, Lê Hữu Đạt về nhà một người thân để tắm rửa. Tiếp đó, đối tượng mới trở về nhà riêng, tỏ ra như chưa có chuyện xảy ra.
“Quá trình phá án gặp nhiều khó khăn do bị hại báo tin muộn, đối tượng gây án bịt mặt kèm thời tiết mưa gió nên khó nhận diện. Tuy vậy, với nỗ lực và các biện pháp nghiệp vụ, chưa đầy 10 giờ đồng hồ triển khai lực lượng, đối tượng đã bị bắt giữ”, lãnh đạo Công an huyện Cam Lộ cho biết.
Hiện, Công an huyện Cam Lộ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Hữu Đạt về tội “cướp giật tài sản”.
" alt=""/>Khởi tố đối tượng giả vờ hỏi mua rồi cướp 10 chỉ vàng ở Quảng TrịTheo lời kể của gia đình, khoảng 18h cùng ngày, người mẹ cho con bú trong tư thế nằm, sau đó, mẹ ôm trẻ ngủ, mặt bé áp vào ngực mẹ. Đến khoảng 19h30, khi người mẹ tỉnh dậy phát hiện con trong tình trạng tím tái toàn thân, không thở.
Hoảng loạn, gia đình đưa bệnh nhi vào bệnh viện. Các bác sĩ phát hiện trẻ ngừng thở, ngừng tim, hạ nhiệt độ, mặc dù được hồi sức tim phổi tích cực nhưng không qua khỏi.
Theo các bác sĩ, hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ (SIDS - sudden infant death syndrome) là những cái chết bất ngờ và không tiên lượng được ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuần tuổi đến 1 năm tuổi. Hội chứng này hay gặp ở trẻ 2-4 tháng tuổi, tỷ lệ xuất hiện là 0,5/1.000 trẻ sinh ra ở Mỹ.
SIDS thường xảy ra khi trẻ đang ngủ. Hội chứng này xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước, khiến đột tử ở trẻ nhỏ trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình. Bên cạnh những nguyên nhân gây tử vong đột ngột: ngạt thở, chảy máu não, viêm cơ tim… nhiều trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng.
Nguyên nhân đột tử ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở hệ hô hấp, tim mạch hoặc sự kiểm soát nhịp thở của não bộ chưa phát triển hoàn thiện.
- Đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, nằm nghiêng - sấp. Trẻ ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với bố mẹ cũng có thể là tác nhân gây đột tử ở trẻ.
- Tăng thân nhiệt do nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quấn quá nhiều quần áo, chăn to, trẻ ngủ sâu dẫn đến mất kiểm soát nhịp thở.
Các bác sĩ cũng đưa ra yếu tố nguy cơ của hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ. Đó là trẻ sinh non, cân nặng khi sinh thấp, chậm tăng trưởng; tư thế ngủ nằm sấp, không có núm vú giả; mẹ dưới 20 tuổi, sử dụng ma tuý, hút thuốc lá trong thai kỳ và sau sinh; khoảng cách ngắn giữa các lần mang thai; trẻ nằm chung giường với cha mẹ, người chăm sóc.
Ngoài ra, anh chị em ruột bị đột tử; nhiệt độ môi trường thấp hoặc quá cao; cũi, nôi, gối không an toàn, nệm nước, giường mềm cũng là yếu tố nguy cơ của hội chứng này.
Tử vong ở trẻ nhỏ do SIDS là vấn đề liên quan đến giấc ngủ, do đó cần nâng cao cảnh giác, tạo môi trường an toàn cho giấc ngủ của bé. Cụ thể, phụ huynh cho con nằm ngửa khi ngủ, thường xuyên quan sát trẻ. Sử dụng núm vú giả cho trẻ dưới 1 tuổi giúp mở thông đường thở.
Gia đình cần để nhiệt độ phòng phù hợp, thông thoáng quần áo, không trùm đầu con. Đặt trẻ nằm trên tấm đệm ít bị trũng xuống. Không sử dụng gối, đồ chơi nhồi bông, chăn có nhiều lông hoặc quá lớn ở khu vực cũi/giường của trẻ. Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần nằm cũi, giường riêng, bên cạnh giường ngủ của người chăm sóc, không sử dụng miếng đệm phụ trong cũi.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, cần tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Chăm sóc thai nghén sớm và thường xuyên, nuôi con bằng sữa mẹ. Đồng thời, mẹ cũng không được hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma tuý trong thai kỳ và thời gian nuôi con nhỏ.
Ngọc Trang
Dị vật được lấy ra là một viên thuốc còn nguyên vỏ với 4 góc sắc nhọn. May mắn, thực quản của bệnh nhi chỉ bị trầy xước nhẹ nhờ các bác sĩ cẩn trọng, tỉ mỉ khi gắp dị vật.
" alt=""/>Bé gái 2 tháng tuổi tại Hà Nội tử vong đột ngột khi ngủ cùng mẹNgười dân trên đường phố Tokyo, Nhật. Ảnh: AP
Nghiên cứu tập trung vào tế bào T, một phần của phản ứng miễn dịch khi virus xâm nhập cơ thể. Các tế bào này tìm kiếm và tiêu diệt những tế bào bị nhiễm virus, thông qua peptide, đoạn protein từ các virus cụ thể.
Viện Riken đã xem xét một loại kháng nguyên bạch cầu ở người được gọi là HLA-A24. HLA, protein nằm trên bề mặt của tế bào bạch cầu, đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ của cơ thể, kích hoạt các tế bào T.
Các nhà khoa học tìm thấy HLA-A24 ở khoảng 60% người gốc Nhật Bản. Khi một peptide được gọi là QYI có nguồn gốc từ protein gai của virus SARS-CoV-2 được đưa vào mẫu máu có HLA-A24, các tế bào T trong mẫu đã nhân lên.
Nhóm tác giả phát hiện các tế bào phản ứng với peptide đó cũng phản ứng tương tự như các peptide ở các virus corona khác, bao gồm cả cúm mùa.
Họ kết luận, ở những người có HLA-A24, các tế bào T ghi nhớ những lần nhiễm virus corona theo mùa trong quá khứ cũng tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại virus gây ra Covid-19.
Trong khi phổ biến ở một số nhóm người châu Á, HLA-A24 hiếm hơn ở người phương Tây. Yếu tố này thường xuất hiện trong khoảng 10-20% dân số châu Âu và châu Mỹ.
Shin-ichiro Fujii, Trưởng nhóm tại phòng thí nghiệm liệu pháp miễn dịch của Viện Riken, cho biết: “Đó có thể được coi là một nhân tố bí ẩn".
Nhưng thử nghiệm này chỉ kiểm tra các tế bào cụ thể. Giới chuyên môn vẫn cần tìm hiểu thêm về cách hệ miễn dịch của những người có HLA-A24 phản ứng khi nhiễm SARS-CoV-2.
An Yên(TheoNikkei)
Số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 của Nhật Bản đang giảm trái ngược với sự bùng phát ở các khu vực khác của châu Á.
" alt=""/>Giải mã yếu tố gen có thể giảm tác động của Covid