Vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại khu ổ chuột ở Tondo, Manila hôm 24/11 (Ảnh: AFP).
Cảnh quay từ máy bay không người lái của Văn phòng Quản lý và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai Manila cho thấy ngọn lửa dữ dội hoàn toàn "nuốt chửng" những ngôi nhà tạm bợ đông đúc ở Isla Puting Bato, một khu vực tồi tàn ở Tondo, Manila.
Sở Cứu hỏa Manila thông báo vụ hỏa hoạn bùng phát lúc 8 giờ sáng 24/11 và kéo dài đến khoảng 4 giờ chiều. Cũng theo nguồn tin, khoảng 1.000 ngôi nhà tạm bợ như vậy đã bị thiêu hủy và khoảng 8.000 người phải di dời trong vụ hỏa hoạn này. Hiện vẫn chưa có báo cáo cụ thể về số người thương vong.
Các bức ảnh cho thấy người dân thoát khỏi đám cháy trên những chiếc bè tạm bợ trong khi những người khác tranh nhau vớt đồ đạc của mình.
Giới chức vẫn đang điều tra nguyên nhân hỏa hoạn nhưng các đám cháy ở khu ổ chuột ở Manila thường bùng phát do hệ thống dây điện hoặc bình gas bị sự cố.
Isla Puting Bato nằm ở quận Tondo, khu ổ chuột lớn nhất Manila với khoảng 654.220 người sống trong những ngôi nhà tạm tồi tàn trên những con phố đông đúc, gần một cảng thương mại sầm uất.
Elvira Valdemoro, một cư dân Manila 58 tuổi và chủ một cửa hàng đã rất đau khổ vì thiệt hại lớn. "Tôi cảm thấy tồi tệ vì chúng tôi không có kế sinh nhai và không có nhà. Mọi thứ đều không còn nữa. Chúng tôi không biết làm sao có thể kiếm ăn nữa. Chúng tôi đang ở trong tình trạng rất tồi tệ trong khi sắp đến Giáng sinh rồi", cô nói.
Thị trưởng Manila Maria Lacuna-Pangan đã đến thăm Isla Puting Bato hôm 25/11 và thăm hỏi những người dân tại đây. "Xin hãy kiên nhẫn. Chúng tôi sẽ tiếp tục đến để giúp đỡ. Không ai muốn điều này xảy ra", bà Lacuna-Pangan nói với người dân.
Theo CNN" alt=""/>Hỏa hoạn thiêu rụi hàng ngàn ngôi nhà tại khu ổ chuột lớn nhất ManilaCựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và thượng nghị sĩ J.D. Vance (Ảnh: Reuters).
Tại buổi khai mạc Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa trong tuần này, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức được đề cử làm ứng viên đại diện đảng ra tranh cử tổng thống vào cuối năm.
Nhân dịp này, ông cũng thông báo lựa chọn ông thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance làm ứng viên phó tổng thống liên danh tranh cử.
Với lựa chọn này, ông Trump đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng, nếu ông tái đắc cử, chính sách đối ngoại lấy nước Mỹ làm trọng tâm của ông sẽ tiếp tục có hiệu lực.
Từ một người từng công kích gay gắt cựu chủ nhân Nhà Trắng, thượng nghị sĩ Vance hiện giờ có quan điểm khá tương đồng với ông Trump, trong đó có chủ trương phản đối tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Ông cũng nhiều lần chỉ trích NATO và các thành viên châu Âu vì không chi đủ cho quốc phòng.
Ông Vance đã đưa ra một số bình luận khiến nhiều người lo ngại như Anh dưới sự lãnh đạo của Công đảng sẽ trở thành "quốc gia Hồi giáo thực sự đầu tiên có vũ khí hạt nhân"
Việc đề cử ông Vance đã dập tắt hy vọng của một số đồng minh của Mỹ rằng ông Trump có thể sẽ mềm mỏng hơn trong lập trường chính sách đối ngoại nếu tái đắc cử.
Hy vọng đó được thúc đẩy bởi chính ông Trump. Mặc dù ông thường xuyên nhắc lại tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt xung đột ở Ukraine, sẽ cắt viện trợ cho Ukraine nếu tái đắc cử và rằng ông sẽ không gửi thêm viện trợ cho Kiev, nhưng ông đã dừng việc kêu gọi các đồng minh của mình tại quốc hội chặn gói viện trợ mới trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine hồi đầu năm nay.
Kristine Berzina, chuyên gia về địa chính trị và an ninh, người đứng đầu Quỹ Marshall Đức thuộc chương trình Địa chiến lược phương Bắc của Mỹ, cho biết: "Ông ấy có thể kêu gọi các thành viên quốc hội không bỏ phiếu cho dự luật này, nhưng thay vào đó, ông ấy ngầm cho phép dự luật được thông qua".
"Vì vậy, có một cảm giác ở Washington rằng ông Trump đang ở trong thời điểm khá ủng hộ Ukraine, và ông ấy nên được hưởng lợi từ sự thay đổi đó, đặc biệt là khi xét đến mức chi tiêu quốc phòng cao hơn nhiều ở châu Âu hiện nay", bà bình luận thêm.
Tuy nhiên, với việc lựa chọn ứng viên liên danh tranh cử, ông Trump đã dập tắt những hy vọng này.
"Thượng nghị sĩ J.D. Vance dường như không quan tâm đến việc trở thành đồng minh tốt của châu Âu", bà Berzina nói.
Tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2, ông Vance đề xuất Ukraine nên đàm phán với Nga vì Mỹ và các đồng minh khác không có khả năng hỗ trợ nước này. Ukraine và NATO đã bác bỏ, vì điều đó có nghĩa là Kiev sẽ phải từ bỏ một số lãnh thổ.
Tại Munich, ông Vance đã bỏ qua một cuộc họp quan trọng giữa phái đoàn lưỡng đảng gồm các thượng nghị sĩ Mỹ và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói rằng ông không nghĩ mình sẽ học được điều gì mới ở đó. Ông đã tham dự một cuộc họp với ông Zelensky ở Washington vào tháng 12 nhưng rời đi sớm.
Xoay trục sang Trung Quốc
Ông Vance đã lập luận rằng Mỹ nên chuyển trọng tâm khỏi Nga và hướng tới Đông Á. Đầu tuần này, ông nói rằng cuộc chiến ở Ukraine phải đi đến một "kết thúc nhanh chóng" để Mỹ có thể tập trung vào "vấn đề thực sự là Trung Quốc".
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Vance cho biết đó là "mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ và người Mỹ hoàn toàn không để ý đến".
Trong một bài viết đăng trên New York Timesvào tháng 4, ông Vance cũng lập luận rằng những nỗ lực của Mỹ nhằm cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine có thể gây bất lợi cho khả năng phòng thủ của Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công hòn đảo.
"Những vũ khí này không chỉ cần thiết cho Ukraine. Nếu Trung Quốc nhắm đến Đài Loan, hệ thống tên lửa Patriot sẽ rất quan trọng đối với quốc phòng của họ", ông viết.
Không chỉ riêng ông Vance cho rằng Đông Á, và cụ thể là Trung Quốc, đặt ra mối đe dọa lớn, nếu không muốn nói là lớn hơn, đối với Mỹ so với Nga. Trevor McCrisken, một chuyên gia chính sách đối ngoại Mỹ và phó giáo sư tại Đại học Warwick, cho biết có sự đồng thuận giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất trên trường quốc tế đối với lợi ích của Mỹ.
"Chỉ là hầu hết đảng viên Dân chủ và đảng viên Cộng hòa ôn hòa hơn đều tin rằng Nga cũng mối đe dọa", ông nói.
Trong mắt hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây, các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga song hành với nhau. Chỉ tuần trước, các nhà lãnh đạo NATO cáo buộc Bắc Kinh thúc đẩy cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Đó có thể coi là cáo buộc gay gắt nhất của NATO về mối liên hệ của Bắc Kinh với chiến sự Nga - Ukraine. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ và chỉ trích.
Sam Greene, giám đốc Chương trình phục hồi dân chủ tại Trung tâm phân tích chính sách châu Âu (CEPA) và là giáo sư về chính trị Nga tại Cao đẳng Hoàng gia London, cho biết việc đề cử ông Vance sẽ giúp các đồng minh của Mỹ hiểu rõ rằng sự chuyển dịch sang chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa theo kiểu ông Trump có khả năng sẽ mang tính lâu dài hơn.
Ông cho biết: "Khi ông Trump còn là tổng thống, tôi nghĩ người châu Âu đã coi đây là sự chịu đựng 4 năm, sau đó thở phào nhẹ nhõm khi ông Biden đắc cử và nghĩ rằng mọi việc sẽ trở lại bình thường. Nhưng hiện giờ tôi nghĩ rằng mọi người bắt đầu nhận ra suy nghĩ đó là điều viển vông".
Ông Greene cho biết, tác động của sự thay đổi này vẫn rõ ràng ngay cả khi Nhà Trắng vẫn dưới sự kiểm soát của đảng Dân chủ. Tổng thống Joe Biden đã gặp rất nhiều khó khăn để gói viện trợ mới nhất cho Ukraine được quốc hội thông qua, buộc các đồng minh châu Âu của Ukraine phải bắt đầu nghĩ đến phương án B.
Sự chậm trễ ban đầu trong việc phê duyệt gói viện trợ đã dẫn đến một sáng kiến do Séc dẫn đầu nhằm tìm kiếm và tài trợ các nguồn đạn dược thay thế nguồn cung từ Mỹ cho Ukraine, cùng với các nỗ lực nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ ở nơi khác.
"Mỹ đang mất dần tín nhiệm trong việc lãnh đạo châu Âu, đây là một thực tế mà người châu Âu đã và đang làm quen", ông Greene nhận định.
Nếu ông Trump chọn một người có lập trường chính sách đối ngoại truyền thống hơn làm ứng cử viên phó tổng thống, như cựu đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley, các đồng minh của Mỹ có thể hy vọng rằng đảng Cộng hòa trong tương lai có thể quay trở lại với cái mà ông Greene gọi là "sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương".
"Thực tế, chúng ta không chỉ nhìn vào một chính quyền Donald Trump khác mà còn nhìn vào tương lai của đảng Cộng hòa do những người như ông J.D. Vance dẫn dắt đó là viễn cảnh đáng lo ngại hơn nhiều đối với châu Âu", ông nói.
Hải Đăng - Anh Ngọc
Theo Washington Post" alt=""/>Lựa chọn "phó tướng" của ông Trump có thể khiến châu Âu bất anUAV Dovbush T10 của Ukraine (Ảnh: Kyiv Post).
Kyiv Postđăng tải đoạn video do chuyên gia chuyên gia công nghệ điện tử người Ukraine Serhii Beskrestnov cho thấy UAV Dovbush T10 do Kiev thiết kế và sản xuất đã được cải tiến để mang và phóng tới 6 máy bay không người lái tấn công tự sát góc nhìn thứ nhất (UAV FPV).
Cơ chế này biến Dovbush T10 có khả năng tác chiến như tàu sân bay trên không. Trước đó, Dovbush có nhiệm vụ chủ yếu là nền tảng trinh sát. Nhờ được trang bị tính năng mới, UAV này đã trở thành một loại vũ khí tấn công.
Dovbush T10 sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm mục tiêu. Sau khi tìm thấy, nó sẽ thả UAV FPV ra để tấn công.
Dovbush T10 có tầm hoạt động 40km và được cho là có chứa phần mềm và các thiết bị khác giúp nó chống lại các biện pháp tác chiến điện tử của Nga và hệ thống phòng không của đối phương.
Nó sử dụng cả hệ thống dẫn đường quán tính và dựa trên định vị GPS/GLONASS, cũng có khả năng chống nhiễu. Động cơ điện có độ ồn thấp kết hợp với việc sử dụng vật liệu "tàng hình" khiến việc phát hiện trong khi bay thậm chí còn khó khăn hơn.
Trong vai trò "tàu sân bay trên không", UAV vẫn giữ được hệ thống quang học, tầm nhìn hồng ngoại và các hệ thống cảm biến khác có độ phân giải cao để trinh sát. Điều này, kết hợp với hệ thống liên lạc tầm xa an toàn, cho phép UAV truyền dữ liệu và video theo thời gian thực đến các nhà điều hành mặt đất.
UAV này cũng được cho là được trang bị phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) giúp phân tích mục tiêu và nhận dạng tự động.
UAV FPV gắn dưới cánh Dovbush T10 cũng được trang bị hệ thống chống tác chiến điện tử chống lại sự phát hiện và gây nhiễu radar của Nga và có thể mang theo nhiều loại đạn xuyên giáp, nhiệt áp hoặc nhiệt nhôm.
Từ cuối năm 2022, Nga tuyên bố đã phát triển một công nghệ có thể thu các phương tiện bay không người lái (UAV) vào khoang chứa trên máy bay, đồng thời thả chúng ra để làm nhiệm vụ tấn công.
Hồi tháng 9, công ty Berkut có trụ sở tại Cộng hòa Buryatia thuộc Nga tuyên bố đã chế tạo ra một UAV mới mang tên Burya-20. Đây là UAV cỡ lớn có khả năng phóng ra các UAV góc nhìn thứ nhất (UAV FPV) cỡ nhỏ hơn.
Nga trang bị cho UAV "tàu mẹ" công nghệ "thị giác máy", giúp UAV có khả năng kiểm tra, xem xét và phân tích tự động dựa trên hình ảnh, từ đó đưa ra quyết định có liên quan.
Sự xuất hiện của những công nghệ mới này đến trong bối cảnh UAV đang trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động tác chiến trong tương lai. Các cuộc xung đột gần đây cho thấy vai trò quan trọng, thậm chí thay đổi cuộc chơi của các UAV.
Năng lực thực hiện các vụ tấn công theo cơ chế bầy đàn ồ ạt vào mục tiêu đối thủ có thể tạo ra lợi thế không nhỏ cho một nền quân đội. Cơ chế "tàu sân bay trên không" có thể thực hiện việc này.
Với cơ chế "tàu sân bay trên không", các UAV đóng vai trò "tàu mẹ" sẽ có thể ở bên ngoài tầm tấn công của đối thủ, giúp người điều khiển điều phối hoạt động của các UAV nhỏ tùy thuộc vào tình hình trên thực tế.
Theo Kyiv Post" alt=""/>Ukraine phát triển UAV như "tàu sân bay trên không"