"Những gì tôi từng nói dường như bị cho là xem nhẹ các quy định mà người dân đã làm mọi cách để tuân thủ. Đó không bao giờ là ý định của tôi”, cố vấn của Thủ tướng Johnson nói trong nước mắt. “Tôi sẽ ân hận vì những lời nói đó đến suốt cuộc đời. Xin được gửi lời xin lỗi chân thành đến tất cả các bạn".
![]() |
Bà Allegra Stratton rơi nước mắt khi tuyên bố từ chức. Ảnh: The National |
Truyền thông Anh đưa tin, động thái từ chức của bà Stratton diễn ra sau khi một đoạn video ghi lại cảnh bà cười đùa về một "bữa tiệc" được tổ chức ở dinh thủ tướng bị rò rỉ và được kênh truyền hình ITV phát sóng công khai.
Nội dung đoạn video là một cuộc diễn tập họp báo giữa các cố vấn của Thủ tướng Johnson, được tổ chức vào ngày 22/12/2020. Bà Stratton, khi đó là thư ký báo chí của thủ tướng Anh, đứng trên bục, trong khi các cố vấn bên dưới đóng vai phóng viên và đặt câu hỏi với bà.
Khi nhận được câu hỏi về thông tin một bữa tiệc diễn ra ở dinh thủ tướng được lan truyền trên mạng xã hội, bà Stratton đáp rằng: "Lúc đó tôi đã về nhà mất rồi", song đã ngập ngừng đôi chút.
Một người khác đặt câu hỏi, liệu Thủ tướng Johnson có đồng ý tổ chức tiệc Giáng sinh ở dinh thủ tướng hay không. Một trợ lý khác nói đùa: "Đó không phải là tiệc. Đó chỉ là rượu và pho mát thôi".
Bà Stratton bật cười và tiếp lời: "Là rượu và pho mát ư? Bữa tiệc tưởng tượng này chỉ là một cuộc họp về công việc... và nó còn không tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội".
Bà Allegra Stratton nói đùa về bữa tiệc Giáng sinh trong cuộc diễn tập họp báo hôm 22/12/2020. Video: ITV
Vào thời điểm đó, Anh còn duy trì những quy định hạn chế, giãn cách xã hội nghiêm ngặt do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Vì vậy, lời nói đùa từ nữ cố vấn không khác gì “xát muối” vào nỗi đau tinh thần của hàng chục triệu người dân Anh, những người không thể gặp gỡ gia đình và bạn bè thân thiết vào dịp Giáng sinh.
Sự việc càng được chú ý do thời gian gần đây, truyền thông Anh liên tục tiết lộ nhiều buổi tiệc Giáng Sinh, với số người tụ tập từ 40 đến 50, đã được bí mật tổ chức ở dinh thủ tướng hồi năm ngoái.
Trước những chỉ trích và yêu cầu giải thích từ giới chính khách và dư luận trong nước, Thủ tướng Johnson và các cố vấn phải vất vả thanh minh rằng họ không phá vỡ bất kỳ quy định an toàn nào, cũng như không có bữa tiệc nào được tổ chức trong dinh thủ tướng.
Riêng về đoạn video liên quan đến bà Stratton, Thủ tướng Anh đã đích thân xin lỗi về câu nói đùa thiếu tế nhị trên.
>>> Đọc tin thế giới 24h trên VietNamNet
Việt Anh
Dư luận Anh đang xôn xao bàn luận trước thông tin Chủ tịch Hạ viện Sir Lindsay Hoyle đang cân nhắc cho triển khai chó nghiệp vụ cảnh sát ở tòa nhà quốc hội.
" alt=""/>Trợ lý Thủ tướng Anh từ chức trong nước mắt vì một câu nói đùaĐây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thực hiện việc này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, dù Thông tư số 22 về quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 25/8/2014, nêu rõ: “Đề thi và đáp án của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia phải được công bố trên website Bộ GD-ĐT ngay sau khi chấm thi xong”.
Chuyện tưởng 'vặt vãnh' nhưng đã gây không ít ẩn ức và hoài nghi trong giới giáo viên chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi. Trước việc sau gần 10 kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Bộ GD-ĐT mới công khai đáp án như quy chế do chính mình xây dựng và ban hành, nhiều giáo viên nhìn nhận, tiếng nói của họ đã được Bộ GD-ĐT quan tâm và động thái 'lần đầu tiên' này là một sự điều chỉnh đáng ghi nhận.
Vấn đề chưa được giải quyết triệt để?
Tranh cãi đã dai dẳng nhiều năm qua về việc có nên duy trì trường chuyên, và các kỳ thi học sinh giỏi. Trong khi kỳ thi vẫn được duy trì, nhiều ý kiến cho rằng phải công khai, minh bạch hơn nữa để xứng đáng với một kì thi cấp quốc gia cũng như chủ trương học thật, thi thật.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Lê Đình Hiển, giáo viên Trường Tiểu học, THCS & THPT Đông Bắc Ga (Thanh Hóa) cho hay, hiện, Bộ GD-ĐT có công bố điểm nhưng theo cách gửi về các Sở riêng lẻ chứ không công bố công khai, đầy đủ thí sinh của tất cả các địa phương.
“Bộ GD-ĐT đã công bố đề và hướng dấn chấm (đáp án) thì không hiểu sao và cũng không có lý do gì mà không công bố công khai điểm thi của các thí sinh - công việc mà mọi năm vẫn làm. Thậm chí, tiến tới có thể công bố rộng rãi các bài thi của các thí sinh đạt giải. Việc làm này là cần thiết và làm minh bạch hóa kỳ thi. Nhưng trước mắt cần công bố điểm thi của các thí sinh dự thi hoặc chí ít chỉ cần công bố điểm của các thí sinh đạt giải”.
Nếu Bộ GD-ĐT không công bố điểm thi thì cũng cần làm rõ xem việc công bố điểm thi có vào diện trong “danh mục bí mật quốc gia” không?”.
Theo thầy Hiển, có nhiều lý do cho việc cần công bố công khai điểm của các thí sinh tham gia dự thi.
“Công bố điểm là yêu cầu chính đáng của thí sinh và giáo viên trực tiếp dạy các đội tuyển. Họ có quyền được biết điểm của mình. Công bố điểm để minh bạch hoàn toàn, tránh những dư luận không tốt về kỳ thi. Chưa kể, còn quyết định đến việc xếp giải, bởi theo nguyên tắc lấy giải từ cao xuống thấp. Đề thi như thế, hướng dẫn chấm như thế thì bài làm của thí sinh ra sao sẽ được thể hiện ở điểm số. Việc công bố điểm cũng giúp thí sinh tự đánh giá được bài làm của mình so với hướng dẫn chấm, thậm chí giúp minh bạch hóa khâu phúc khảo. Thêm nữa, công bố điểm giúp các trường có sự so sánh, đối chiếu với nhau, tạo sự công bằng”.
![]() |
Ở phần công bố danh sách thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022 bỗng "trống" cột điểm thi. Điều này khiến nhiều giáo viên, thí sinh thắc mắc bởi khác với thường lệ công bố như mọi năm. |
Thầy Đinh Đức Hiền, một giáo viên dạy Sinh học ở Hà Nội cũng cho hay, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi, đáp án thì cũng nên công bố điểm số để thí sinh biết được mức độ bài làm của mình ra sao và cũng thuận lợi hơn cho các em nếu có nhu cầu phúc khảo.
Theo thầy Hiền, việc công bố công khai điểm thi thí sinh, phổ điểm thi, tỉ lệ học sinh ở mỗi giải và đáp án với biểu điểm chi tiết là điều vô cùng quan trọng, thể hiện tính minh bạch, công bằng xứng đáng của một kì thi chọn nhân tài quốc gia.
"Bởi lẽ quy định giải hiện nay theo tỉ lệ phần trăm số thí sinh và xếp điểm từ cao xuống thấp. Theo qui định tổng số giải không vượt quá 50% số thí sinh dự thi, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải. Chính vì thế có thể có những thí sinh chênh nhau 1 điểm vẫn có thể thuộc top giải Nhất, nhưng chênh 0,25 so với thí sinh giải Nhất cuối cùng đã thành giải Nhì, và đôi khi thiếu 0,25 sẽ trở thành không có giải. Việc không công khai điểm thi sẽ khiến thí sinh không biết được chính xác bao nhiêu điểm thì sẽ có giải tương ứng, điều này gây nghi ngại về tính công bằng trong kỳ thi", thầy Hiền phân tích.
Theo thầy Hiền, thậm chí, việc công khai này còn giúp đánh giá đề thi đã phù hợp hay chưa, phù hợp với sự phân hóa thí sinh, phù hợp với xu hướng ra đề quốc tế hay không (đối với môn thi Olympic quốc tế).
"Do vậy tôi chưa hiểu lý do vì sao điểm thi năm nay vẫn chưa được Bộ GD-ĐT công khai".
Một thầy giáo ở Nghệ An chia sẻ: “Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nhằm phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước. Đã là một kỳ thi chọn nhân tài cho đất nước thì càng phải chuẩn chỉ về tính minh bạch.
Việc Bộ GD-ĐT không công bố điểm của các thí sinh dự thi dù bất kỳ lý do gì cũng chưa thể hiện đầy đủ tính minh bạch cần có của một kỳ thi. Và vì chưa thể hiện đầy đủ tính minh bạch nên khó trách dư luận càng có những suy luận trái chiều. Thậm chí còn đặt vấn đề có hay không tiêu cực phía sau”.
Theo thầy giáo này, để kỳ thi học sinh giỏi quốc gia thực sự là kỳ thi nhằm phát hiện, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài thì cần phải đảm bảo tính công khai minh bạch, sòng phẳng, không để tiêu cực, lợi ích nhóm có cơ hội nảy sinh, xâm nhập. Trong đó có việc công khai đáp án, công khai kết quả điểm số và công khai các bài thi đạt điểm cao.
Trao đổi với VietNamNet, một số giáo viên dạy Toán ở các tỉnh, thành cho biết thầy trò đang khá sốt ruột vì dù đã công bố mức điểm chọn thi vòng 2 nhưng Bộ GD-ĐT vẫn chưa có thông báo cụ thể về thời gian thi (theo kế hoạch ban đầu, thi chọn các đội tuyển quốc tế sẽ diễn ra vào ngày 6,7,8/4 - Quyết định 3039 của Bộ GD-ĐT ngày 1/10/2021).
Họ cũng kỳ vọng sau vòng thi chọn đội tuyển Olympic (TST) sắp tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục công bố đáp án và điểm thi của các thí sinh.
Thanh Hùng
Việc đề nghị minh bạch công khai đề thi đáp án, danh sách các bài toán, câu hỏi đề nghị hàng năm cùng với tên giáo viên là một nhu cầu thỏa đáng cho nhưng người tham gia kì thi học sinh giỏi quốc gia.
" alt=""/>Giấu đáp án thi HSG quốc gia, chọn đội tuyển quốc tế: Bộ Giáo dục sai quy chế?Với yêu cầu viết đoạn văn về một người thân, bé học sinh lớp 2 đã kể về anh trai của mình, chỉ…. xoay quanh những câu chuyện đi đây đi đó.
![]() |
Chia sẻ với VietNamNet, chị Thảo cười: “Mình cũng dạy con nhiều về vẽ sơ đồ tư duy khi làm văn; nhưng với tính cách vẫn ham chơi nên khi làm bài con chả nhớ gì luôn, viết theo cảm tính. Đây là tả anh, chứ nếu tả mẹ chắc còn hay ho hơn, nhiều cung bậc hơn..".
Sau khi chia sẻ, nhiều người cho rằng bài văn dễ thương khi miêu tả đúng thực tế, hồn nhiên và thể nhiều tình cảm của bé dành cho anh trai của mình. Một số người bày tỏ sự thích thú khi bài văn cũng cho thấy cảm xúc thật của cậu bé. Đó là cảm nhận “anh lúc nào cũng ở bên em trong cuộc sống”.
Một phụ huynh chia sẻ: “Mình thấy con viết đúng và hay hơn là các bài văn mẫu. Con có thể tự do viết ra đúng suy nghĩ và cảm xúc của mình mới là cách học văn đúng”
Chị Nguyễn Lan Anh bình luận: “Bài văn đáng yêu quá! Mình thích các con được viết văn thật như thế này chứ không phải dập khuôn theo mẫu”.
Chị Trần Thu nhận xét: “Bài này nói về 1 người thân trong gia đình. Nói chung là hợp lý. Mẹ có thể hướng dẫn em viết thêm về hình dáng và tính cách nữa. Để tụi nhỏ nghĩ gì viết đó không phải hay hơn một bài học sinh cả nước cùng viết sao”.
![]() |
Một bài văn tả chị của học sinh lớp 2. |
Chị Nguyễn Thị Minh Trà chia sẻ: “Con mình lớp 2 cũng vậy, toàn thấy tả anh trai. Lời văn các con đơn giản và ngây ngô lắm”.
Phụ huynh Lê Bích Thảo thì cho rằng như thế này “chưa nhằm nhò” so với bài văn của con mình. “Với đề yêu cầu kể về lớp học, con viết lớp em có 25 bạn sau đó liệt kê đủ tên của 25 bạn. Và kết luận em rất yêu lớp em”.
![]() |
Một bài văn nói về người bạn của mình. |
Phụ huynh Vân Nga cũng góp chuyện con tả mèo: “Mèo nhà em cao 50cm. Dài 100cm. Đuôi dài 70cm. Đầu to bằng quả bóng đường kính 10cm”.
Vị phụ huynh không thể nhịn cười với lời phê của cô giáo “không tả mèo robot”.
“Khi lớp 1, con tả mẹ em to lớn và da đen. Thích nằm xem ti vi và thích ăn tôm hùm. Mình đọc mà không thể nhịn cười”.
![]() |
Bài văn tả con chó có... "thân dài 1 mét" |
Chị Mai Trang chia sẻ về viêc con tả gia đình: “Mẹ em năm nay 47 tuổi( thực tế 37 tuổi), ba em 37 tuổi (thực tế 47 tuổi). Gia đình em sống không hạnh phúc, vì mẹ em hay la em và ba em. Nhà em mẹ là đại ca, em với ba sợ mẹ nhất”.
![]() |
![]() |
![]() |
Cười ra nước mắt với vô vàn những bài văn của trẻ, song nhiều phụ huynh cho rằng với trẻ nhỏ thì những bài văn không nói lên điều gì quá to tát mà quan trọng là trẻ đã có tư duy độc lập.
Thanh Hùng
- Một học sinh lớp 6 phải chép phạt 100 lần vì lý do không chịu làm bài văn do cô giáo ra đề kể về thần tượng. Lý do nữ sinh này đưa ra là dù biết cách làm nhưng em không có thần tượng nào cả.
" alt=""/>Những bài văn cười ra nước mắt của học sinh