Trước hết, nẻ môi chính xác là gì?
Nẻ môi, còn gọi là viêm môi, có thể do nhiều tác nhân, Erum Ilyas, bác sĩ da liễu ở Pennsylvania nói. "Khi nói đến “nẻ môi”, hầu hết mọi người đều nghĩ đến viêm môi. Đây là tình trạng môi nứt nẻ do quá khô".
Da trên môi là một trong những vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể và tiếp xúc nhiều nhất với môi trường. Môi không có mật độ các tuyến nhờn như da bình thường và luôn tiếp xúc với các yếu tố môi trường như liếm môi, mỹ phẩm và thời tiết lạnh. "Tất cả những yếu tố này có thể làm khô hàng rào bảo vệ da, dẫn đến kích ứng, viêm và bong tróc.
Những nguyên nhân chính gây nẻ môi
Khi thời tiết lạnh và khô, lớp da mỏng trên môi có xu hướng khô nhanh hơn các vùng khác. Điều này có thể làm cho đôi môi trông nứt nẻ, bong vảy, và thô ráp ở một số chỗ, có thể thực sự không thoải mái, BS. Ilyas giải thích. Nhưng thời tiết không phải lúc nào cũng là nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ. Khi có kích thích từ một sản phẩm hoặc dị ứng, được gọi là viêm môi tiếp xúc, môi cũng có thể bị viêm. Những phản ứng dị ứng này thường do các sắc tố trong son môi, nước hoa và hương liệu trong thực phẩm. Bạn có thể làm test miếng dán tại cơ sở da liễu để xem đó có phải là nguyên nhân hay không.
Nhưng kích ứng cũng có thể đến từ các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày. "Tôi thấy rằng khi bệnh nhân sử dụng các sản phẩm trị mụn, họ thường vô tình để dính lên môi", BS. Ilyas nói. "Những sản phẩm này được thiết kế để tẩy tế bào chết của da nhằm cải thiện mụn. Nếu chúng dính lên môi, môi sẽ bị khô và nứt". Hãy thoa mỡ dầu mỏ trắng hoặc sáp môi trước khi bôi các sản phẩm có công thức chứa axit salicylic. Sáp môi có công dụng như một hàng rào bảo vệ trên môi để tránh kích ứng".
Và nếu bạn có tiền sử tổn thương do ánh nắng, môi cũng có thể hấp thụ nhiệt. Ở người lớn bị nhiều tổn thương do ánh nắng qua nhiều năm, không có gì lạ khi bệnh nhân lo ngại về “nẻ môi”, có thể ở một chỗ hoặc theo toàn bộ môi dưới quanh năm.
Không may là điều này có thể là dấu hiệu của những thay đổi tiền ung thư đối với môi, được gọi là viêm môi quang hóa, vì vậy bạn sẽ muốn được kiểm tra bởi một bác sĩ. Điều này rất quan trọng để xem xét khi chúng ta cần điều trị những tổn thương nền để cải thiện kết cấu và vẻ ngoài của làn môi. Cách điều trị phổ biến là liệu pháp lạnh, thuốc hóa trị tại chỗ, hoặc liệu pháp quang động.
Làm thế nào để ngăn ngừa môi nứt nẻ?
Trong những trường hợp nhẹ, da môi có thể tự sửa chữa. Tuy nhiên, trong trường hợp kích ứng đáng kể, môi có thể cần sự giúp đỡ bên ngoài để sửa chữa hàng rào da bị hư hỏng. Một nguyên tắc chung là giữ cho môi luôn ẩm trong suốt cả ngày để tránh khô ngay từ đầu. Thường xuyên thoa son dưỡng có chứa các thành phần các chất khóa ẩm, như lanolin trong Aquaphor, mỡ petrolatum trắng trong Vaseline, hoặc đơn giản là sáp ong, sẽ giúp bảo vệ da môi và làm cho chúng hiệu quả hơn.
Cách dễ nhất để kết hợp dưỡng ẩm thêm là tạo thói quen luôn thoa kem dưỡng môi trước khi đi ngủ để sửa chữa đôi môi qua đêm. Bạn cũng có thể thêm máy phun ẩm vào thói quen đi ngủ để phục hồi độ ẩm cho không khí. Điều này cũng sẽ giúp những người có xu hướng thở qua miệng vào ban đêm. Những người này cũng dễ bị nẻ môi hơn.
Bạn cũng nên sử dụng một công thức điều trị với kem chống nắng, như EltaMD UV Lip Balm Broad Spectrum SPF 31, ngay cả vào mùa đông. Điều quan trọng là sử dụng SPF bổ sung nếu da bị viêm và bạn nghĩ rằng bạn có thể bị phơi nắng nhiều. Nếu da môi khô, nứt nẻ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời, chúng có thể dễ dàng bị bỏng nắng và có thể gây phồng rộp. Nếu môi bị khô, những nốt phồng rộp hoặc loét sẽ dễ lan rộng trên nền môi khô nứt nẻ.
Thường xuyên tẩy tế bào chết có thể giúp giảm bong vảy ở môi, nhưng đừng lạm dụng. Nếu nhìn thấy môi bong vảy, điều đầu tiên nên làm là cung cấp cho da những gì nó cần, đó là nước. Sau khi dưỡng ẩm môi, nếu vẫn còn vảy, bạn có thể tẩy tế bào chết nhẹ nhàng."
Chỉ cần chắc chắn sau khi tẩy da chết hãy thoa sáp dưỡng môi hoặc chất giữ ẩm tương tự có thành phần dưỡng, như dầu hạnh nhân hoặc vitamin E, cả hai đều được biết đến với đặc tính liền vết thương, chống viêm và giữ ẩm. Da thô còn lại sẽ cần được bảo vệ để giúp da môi liền.
Cẩm Tú
Theo Allure
" alt=""/>Làm thế nào để có làn môi mềm mại trong suốt mùa đông?Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Taste).
Phòng ngừa bệnh tim mạch
ThS.BS CKII Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, tỏi giúp làm giảm một nửa nguy cơ đau tim và đột quỵ, do có tác dụng làm giảm xơ vữa động mạch (do làm giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt), hạ triglycerid, ức chế tích tụ tiểu cầu gây đông máu. Theo các nghiên cứu, tỏi có thể giảm 38% nguy cơ mắc bệnh tim, giảm hơn 50% nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Giảm huyết áp
Có đến gần 25% người trưởng thành bị tăng huyết áp. Tỏi còn có tác dụng giảm huyết áp do giảm độ nhớt của máu. Lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng giãn cơ, giãn mạch máu, từ đó giúp giảm huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ huyết áp.
Giảm đường máu
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ. Ngược lại, tỏi giúp hạ đường huyết tự nhiên, giảm mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ.
Tỏi giúp loại bỏ chì khỏi cơ thể
Không những vậy, tỏi còn giúp cải thiện các triệu chứng do ngộ độc chì.
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày.
Theo BS Nam, bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Đồng thời, germanium và selen trong tỏi giúp chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Về khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, các hoạt chất trong tỏi có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50%. Tỏi có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư như ung thư vú, dạ dày, vòm họng, đại tràng, thực quản, tuyến tiền liệt, gan, bàng quang…
Phòng ngừa cúm
Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.
Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm, giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Cải thiện chức năng xương khớp
Các chất trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme... có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn thoái hóa xương, nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.
Với phụ nữ, việc ăn tỏi giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.
Cường dương
Tỏi giúp tăng khả năng tình dục ở nam giới , đặc biệt là những người nhược dương hay liệt dương nhờ sản sinh ra men nitric oxide synthase, cần cho sự cương cứng. Ăn 1-2 nhánh tỏi/ngày liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ giúp tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch.
Chất creatinine và allithiamine được tạo bởi vitamin B1 và allicin của tỏi là thành phần chính tham gia vào hoạt động cơ bắp, nâng cao thể lực cho nam giới.
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Tỏi giúp bảo vệ tế bào não chống lại quá trình lão hóa, làm giảm cholesterol, hạ huyết áp. Vì thế, ăn tỏi sống mỗi ngày giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về thần kinh như bệnh mất trí nhớ alzheimer.
Làm đẹp da
Allicin trong tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và cản trở hoạt động của gốc tự do, giúp phòng ngừa mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác.
" alt=""/>Loại gia vị rẻ tiền đặc biệt tốt cho sức khỏe, nhất là với nam giớiTuy có ngoại hình nhỏ bé, nhưng ít ai biết chim bồ câu được xếp vào hàng "thượng phẩm". Bởi chúng có chứa nguồn dinh dưỡng đa dạng bậc nhất trong nhóm "thú - cầm - điểu".
Trong đời sống, thịt chim bồ câu vừa là thuốc, vừa là thực phẩm vì có vị ngon và bổ dưỡng. Theo bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Trường Thi, các bà nội trợ có thể kết hợp với thịt chim với những vị thuốc bổ để tạo bài món ăn/bài thuốc độc đáo.
Chim bồ câu hầm thuốc Bắc là món ăn rất thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người sau khi ốm nặng. Ngoài ra, món ăn này cũng đáp ứng nhu cầu dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe của mọi người.
Chim bồ câu hầm thuốc Bắc cần các vị thuốc như: Đẳng sâm, đương quy, đại táo, hạt sen, ý dĩ, kỷ tử, hoài sơn, thục địa.
Mang công dụng bổ khí huyết, giúp da dẻ hồng hào, tinh thần minh mẫn, sức đề kháng tốt. Và kiện tỳ, giúp kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng, tăng cường sức đề kháng.
Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Trường Thi cũng nhấn mạnh, nhóm người được khuyến khích dùng thịt chim bồ câu bao gồm:
- Người có sức đề kháng yếu, hay ốm bệnh.
- Người khí huyết hư suy, huyết áp thấp, hay hoa mắt chóng mặt, đau đầu, da dẻ xanh xao.
- Người gầy yếu, người sau ốm nặng và phụ nữ sau sinh.
- Người muốn bồi bổ, tăng cường sức khỏe.
Liệu có đúng "1 cắc thắng 9 kê"?
Về câu nói "1 cắc thắng 9 kê", nghĩa là 1 con chim bồ câu có thể tốt hơn 9 lần con gà, vị chuyên gia chia sẻ: "Câu nói này cũng không hoàn toàn đúng vì thịt gà có lợi thế về protein và chất béo cao hơn chim bồ câu".
Protein trong thịt gà là 19,3g/100g còn thịt bồ câu là 16,5g/100g. Hàm lượng mỡ gà là 9,4g/100g, còn thịt bồ câu là 14,2g. Tuy nhiên, chim bồ câu có hàm lượng vitamin và khoáng chất nổi trội hơn.
Trong đó, hàm lượng canxi trong thịt bồ câu là 30mg/100g, thịt gà là 9mg/100g. Hàm lượng vitamin B2 của thịt bồ câu là 0,20mg/100g, thịt gà là 0,09mg/100g. Hàm lượng sắt của thịt bồ câu là 3,8mg/100g, thịt gà là 1,4mg/100g.
Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Trường Thi chia sẻ: "So với gà thì chim bồ câu thường sống tự nhiên nên rất khó để chăn nuôi sinh sản trên quy mô lớn như gà. Câu nói 1 cắc thắng 9 kê cũng chỉ là 1 cách cường điệu hóa, đánh giá ưu tiên cho thịt chim bồ câu mà thôi".
Nhóm người nên thận trọng khi ăn chim bồ câu
Chim bồ câu dù rất ngon và giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Những người bị dị ứng với thịt chim hoặc những người có bệnh tim, huyết áp cao nên hạn chế ăn chim bồ câu.
Nguyên nhân là vì thịt chim bồ câu có chứa nhiều chất béo và cholesterol, đặc biệt là trong da và mỡ của chim. Những chất này có thể gây tắc động mạch và tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Ngoài ra, cần lưu ý lựa chọn nguồn gốc của chim bồ câu. Nếu chim được nuôi trong môi trường ô nhiễm hoặc chứa độc tố, thì việc ăn chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
Bồ câu, còn được gọi là chim câu hay bồ câu nhà, là một loài chim gáy và được nuôi rộng rãi bởi nhân dân.
Loài này có nhiều giống khác nhau về kích thước và màu sắc, được phân thành các nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Trong số này, bồ câu thịt là loại được sử dụng phổ biến như một nguồn thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.
Trong Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú. Phụ nữ nếu biết tận dụng lợi ích của chim bồ câu, có thể bổ sung khí huyết, tăng cường trí nhớ...
Chim bồ câu bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều, bởi chúng có hàm lượng chất béo cao. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con.
" alt=""/>Lý do chim bồ câu được mệnh danh bổ gấp 9 lần thịt gà và lưu ý khi dùng