Tuyển nữ Việt Nam (trắng) thi đấu đầy nỗ lực (Ảnh: VFF).
Dù vậy, đội chủ nhà không muốn một kết quả hòa khi được đánh giá cao hơn và có lợi thế từ sự cổ vũ của khán giả. Ngay sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài, đội tuyển nữ Trung Quốc chủ động chơi tấn công, tạo ra nhiều cơ hội khiến khung thành thủ môn Kim Thanh chao đảo.
Chỉ trong vòng 10 phút đầu, đội chủ nhà tung ra 4 cú dứt điểm khiến thủ môn đội tuyển nữ Việt Nam phải vất vả cản phá.
Thủ môn Kim Thanh có ngày làm việc vất vả (Ảnh: VFF).
Phút 19, số 10 Wang Yanwen của đội tuyển nữ Trung Quốc có pha bứt phá tốc độ, xộc thẳng vào vòng cấm đội tuyển nữ Việt Nam nhưng cú sút cuối cùng của tiền đạo này đã đi vọt xà ngang.
Những phút sau đó, gần như toàn bộ các cầu thủ nữ Việt Nam lùi về phần sân nhà để bảo vệ khung thành. Tuy nhiên, những nỗ lực của đội chủ nhà cũng được đền đáp ở phút 41.
Chủ nhà Trung Quốc lấn lướt hơn về thế trận (Ảnh: VFF).
Xuất phát từ quả bấm bóng bổng của đồng đội, Zhang Xin xử lý bước một chuẩn xác bên góc trái trước khi dứt điểm tung lưới thủ môn Kim Thanh. Thủ thành của đội tuyển nữ Việt Nam đã chạm tay vào bóng nhưng không thể cứu thua.
Sang hiệp 2, HLV Mai Đức Chung có một vài sự thay đổi người giúp lối chơi của đội tuyển nữ Việt Nam khởi sắc hơn. So với hiệp 1, hiệp đấu này các cô gái Việt Nam tự tin cầm bóng, triển khai và dứt điểm về phía khung thành Trung Quốc.
Phút 55, Hải Yến chuyền bóng thuận lợi để Trúc Hương băng xuống phá bẫy việt vị và tung ra cú đá trúng cột dọc khung thành đội tuyển nữ Trung Quốc. Đây là cơ hội nguy hiểm nhất kể từ đầu trận với đoàn quân của HLV Mai Đức Chung.
Đội tuyển nữ Việt Nam giành ngôi á quân giải Tam hùng (Ảnh: VFF).
Thời gian còn lại đội tuyển nữ Việt Nam thi đấu rất cố gắng và có thêm một vài cơ hội nhưng không thể ghi bàn.
Trận đấu tưởng như kết thúc với tỉ số 1-0 nghiêng về đội tuyển nữ Trung Quốc thì ở phút 90+3, trong nỗ lực phòng ngự, Thu Thảo đã đưa bóng về lưới nhà, giúp Trung Quốc có chiến thắng 2-0 và giành chức vô địch.
U17 Việt Nam giành vé tham dự vòng chung kết giải U17 châu Á 2025 (Ảnh: Minh Quân).
Bước vào trận đấu này, hai đội bóng nhập cuộc khá thận trọng. Bản thân U17 Yemen cũng không có ý định đẩy cao đội hình. Tuy nhiên, ở phút 12, Thái Hòa đã mắc sai lầm mất bóng ở giữa sân, tạo điều kiện cho U17 Yemen phản công. Bóng được chuyền xuống cho Hamdi Abdulatef đối mặt với thủ môn. Cầu thủ này không mắc sai lầm nào, mở tỷ số trận đấu.
Sau bàn thua này, U17 Việt Nam dồn lên tấn công. Tới phút 30, chúng ta đã có bàn thắng gỡ hòa. Trung vệ Việt Anh đã tận dụng tình huống lộn xộn để sút tung lưới đối thủ.
U17 Việt Nam chủ động thủ hòa U17 Yemen ở trận này (Ảnh: Minh Quân).
Trong thời điểm cuối hiệp 1, U17 Việt Nam thi đấu khá chủ quan và mắc nhiều sai lầm. Rất may, chúng ta không bị thủng lưới. Phút 41, Hamdi Abdulatef đã đưa bóng vào lưới U17 Việt Nam nhưng trọng tài không công nhận bàn thắng vì lỗi việt vị.
Hiệp 2 diễn ra khá tẻ nhạt khi hai đội cũng không có ý định dồn lên tấn công. Trận đấu diễn ra khá nhàm chán khi hai đội chuyền khá nhiều ở sân nhà. Dù sao, kết quả hòa là đủ giúp cả hai đội cùng nhau đi tiếp. U17 Yemen đứng đầu bảng I với 7 điểm, còn U17 Việt Nam xếp thứ hai với 5 điểm.
Bảng xếp hạng bảng I (Ảnh: Wiki).
Bảng xếp hạng các đội nhì bảng ở vòng loại giải U17 châu Á (Ảnh: Wiki).
Ánh Nguyệt là VĐV Việt Nam đầu tiên thi đấu tại Olympic Paris 2024 (Ảnh: TS).
Cách đây 3 năm (Olympic Tokyo 2020 diễn ra trong năm 2021), Ánh Nguyệt là một trong những VĐV trẻ nhất của đoàn thể thao Việt Nam. Hiện tại, ở tuổi 23, cô gái này tiếp tục giành suất chính thức dự Olympic trên đất Pháp.
Thành tích tốt nhất mà Đỗ Thị Ánh Nguyệt có được cho đến trước khi Olympic Paris 2024 khởi tranh, đó là giành huy chương đồng (HCĐ) nội dung cung một dây tại giải vô địch châu Á 2019. Đây là nội dung mà cô tham dự ở Olympic Paris 2024.
Cũng trong năm 2019, Ánh Nguyệt góp công lớn giúp đội tuyển bắn cung Việt Nam giành huy chương vàng (HCV) nội dung đồng đội nữ, tại SEA Games lần thứ 30 trên đất Philippines.
Dĩ nhiên, từ đấu trường SEA Games, giải vô địch châu Á cho đến Olympic là hành trình dài, có khoảng cách khá xa. Thế nhưng, thời gian gần đây Ánh Nguyệt tiếp tục thi đấu tốt tại giải vô địch châu Á năm 2023, Asiad 19 (diễn ra năm 2023), giải vô địch thế giới và vòng loại Olympic. Đấy là tiền đề để cô gái này tự tin trước khi thi đấu ở Thế vận hội vào chiều 25/7.
Theo sắp xếp từ Ban tổ chức, Ánh Nguyệt được công bố mã số 29A, sẽ tranh tài với Pintaric Zana của Slovenia, mã số 29B, tổng cộng sẽ có 6 lượt bắn để tính điểm xếp hạng.
Lê Quốc Phong cũng sẽ thi đấu trong ngày 25/7 (Ảnh: World Archery).
Trong khi đó, với Lê Quốc Phong, anh cũng trẻ trung như Ánh Nguyệt. Lê Quốc Phong năm nay 24 tuổi. Điều đáng chú ý, anh chưa từng tham dự SEA Games.
Dù vậy, việc Lê Quốc Phong thi đấu tốt tại vòng loại Olympic Paris 2024, trước khi giành vé đến Thế vận hội là bất ngờ đối với nhiều người. Nhưng với riêng Ban huấn luyện đội tuyển bắn cung Việt Nam, thành tích này không bất ngờ, bởi họ hiểu năng lực của Lê Quốc Phong ở mức nào.
Thậm chí, Lê Quốc Phong còn được kỳ vọng sẽ tạo nên cú sốc ở trường bắn cung trên đất Pháp tại Thế vận hội mùa hè năm nay. Lê Quốc Phong được xếp thứ tự 32A, sẽ bắn cùng cung thủ người Ukraine Usach Mykhailo (19h30 ngày 25/7). Nội dung này cũng có 64 VĐV tham gia và sắp xếp của ban tổ chức cũng theo thứ tự điểm xếp hạng.
Ánh Nguyệt và Quốc Phong nỗ lực tập luyện chuẩn bị cho ngày thi đấu (Ảnh: TS).
Ngày 24/7, hai tay cung Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Lê Quốc Phong đã có buổi tập chính thức, kiểm tra cung tên tại trường bắn theo vị trí thi đấu.
Trường bắn nhiều gió và khá mạnh, thỉnh thoảng có mưa. Dù khi tập luyện ở nhà, ban huấn luyện đã sắp xếp cho các vận động viên tập luyện trong các điều kiện thời tiết khác nhau nhưng sang đây gió khá mạnh nên các vận động viên cũng gặp những khó khăn không nhỏ.
Theo HLV Ngô Hải Nam, đây là khó khăn chung không chỉ của riêng vận động viên Việt Nam mà còn là của các nước nên buộc các vận động viên phải chấp nhận và có hướng khắc phục. Hiện cả hai cung thủ đều có tinh thần tốt, sẵn sàng đua tài ở Olympic Paris 2024.
最新评论