Tại hội nghị, các thành viên Ban điều hành cùng các chuyên gia, đại diện các trường đào tạo trọng điểm về an toàn, an ninh thông tin (ATANTT) thuộc Đề án 99 đều có chung nhận định, trong năm 2017, các hoạt động của Đề án 99 đã tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Trong bối cảnh khó khăn chung của ngân sách nhà nước, các cơ quan, đơn vị đã cố gắng huy động kinh phí từ các nguồn khác nhau để thực hiện để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực về ATANTT phục vụ yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Cùng với đó, theo các đại biểu, công tác xã hội hóa việc triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 99, với sự tham gia của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin thu được nhiều kết quả khả quan, đáng khích lệ.
Theo dự thảo báo cáo tình hình triển khai Đề án 99 đến hết năm 2017 được ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục ATTT-Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ban điều hành trình bày tại hội nghị, trong giai đoạn 2014-2017, đã cử được 91 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về ATANTT ở nước ngoài, đạt 21,7% mục tiêu đặt ra đến năm 2020; trong đó có 63 Tiến sĩ (đạt 63% mục tiêu đặt ra đến năm 2020), 18 Thạc sĩ.
Về đào tạo ngắn hạn, trong giai đoạn 2014-2017, đã có 128 lượt cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài; và 4.600 lượt cán bộ làm về ATANTT và CNTT tại các cơ quan nhà nước được tập huấn, đào tạo ngắn hạn cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng.
Đối với nhiệm vụ đào tạo kỹ sư, cử nhân ATANTT trong nước, dự thảo báo cáo cho hay, đến hết năm 2017, cả 8 cơ sở đào tạo trọng điểm đã thực hiện tuyển sinh đào tạo hệ chính quy thạc sĩ, kĩ sư, cử nhân ATTT, trong đó riêng ĐH Bách Khoa Đà Nẵng tuyển sinh từ sinh viên năm thứ 4 CNTT sang học chuyên ngành an toàn mạng.
Ngoài các cơ sở đào tạo trọng điểm, một số cơ sở đào tạo khác như ĐH FPT; ĐH CNTT-TT, ĐH Thái Nguyên; ĐH Duy Tân; ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Công nghiệp thực phẩm cũng đã tuyển sinh đào tạo kỹ sư, cử nhân ATTT. ĐH Việt Pháp (USTH) đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục mở mã ngành để bắt đầu tuyển sinh từ 2018.
Theo thống kê, giai đoạn 2014-2017, đã có 953 kĩ sư, cử nhân, thạc sĩ về ATANTT tốt nghiệp (đạt 47,6% mục tiêu đặt ra đến năm 2020), trong đó có 31 kĩ sư, cử nhân tốt nghiệp loại giỏi và 562 kĩ sư, cử nhân tốt nghiệp loại khá. Đại diện Cục ATTT nhận định: “Đối với nhiệm vụ này, dự kiến đến năm 2020, việc hoàn thành mục tiêu đặt ra về số lượng là khả thi. Tuy nhiên, chất lượng đầu ra là yếu tố quan trọng cần quan tâm”.
![]() |
Cục ATTT cũng cho biết thêm, để nâng cao chất lượng đào tạo, từ năm 2017, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT triển khai lồng ghép các hoạt động đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ nhân lực, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh về ATANTT trong các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia, Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài.
Để đạt được những kết quả kể trên, Ban Điều hành Đề án 99 đã phát huy tốt chức năng điều phối, hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện dự án đầu tư; huy động được nhiều nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực trong và ngoài nước cùng tham gia; gắn kết các cơ sở đào tạo với nhau và với cộng đồng doanh nghiệp thông qua nhiều hoạt động như: hội thảo khoa học, trao học bổng, tọa đàm hướng nghiệp và hội chợ việc làm cho sinh viên. Hoạt động hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ATANTT cũng đã phát huy hiệu quả, đặc biệt là hoạt động hợp tác quốc tế với phía Nhật Bản.
" alt=""/>Trình độ nhân lực an toàn thông tin Việt Nam không thua kém thế giớiVới sự quan tâm đến tiền mật mã ngày càng gia tăng đã dẫn tới số lượng lớn các nhà đầu tư mới. Không giống các thị trường truyền thống, thị trường mới này có rất ít công cụ có thể giúp mọi người đưa ra những quyết định sáng suốt, với tình hình thực tế đã bắt đầu xác nhận các nạn nhân trong một môi trường đặc biệt bất ổn này.
Trong thông báo riêng, hãng Weiss Ratings và Intercontinental Exchange (NYSE: ICE) đã giới thiệu các công cụ tài chính mới để giúp các nhà đầu tư tìm duyệt thị trường tiền mật mã và đầu tư thông minh hơn.
Weiss Ratings, một tổ chức đánh giá độc lập của các tổ chức tài chính cho biết họ sẽ bắt đầu phát hành công cụ đánh giá tiền mật mã vào ngày 24/1/2018 để giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định sáng suốt.
ICE, nhà điều hành của một mạng lưới các sàn giao dịch chứng khoán, vừa có hợp tác với nhà cung cấp công nghệ blockchain, Blockstream để tung ra nguồn cung cấp dữ liệu tiền mật mã (Cryptocurrency Data Feed - CDF).
Weiss Ratings sẽ thực hiện đánh giá đối với Tiền mật mã
Được thành lập vào năm 1971, Weiss là một cơ quan đánh giá độc lập của các tổ chức tài chính. Weiss sẽ bắt đầu phát hành thư đánh giá đối với các loại tiền mật mã bao gồm Bitcoin, Ethereum, Ripple, Bitcoin Cash, Cardano, NEM, Litecoin, Stellar, EOS, IOTA, Dash, NEO, TRON, Monero, Bitcoin Gold và nhiều loại tiền ảo khác nữa.
![]() |
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực sự vào game lại khá khó vì tùy theo cường độ âm thanh mà bạn phát ra, nhân vật sẽ cần bật nhảy lên các mức độ cao khác nhau để tránh bị ‘lọt hố’ hay ‘dính chông’.
Vì vậy, để hoàn tất một màn không khác gì việc bạn phải “luyện thanh” cho thật nhuần nhuyễn: lúc thì cao vút, lúc thì trầm ấm như những ca sĩ thứ thiệt cả.
Về phần đồ họa, Don‘t Stop!Eighth Note được xây dựng trên 2 tông màu chủ đạo là đen trắng nên lối chơi phá cách chính là điểm nhấn mang lại những giờ phút giải trí đầy thú vị cho game.
Theo thông tin đăng tải thì trò chơi mới chỉ nâng cấp vào ngày 1 tháng 3 vừa qua. Người dùng Việt Nam lẫn thế giới đang rất hào hứng với trò chơi mang phong cách độc đáo này. Có người còn thử bật các chương trình có tiếng động khác để xem nhân vật của chúng ta có thể “tự” đi về đích được hay không.
Cùng xem những màn trải nghiệm game đầy hài hước của game đến từ các game thủ trên khắp thế giới nhé:
Cùng xem qua các video gameplay đầy hài hước của game đến từ các game thủ trên khắp thế giới nhé:
Link tải game: iOS – Android file APK
Kun
" alt=""/>Dân mạng phát sốt với tựa game khiến người chơi phải luyện thanh: Don‘t Stop! Eighth Note