当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo RKC Waalwijk vs Utrecht, 23h45 ngày 25/4: Thắng để chen chân Top 3 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Kashima Antlers vs Nagoya Grampus, 17h00 ngày 25/4: Điểm tựa sân nhà
Chị Nguyễn Thị Trang, mẹ bé cho biết, trước thời điểm vào viện 4 ngày, chị gái bế bé và không may làm ngã em. Sau đó bé xuất hiện sốt cao uống hạ sốt không đỡ rồi bỏ bú không ăn.
Ban đầu, gia đình nghĩ đến nguy cơ bú kém, sốt là do bị ngã, đã đưa bé đến BV địa phương điều trị. Sau 2 ngày, bé vẫn không cắt được sốt xuất hiện thêm tình trạng lơ mơ, được chuyển đến BV Nhi TƯ.
Bác sĩ khẳng định, việc bé bị ngã chỉ xảy ra đồng thời với thời điểm bệnh nhi bị viêm màng não mủ chứ không phải nguyên nhân. Viêm màng não mủ do vi khuẩn gây ra.
Trường hợp khác là bệnh nhi Ngô Văn Đ., 12 tuổi ở Thanh Hoá. Chị Nguyễn Thị Tâm, mẹ bệnh nhi cho biết, sau khi đi học về, con trai kêu đau đầu, sau sốt cao 39 độ, uống hạ sốt 3 ngày liên tiếp không đỡ, được chuyển đến BV Nhi TƯ khi đã li bì, hôn mê.
ThS.BS Đào Hữu Nam, Phụ trách đơn nguyên Hồi sức tích cực, Trung tâm y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi TƯ cho biết, cháu Đ. bị viêm não, đến viện khi đã ở giai đoạn muộn nên hiện tại ý thức cháu vẫn lơ mơ, gọi hỏi chưa tỉnh.
Nằm kế giường bệnh nhi Đ., chị Nguyễn Thị Dung ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh ôm con gái nhỏ 6,5 tháng nhưng cân nặng chỉ vẻn vẹn 5,3kg. Chị Dung cho biết, bé nhập viện từ ngày 13/2 đến nay do viêm màng não mủ kèm viêm não.
Ban đầu bé chỉ kém ăn, ngủ nhiều, sau thấy 2 chân sưng nhẹ. Ngày thứ 3, gia đình đưa con đến BV, lúc này bé chuyển sốt cao kèm co giật.
Hiện tại bé đã được mổ dẫn lưu giảm não thất, tuy nhiên tình trạng chưa tiến triển nhiều, 2 ngày tới, bé sẽ tiếp tục lên bà phẫu thuật.
50% tử vong
PGS Điển cho biết, các bệnh liên quan tổn thương não, màng não chiếm tỉ trọng tương đối lớn.
Trong đó viêm màng não liên quan đến vi khuẩn với 3 loại phổ biến là phế cầu, hib và não mô cầu, ngoài ra còn có tụ cầu, liên cầu, E.coli... Khi đó, màng ngoài của não sẽ bị vi khuẩn tấn công, tỉ lệ tử vong khi mắc viêm màng não lên tới 50% nếu không được điều trị. Trường hợp được chẩn đoán sớm trong 24-48 giờ đầu, tỉ lệ tử vong còn 8-15%.
Tuy nhiên tỉ lệ để lại di chứng về thần kinh, vận động khá lớn, chiếm 10-20%. Tuổi càng nhỏ, tiên lượng càng xấu.
![]() |
PGS.TS Trần Minh Điển |
Theo thống kê của BV Nhi TƯ, tỉ lệ trẻ bị mắc các bệnh lý về viêm màng não đứng thứ 3 trong số các bệnh lý vào điều trị và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 cho trẻ dưới 5 tháng tuổi, có trẻ phải điều trị 6-7 tháng.
Trái lại, viêm não thường do virus (chiếm 60%), phổ biến nhất là virus viêm não Nhật Bản, Herpes, virus EV gây bệnh tay chân miệng... Tác nhân gây bệnh thường tấn công trực diện vào nhu mô não, tỉ lệ tử vong từ 10-15% và 35-45% để lại các di chứng về thần kinh, vận động.
Trẻ cũng có thể mắc viêm não thứ phát sau khi mắc các bệnh như cúm, sởi, thuỷ đậu quai bị... do virus biến thể, gây viêm não, thường sau 1-2 tuần.
TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm y học các bệnh nhiệt đới trẻ em, BV Nhi TƯ thông tin thêm, với các trường hợp viêm màng não, nếu phát hiện sớm nhiều khi chỉ một liều kháng sinh là bệnh nhân ổn. Nhưng nếu phát hiện muộn, điều trị càng khó khăn, nguy cơ tử vong, di chứng cao hơn.
"Như với bệnh viêm não mô cầu, khi nghi ngờ, các bác sĩ cần điều trị kháng sinh càng sớm càng tốt rồi mới chuyển tuyến. Không nên chuyển bệnh nhân đi luôn bởi nguy cơ lây lan, cũng như việc khi lên đến nơi thì cơ hội điều trị đã giảm đi rất nhiều do bệnh nhân không được tiếp cận sớm", TS Lâm nói.
Để chẩn đoán viêm não hay viêm màng não, bác sĩ cần chọc dò tuỷ sống để xét nghiệm dịch não tuỷ.
ThS.BS Đào Hữu Nam cho biết, vào mùa hè từ tháng 5-8, tỉ lệ trẻ bị viêm não nhiều hơn, đặc biệt là viêm não Nhật Bản.
Đến nay, điều trị viêm não khó khăn, do chủ yếu điều trị triệu chứng, bệnh nhân đến muộn nên phù não nặng.
Thúy Hạnh
Rất nhiều phụ huynh chủ quan không tiêm vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản hoặc tiêm không đầy đủ khiến trẻ gặp di chứng hết sức nặng nề.
" alt="Hàng chục trẻ nhập viện vì viêm não, dấu hiệu cha mẹ dễ bỏ qua"/>Hàng chục trẻ nhập viện vì viêm não, dấu hiệu cha mẹ dễ bỏ qua
Với phân khúc nhà phố và biệt thự, năm 2022 nguồn cung giảm mạnh. Thị trường đón nhận 7.000 sản phẩm đến từ 55 dự án, giảm 30% so với năm 2021.
Nguồn cung nhà phố và biệt thự mới chủ yếu tại TP.HCM và Đồng Nai. Lượng tiêu thụ đạt 4.100 sản phẩm, mặt bằng giá bán sơ cấp lẫn thứ cấp đều đảo chiều giảm vào nửa cuối năm.
Theo DKRA Group, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại TP.HCM và vùng phụ cận năm qua có sự phục hồi về nguồn cung. Sức mua vẫn ở mức cao nhưng chỉ tập trung cục bộ tại một số dự án trong nửa đầu năm và giảm vào nửa cuối năm.
Năm 2022, nguồn cung dồi dào nhất thuộc về phân khúc căn hộ. Thị trường đón nhận 26.700 căn hộ từ 72 dự án mở bán, tăng 22% so với năm 2021.
Lượng tiêu thụ căn hộ đạt 20.700 căn, chiếm 78% nguồn cung mới. Nguồn cung căn hộ tập trung ở khu Đông TP.HCM và Bình Dương. Căn hộ cao cấp và trung cấp tiếp tục dẫn dắt thị trường.
Giá căn hộ tại TP.HCM và vùng phụ cận trong năm qua diễn biến trái chiều. Cụ thể, giá bán sơ cấp ghi nhận tăng nhẹ từ 2% - 4% do chi phí đầu vào tăng. Trong khi đó, giá bán thứ cấp giảm từ 3% - 8% và thanh khoản sụt giảm từ quý III/2022.
Không cần giải cứu thị trường BĐS
Dự báo thị trường BĐS TP.HCM và vùng phụ cận năm 2023, ông Phạm Lâm – TGĐ DKRA Group cho rằng, nguồn cung mới của tất cả phân khúc sẽ giảm so với năm ngoái. Mặt bằng giá bán sơ cấp khó có sự tăng giá đột biến.
Theo ông Phạm Lâm, nguồn cung đất nền vẫn chủ yếu tập trung ở Long An và Bình Dương. Đồng Nai sẽ tiếp tục dẫn đầu nguồn cung nhà phố và biệt thự, kế đến là Bình Dương và TP.HCM. Với BĐS nghỉ dưỡng, nguồn cung condotel vẫn tập trung phần lớn ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
“Sức cầu căn hộ đã giảm từ giữa năm 2022. Dự báo lượng tiêu thụ của phân khúc này sẽ có khởi sắc nhất định vào quý IV/2023 khi những vướng mắc về pháp lý, tín dụng vào BĐS được tháo gỡ. Căn hộ có giá bán vừa túi tiền và nhà ở xã hội sẽ tăng đáng kể trong năm nay”,ông Phạm Lâm nhận định.
Về thực trạng thị trường, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, thị trường BĐS đang khó khăn khi sức mua và thanh khoản giảm, thiếu dòng tiền, cơ cấu sản phẩm không hợp lý, thiếu nhà ở vừa túi tiền, thừa nhà ở cao cấp…
Theo ông Châu, vướng mắc lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là vấn đề pháp lý, chiếm 70% khó khăn của các dự án nhà ở.
“Không cần giải cứu thị trường lẫn doanh nghiệp BĐS mà chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho thị trường tự điều tiết. Khi đó, doanh nghiệp sẽ chủ động tái cơ cấu, giảm giá nhà. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà lần đầu, người mua ở thực để kích cầu và hỗ trợ thị trường phục hồi”,ông Châu nói.
Theo đó, với AC Library, người dùng sẽ bước vào thế giới của các trend màu mới, vật liệu cũng như các giải pháp nội thất đa dạng. Ứng dụng tập hợp và cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm của Gỗ An Cường, thiết bị bếp Malloca và nội thất rời AConcept.
Chính tay người dùng cũng có thể trải nghiệm từng hạng mục sản phẩm, tìm hiểu về thông số kỹ thuật và đặc điểm nổi bật, gửi yêu cầu cung cấp mẫu sản phẩm thực tế hay tham quan hệ thống showroom và xem các video clip cực hay ứng dụng vật liệu, giải pháp vào không gian nội thất của Gỗ An Cường.
Giao diện thân thiện của AC Library giúp tìm kiếm mọi thông tin một cách dễ dàng. Quét mã QR, người dùng có thể tra cứu thông tin chi tiết về sản phẩm, từ chất liệu đến quy cách, giúp bạn hiểu rõ hơn về những sản phẩm bạn quan tâm. Đặc biệt là các giải pháp đồng màu.
Chưa bao giờ việc lưu giữ và quản lý những sản phẩm ưa thích trở nên đơn giản đến thế. AC Library cho phép lưu trữ sản phẩm yêu thích vào bộ sưu tập cá nhân, giúp bạn dễ dàng lấy lại và so sánh chúng, từ đó tạo nên những ý tưởng sáng tạo không giới hạn.
Việc thử nghiệm cũng như trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định là một phần không thể thiếu trong việc lựa chọn nội thất hoàn hảo. AC Library mang đến trải nghiệm thực tế ảo độc đáo, giúp bạn đặt hàng mẫu và trải nghiệm sản phẩm ngay trong app, nhằm tạo nên sự tự tin trong quyết định của chính mình.
Điều gì đang thịnh hành trong thế giới nội thất? AC Library không chỉ là ứng dụng sản phẩm, mà còn là kênh thông tin cập nhật những xu hướng mới nhất của ngành nội thất, đồng thời cung cấp các giải pháp tối ưu cho các công trình. Bạn sẽ luôn cảm thấy đang bám sát xu hướng và sẵn sàng áp dụng những ý tưởng mới nhất vào dự án của mình.
Đại diện An Cường tin tưởng, AC Library sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình sáng tạo không gian sống và làm việc của khách hàng.
Tải app AC Library:
IOS: https://bit.ly/appstore-aclibrary
Android: https://bit.ly/playstore-aclibrary
Lệ Thanh
" alt="An Cường ra mắt ứng dụng thiết kế nội thất mới"/>Nhận định, soi kèo Liepaja vs Super Nova Riga, 22h00 ngày 25/4: Đả bại tân binh
Dù số ca mắc đông như vậy song hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều được chuyển đến BV khi đã qua giai đoạn vàng, làm giảm đi rất nhiều cơ hội được can thiệp cũng như khả năng hồi phục tối ưu sau này.
GS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, khung giờ vàng cho bệnh nhân đột quỵ là trước 4,5 giờ, khi đó bác sĩ có thể dùng thuốc tiêu huyết khối, ở khung 6 giờ, bác sĩ vẫn có thể can thiệp cơ học lấy huyết khối.
Tuy nhiên ngay tại các BV lớn ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ đến BV trước 6 giờ chỉ chiếm 5-6%, trong khi ở Mỹ, tỉ lệ này từ 12-17%.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai cho biết thêm, nếu tính chung cả nước, trong năm 2016, tỉ lệ bệnh nhân đến trong khung giờ vàng được điều trị tái thông mạch bằng thuốc chỉ chiếm 1,5% bệnh nhân. Con số này tăng lên 2,5% trong 2017 và đến năm 2018, có gần 7.000/200.000 bệnh nhân được điều trị, tương đương 3,5%.
Do là BV lớn nhất miền Bắc, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ cấp cứu kịp khung giờ vàng tại BV Bạch Mai cao hơn, chiếm 5-7%, năm 2017 có 200 bệnh nhân và tăng lên 350 bệnh nhân trong năm 2018.
PGS Tôn nhấn mạnh, qua giờ vàng, chi phí điều trị cho bệnh nhân đột quỵ rất tốn kém, tỉ lệ mắc di chứng cao, khả năng hồi phục hạn chế.
Không nên ăn, uống bất cứ thứ gì
Theo PGS Tôn, nguyên nhân khiến bệnh nhân đột quỵ nhập viện trễ do người dân chưa có kiến thức, khi người thân mắc bệnh lại cho rằng bị trúng gió, cảm mạo nên tự chữa bằng nhiều cách dân gian. Ngoài ra nhiều người cũng chưa có kiến thức sơ cứu ban đầu dẫn đến xử trí sai lầm, gây hậu quả nặng nề về sau.
![]() |
PGS.TS Mai Duy Tôn. Ảnh: T.Hạnh |
PGS.TS. Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai dẫn chứng, nhiều gia đình đưa bệnh nhân đột quỵ đến muộn giải thích hồn nhiên rằng do nghĩ đột quỵ thì không được di chuyển nên để nằm yên một chỗ.
“Đây là nhận thức hết sức sai lầm. Bác sĩ khuyến cáo không để bệnh nhân vận động là áp dụng đối với bệnh nhân có thể đi lại được vì nếu vận động mạnh, bệnh nhân có thể bị ngã, bệnh nặng thêm. Còn với bệnh nhân đột quỵ nói chung, cần đặt bệnh nhân lên cáng hoặc đưa lên ô tô cấp cứu. Lúc đó xe di chuyển chứ bệnh nhân đâu có hoạt động”, PGS Chi chia sẻ.
Ngoài ra, nhiều gia đình khi thấy người thân bị đột quỵ thường cho uống ngay 1 viên an cung. Tuy nhiên PGS Chi cho biết, đây là điều cực kỳ nguy hiểm do bệnh nhân bị đột quỵ thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Khi đó uống nước cũng có thể gây sặc vào phổi.
“Do đó tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì, có thể gây sặc, gây dị vật đường thở. Bản thân tôi đã từng chứng kiến nhiều ca bệnh nhân rất nặng do uống an cung. Nếu cứ cố cậy miệng bệnh nhân để nhét thuốc có thể gây tắc đường thở dẫn tới đột tử”, PGS Chi khuyến cáo.
Cách xử trí tối ưu nhất là khi phát hiện người thân bị đột quỵ, cần đảm bảo thông thoáng đường thở, nếu có răng giả nên tháo ra, nới rộng vùng và ngực, kiểm tra xem trong miệng có đờm dãi hay không, nếu có cần lấy sạch và để bệnh nhân nằm nghiêng để tránh sặc.
PGS Chi cũng lưu ý, tránh xa các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu. Tốt nhất gọi ngay các phương tiện vận chuyển, cấp cứu đến các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
Để nhận biết các dấu hiệu mắc đột quỵ, PGS Tôn nhấn mạnh, chỉ cần 1 phút có thể phát hiện ra, áp dụng quy tắc FAST:
F (Face): Kiểm tra miệng bệnh nhân xem có bị méo không, có thể yêu cầu huýt sáo, nhe răng.
A (Arm): Giơ 1 tay hoặc 2 tay lên hoặc giơ chân, nếu bệnh nhân không có khả năng hoặc tay, chân rơi xuống nhanh bất thường.
S (Speech): Yêu cầu bệnh nhân nói những cụm từ đơn giản, nếu giọng méo, nói không trôi chảy là dấu hiệu bất thường.
T (Time): Nếu có các dấu hiệu trên thì cần khẩn cấp đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường do mắc tăng huyết áp (chiếm 80% các ca đột quỵ), tiểu đường, loạn nhịp tim, béo phì, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ...
Theo PGS Tôn, sau đột quỵ lần 1, trong tuần đầu hoặc năm đầu tiên, tỉ lệ tái phát lên tới 15-18% do đó những bệnh nhân bị mắc rồi cần phải có biện pháp dự phòng.
Thúy Hạnh
Tại Trung Quốc - “quê hương” của an cung cũng không dùng loại thuốc này để ngừa đột quỵ, chưa kể trong thuốc có thạch tín, thủy ngân, bệnh nhân không nên dùng.
" alt="Khi bị đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều sau vì... dễ chết hơn"/>Khi bị đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều sau vì... dễ chết hơn
Về đề xuất "tăng thuế suất của thuế sử dụng đất đối với diện tích đất ở, nhà ở tại các dự án đô thị đã được đầu tư hạ tầng cơ bản thiết yếu trong trường hợp chủ đầu tư dự án không đưa dự án vào sử dụng sau 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc dự án theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư”, VCCI đánh giá, chính sách này được suy đoán là một công cụ kinh tế khiến các doanh nghiệp phải nhanh chóng đưa dự án đô thị đã được đầu tư hạ tầng vào sử dụng, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư.
Tuy nhiên, theo VCCI, trên thực tế, việc các dự án đã đầu tư nhưng chậm đưa vào sử dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải lúc nào cũng do lỗi của chủ đầu tư.
“Trong rất nhiều trường hợp, doanh nghiệp muốn đẩy nhanh đưa dự án vào sử dụng để sớm thu hồi chi phí đã bỏ ra đầu tư vào hạ tầng nhưng dự án vẫn bị chậm tiến độ do các nguyên nhân khách quan khác, thậm chí có cả những trường hợp do lỗi của cơ quan nhà nước khi chậm thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp” – VCCI cho biết.
VCCI cho rằng, nếu trong những trường hợp như vậy mà chủ đầu tư lại phải nộp thuế sử dụng đất cao hơn thì không có tác dụng thúc đẩy mà thậm chí còn gây thêm khó khăn cho chủ đầu tư, khiến dự án càng chậm được đưa vào sử dụng.
Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại về tính hợp lý của đề xuất chính sách này.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều dự án khu nhà ở, khu đô thị chậm tiến độ, có những khu nhà đã xây dựng nhưng chưa có người vào ở tại Hà Nội gây lãng phí nguồn lực đất đai.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo các sở ngành đẩy nhanh tiến độ xử lý 64 dự án “ôm” khoảng 2.000ha đất nhưng chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh.
Trong đó, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các sở ngành phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh khẩn trương chấm dứt, dừng, tạm dừng dự án, rà soát về quy hoạch 15 dự án. Từ đó đề xuất phương án sử dụng đất theo quy định, báo cáo kết quả trước ngày 30/4/2023.
Theo báo cáo trước đó của UBND huyện Mê Linh, 64 dự án trên được hình thành trước thời điểm huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội (năm 2008) và thuộc loại chậm triển khai hơn 10 năm.
Nguyên nhân các dự án chậm triển khai là do điều chỉnh quy hoạch, thủ tục đầu tư, chính sách đất đai thường xuyên thay đổi, chênh lệch giá đất bồi thường hỗ trợ giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân do năng lực các nhà đầu tư yếu kém, nhiều chủ đầu tư 'ôm' đất không làm, gây lãng phí nguồn lực.
Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua vào ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Sau hơn 9 năm thực hiện, hiện Hà Nội đang tập trung xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều nhóm chính sách theo hướng thực sự trao cho Hà Nội những cơ chế có tính vượt trội, khả thi, tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển xứng tầm.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2023, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7 diễn ra tháng 5/2024.
" alt="Cân nhắc đề xuất tăng thuế với nhà ở chậm đưa vào sử dụng"/>Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án NƠXH, tại điểm b, khoản 2, điều 4 của dự thảo quy định: “Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư thì thực hiện lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về nhà ở”.
UBND TP.HCM cho rằng, vấn đề này là vướng mắc lâu nay bởi pháp luật về nhà ở không quy định cụ thể về đấu thầu. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án NƠXH hiện vẫn phải thực hiện theo pháp luật đấu thầu.
Để đồng bộ với pháp luật đấu thầu và cắt giảm thủ tục và thời gian, UBND TP.HCM đề nghị lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu và được phép áp dụng quy trình đấu thầu rút gọn, bỏ qua bước tổ chức đấu thầu quốc tế và bước sơ tuyển.
Tại điểm c, khoản 2, điều 4 của dự thảo quy định: “Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở, có đủ điều kiện làm chủ đầu tư và có nhu cầu xây NƠXH thì được giao làm chủ đầu tư xây dựng NƠXH”.
Theo UBND TP.HCM, dự thảo không quy định rõ thực hiện quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với trường hợp trên theo quy định của pháp luật nào. Đề nghị quy định rõ để áp dụng thực hiện sau này.
Lo doanh nghiệp trục lợi
Về các quyền và ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng NƠXH để cho thuê, cho thuê mua, bán, tại điểm d, khoản 2, điều 5 của dự thảo quy định:
“Được dành một phần quỹ đất trong phạm vi dự án hoặc một phần diện tích sàn thuộc phần khối đế công trình theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại theo quy định của Chính phủ. Chủ đầu tư được hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận đối với phần diện tích kinh doanh, dịch vụ thương mại này”.
UBND TP.HCM cho rằng, việc hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận đối với phần diện tích kinh doanh, dịch vụ thương mại này sẽ tạo điều kiện, khuyến khích chủ đầu tư tham gia đầu tư NƠXH.
Tuy nhiên, dự thảo chưa quy định rõ tỷ lệ phần trăm quỹ đất hoặc tỷ lệ phần trăm diện tích sàn thuộc khối đế công trình để chủ đầu tư xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại.
“Đề nghị Bộ Xây dựng cần có quy định rõ tỷ lệ phần trăm này, tránh tình trạng chủ đầu tư lợi dụng chính sách để thiết kế phần diện tích kinh doanh thương mại có lợi về phần mình”, UBND TP.HCM kiến nghị.
Theo UBND TP.HCM, việc không hạch toán vào giá bán NƠXH sẽ đẩy giá thành NƠXH lên cao so với quy định hiện hành. Điều này dẫn đến các đối tượng thụ hưởng khó có cơ hội mua được NƠXH. Do đó, Bộ Xây dựng cân nhắc thêm về nội dung này.
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM còn kiến nghị chủ đầu tư dự án NƠXH xây dựng phương án giá bán, cho thuê, cho thuê mua được cơ quan thẩm quyền thẩm định trước thời điểm nhà ở đủ điều kiện giao dịch. Đối tượng thụ hưởng chính sách NƠXH là hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc.
Không Tăng biên độ lợi nhuận quá caoTrao đổi với PV VietNamNet, ông Lê Hữu Nghĩa, TGĐ Công ty Lê Thành, cho rằng không thể tăng biên độ lợi nhuận của dự án NƠXH lên quá cao bởi như vậy sẽ khiến cho giá nhà tăng theo. Tuy nhiên, mức lợi nhuận 20% là hợp lý. Trong đó, lợi nhuận của loại hình NƠXH cho thuê có thể tăng lên 20% và NƠXH để bán có thể lên 15%.
Theo ông Nghĩa, quy định hiện nay, các dự án NƠXH được dành 20% tổng diện tích dự án để xây công trình kinh doanh thương mại. Tuy vậy, lợi nhuận của phần thương mại này lại tính chung vào tổng thể công trình và tổng lợi nhuận bị khống chế ở mức 10%.
“Gộp chung như thế này thì việc các doanh nghiệp bán phần thương mại với giá cao sẽ không còn ý nghĩa gì. Theo tôi, nên tách bạch lợi nhuận NƠXH và lợi nhuận của phần thương mại này ra. Như vậy sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư NƠXH”, ông Nghĩa đề xuất.
" alt="TP.HCM lo doanh nghiệp trục lợi khi đầu tư dự án nhà ở xã hội "/>TP.HCM lo doanh nghiệp trục lợi khi đầu tư dự án nhà ở xã hội