|
Qua việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa bộ, ngành, địa phương với Trung tâm NCSC, các đơn vị đang triển khai ứng dụng Chính phủ điện tử được giám sát và bảo vệ. (Ảnh minh họa) |
Tại quyết định phê duyệt dự án, Bộ TT&TT cũng nêu rõ các chỉ tiêu cụ thể: 100% các dịch vụ công trực tuyến trên toàn quốc được giám sát đảm bảo an toàn, an ninh mạng; 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Chính phủ số được hỗ trợ, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức; 100% các cơ quan, các nhà mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Chính phủ số tham gia phối hợp điều hành an toàn, an ninh mạng, bảo đảm an toàn thông tin mạng.
100% các hệ thống cung cấp ứng dụng, dịch vụ số tại các cơ quan, các nhà mạng, các doanh nghiệp được kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của Cục An toàn thông tin phục vụ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng. Đồng thời, giảm thiểu 50% số cuộc tấn công vào các hệ thống Chính phủ điện tử.
Trước đó, hồi đầu năm nay, trên cơ sở đánh giá những hạn chế, đại diện lãnh đạo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã xác định 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sẽ được tập trung triển khai để bảo vệ người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức nhà nước.
Cụ thể, để bảo vệ các cơ quan, tổ chức nhà nước, Bộ TT&TT sẽ phát triển Hệ thống giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng tập trung, kết nối, phân tích dữ liệu, chia sẻ thông tin rủi ro an toàn thông tin với 100 SOC (Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng – PV) của bộ, ngành, địa phương. Hệ thống sẽ dự báo sớm nguy cơ rủi ro, giúp các bộ, ngành, địa phương ngăn chặn, xử lý kịp thời sự cố an toàn thông tin.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng phát triển nền tảng rà quét lỗ hổng bảo mật, cảnh báo sớm các ứng dụng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
Đại diện Cục An toàn thông tin chỉ rõ, các cơ quan, tổ chức cần thực hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Hoạt động này đã được luật định. Và cần được triển khai toàn trình, qua tất cả các bước từ thiết kế, thử nghiệm, xây dựng, vận hành và hủy bỏ hệ thống.
Các cơ quan, tổ chức nhà nước cần diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng. Các cuộc diễn tập phải được chuẩn bị bài bản, sẵn sàng phương án bảo đảm hệ thống được an toàn và phối hợp với Cục An toàn thông tin để đánh giá hiệu quả, hỗ trợ ứng cứu sự cố.
“Để các bộ, ngành, địa phương nhận định được mức độ đáp ứng, sẵn sàng của mình trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin. Bộ TT&TT sẽ tiếp tục cải tiến và tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin”, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết thêm.
Vân Anh
“An toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế số, Chính phủ điện tử”
ictnews Nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ TT&TT xác định rõ điều kiện đầu tiên, tiên quyết trong phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử là đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
" alt="Xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử"/>