![]() |
Ông Kidong Park, đại diện WHO tại Việt Nam |
Tại buổi làm việc, đại diện WHO và CDC đều nhấn mạnh đến 4 yếu tố trong việc kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron, bao gồm:
Thứ nhất, tăng cường giám sát và xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh có biến chủng mới Omicron.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bao phủ vắc xin phòng Covid-19.
Thứ ba, tăng cường hệ thống y tế, chú trọng y tế cơ sở nhằm nâng cao năng lực điều trị trong tình huống ca bệnh tăng cao, trong đó có F0 mang biến chủng Omicron.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống dịch, công bố thông tin rộng rãi về kết quả giải trình tự gene các ca bệnh Covid-19 để các nhà khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về biến chủng mới.
Lãnh đạo Bộ Y tế cùng đại diện WHO, CDC Hoa Kỳ Khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam thống nhất sẵn sàng chia sẻ và cập nhật kết quả giải trình tự gene các ca bệnh Covid-19 để có thêm thông tin, cùng tìm phương pháp ứng phó. Đồng thời, thống nhất quan điểm tiếp tục đẩy nhanh công tác tiêm chủng, ưu tiên đối tượng nguy cơ cao, đảm bảo tiêm chủng an toàn.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin thêm, đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 120 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, tiến độ tiêm tiếp tục được đẩy nhanh, công tác tiêm chủng vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi đang được thực hiện tại hơn 30 tỉnh, thành phố. Yêu cầu hàng đầu trong tiêm chủng là đảm bảo an toàn.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng cũng cho biết, hiện chưa có bằng chứng để kéo dài thời gian cách ly phòng chống dịch. Về điều trị, Bộ Y tế và các bên đã bàn bạc theo tinh thần tăng cường năng lực y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, đẩy mạnh mô hình điều trị tháp 3 tầng.
“Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC trong công tác phòng chống dịch Covid-19, cũng như trong ứng phó với biến chủng mới. Người dân cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tuy nhiên không nên quá hoang mang, lo lắng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nguyễn Liên
Biến thể B.1.1.529 (biến thể Omicron) đang lây lan rất nhanh tại Nam Phi, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần đã trực tiếp xoá sổ làn sóng dịch do chủng Delta gây ra từ tháng 2/2021 đến nay tại nước này.
" alt=""/>Bộ Y tế họp với WHO và CDC Hoa Kỳ, tìm giải pháp ứng phó biến thể OmicronĐến tháng 11/2021, sau 6 năm, dây nối của buồng truyền bị đứt, trôi theo mạch máu và bị kẹt lại ở trong tim. Bệnh nhân nhập viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), được các bác sĩ thăm khám kĩ lưỡng, xác định đây là biến chứng nguy hiểm. Kíp bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành can thiệp lấy dị vật và buồng truyền dưới da cho bệnh nhân.
Theo ThS.BS Thân Văn Sỹ, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ê-kíp đã sử dụng dụng cụ can thiệp đưa vào buồng tim, lấy dị vật ra ngoài chỉ trong vài phút. Sau can thiệp, tình trạng người bệnh hoàn toàn ổn định, dự kiến sẽ được xuất viện trong một hai ngày.
Các bác sĩ trong ca phẫu thuật lấy dị vật cho người bệnh - Ảnh: BVCC
TS.BS Lê Thanh Dũng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, dị vật trong tim và mạch máu rất hiếm gặp, tuy nhiên gần đây phổ biến hơn do việc sử dụng ngày càng nhiều dụng cụ, thiết bị trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý.
Những dị vật này có nhiều kích thước to, nhỏ, hoặc có độ cứng, sắc cạnh khác nhau. Vì vậy, chúng có thể không gây ra triệu chứng gì, cũng có thể gây ra huyết khối, tắc mạch, đâm thủng thành mạch, tổn thương tim, van tim, thậm chí dẫn đến rối loạn nhịp tim.
“Ngày nay, với các dụng cụ hiện đại, hầu hết dị vật trong tim và mạch máu đều có thể lấy ra khỏi cơ thể chỉ qua một vết chọc rất nhỏ trên da”, TS Dũng thông tin.
Tuy nhiên, TS cũng nhấn mạnh, việc lấy bỏ dị vật trong lòng tim, mạch máu phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm để tránh gây ra tổn thương thêm cho tim và mạch máu. TS khuyến cáo người dân nếu gặp phải một trong những trường hợp trên, cần tới cơ sở y tế có chuyên môn sâu để được điều trị kịp thời.
Nguyễn Liên
Nếu không được phẫu thuật kịp thời, người bệnh có thể gặp tình trạng áp xe trung thất, là bệnh lý nhiễm khuẩn gây tổn thương các tạng, nguy cơ dẫn đến tử vong.
" alt=""/>Người phụ nữ 54 tuổi có dị vật mắc kẹt trong timNhững chiếc xe ô tô ngày càng được trang bị nhiều công nghệ hơn và các nhà sản xuất xe hơi đang tìm kiếm những cách thức mới để tạo ra doanh thu. Đây chính là mảng mới của các nhà sản xuất, khi họ không chỉ kiếm tiền từ việc bán xe.
Các hãng xe đang đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống thông tin giải trí và các công nghệ trên xe hơi không chỉ để phục vụ nhu cầu người dùng, mà còn bởi tiềm năng việc cung cấp dịch vụ trực tuyến có thể mang lại lợi nhuận lớn. Trong tương lai, lợi nhuận từ các dịch vụ này có thể cạnh tranh lợi nhuận từ việc bán xe.
Bảng điều khiển, nơi trước đây chỉ sử dụng để kiểm tra tốc độ hay điều chỉnh radio đã trở thành mảnh đất có giá trị nhất, khi các nhà sản xuất xe hơi đang tìm cách tạo ra các doanh thu mới thông qua các dịch vụ, tính năng và nâng cấp được phân phối không dây.
Nguồn thu của các hãng xe và đối tác đến từ việc nâng cấp ứng dụng trên bảng điều khiển cho đến phần mềm của các bộ điều khiển điện tử để lập trình lại các chức năng trên xe, tương tự như cách mà Google, Apple kiếm tiền từ người dùng.
Theo báo cáo công bố cuối năm 2020 của Fortune Business Insights, quy mô thị trường xe hơi được kết nối (Connected Car) dự kiến đạt 48,77 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 26,3%. Năm 2019, ngành công nghiệp ô tô kết nối được định giá khoảng 14,34 tỷ USD.
Sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực điện tử ô tô sẽ giúp thị trường này đạt được những tầm cao trong những năm tới. Hệ thống kết nối không dây trên ô tô đang là xu hướng có sức hút đáng kể trong ngành công nghiệp ô tô ngày nay.
Thực tế cho thấy các nhiều nhà sản xuất xe hơi đang kiếm tiền từ các hệ thống kết nối của mình. Chẳng hạn, Tesla từng cho phép người dùng cập nhật khả năng tăng tốc cho chủ sở hữu Tesla Model 3 với khoản phí 2.000 USD. Thậm chí, khách hàng của hãng xe này có thể nâng cấp tính năng tự lái (khi tính năng này khả dụng) với mức phí khoảng 7.000 USD.
Các hãng xe Đức cũng nhập cuộc và đang mở rộng các dịch vụ kỹ thuật số trên các dòng xe đời mới. BMW cung cấp trên Connected Drive gói nâng cấp cập nhật bản đồ qua mạng và xử lý giọng nói trực tuyến với mức giá 279 Euro. Mercedes-Benz cũng cho phép các chủ sở hữu xe AMG lưu giữ liệu chặng đua với gói Track Pace trị giá 297 Euro. Dù nhiều khách hàng còn phản ứng với việc phải trả tiền để sử dụng các hệ thống trên xe hơi nhưng điều này cho thấy thị trường công nghệ trên xe hơi vô cùng rộng mở.
Các nhà sản xuất phải thay đổi mô hình
Xu hướng mới buộc các nhà sản xuất phải thay đổi mô hình |
Nhu cầu tìm kiếm thêm doanh thu ngày càng cấp thiết hơn khi sản xuất ô tô toàn cầu đi ngang; các quy định cũng như thói quen sở hữu mới cũng đe dọa mô hình kinh doanh truyền thống.
"Cổ phiếu và tính năng di chuyển (mobility) sẽ làm giảm doanh số bán xe tiêu chuẩn, vì vậy các nhà sản xuất ô tô cần tìm cách kiếm tiền từ những chiếc xe sau khi bán”, một chuyên gia cho biết.
Các bản cập nhật qua mạng (OTA) đã mở ra một khả năng tạo doanh thu mới cho các nhà sản xuất xe hơi. Theo một nghiên cứu của IHS Markit, sẽ có hơn 350 triệu xe có khả năng nâng cấp OTA vào năm 2025. Tuy nhiên, để phát huy các tiềm năng của thị trường này, các hãng xe phải cải tiến kiến trúc điện tử của mình. Đối với các nhà sản xuất truyền thống, các công nghệ phần mềm điện tử mới được xem là tiện ích bổ sung, do đó khi nó trở nên quan trọng, các hãng xe phải ưu tiên các kiến trúc mới.
Chìa khóa để khai thác doanh thu này là mạng 5G, khi công nghệ này cho phép nhiều thông tin được truyền tải nhanh hơn. Công ty nghiên cứu Gartner cho biết đến năm 2023, các ứng dụng ô tô sẽ chiếm tới 53% dữ liệu IoT được truyền qua 5G.
Vishnu Sundaram, người đứng đầu bộ phận viễn thông tại Harman cho biết: “Khi mô hình doanh thu đang dịch chuyển sang sau khi bán thì các kết nối liền mạch sẽ là yếu tố then chốt cho các luồng doanh thu đó".
Ở thời điểm hiện tại, khi người dùng vẫn còn phản ứng với việc trả phí cho những ứng dụng kết nối trên xe hơi, các chuyên gia cho biết mô hình chia sẻ doanh thu sáng tạo có thể giảm bớt chi phí chi trả xuống.
Xe hơi kết nối (Connected Cars) là khái niệm chỉ những chiếc xe được kết nối mạng, có thể giao tiếp hai chiều với các hệ thống khác bên ngoài ô tô. Điều này cho phép xe chia sẻ truy cập internet và do đó là dữ liệu, với các thiết bị khác cả bên trong và bên ngoài xe" alt=""/>Công nghệ trên xe hơi sẽ là mảnh đất mới để các hãng kiếm tiền