Nhưng những gì diễn ra sau này, đặc biệt trong 3 năm đầu tiên dưới thời HLV Park Hang Seo, từ U23 Việt Nam đến tuyển Việt Nam đều gặt hái vinh quang với hàng loạt chiến tích lịch sử. Bởi thành tích ấn tượng này, thầy Park được xem như người hùng trong mắt người hâm mộ.
Mang về nhiều chiến tích là chưa đủ, thuyền trưởng người Hàn Quốc còn giúp VFF hay bóng đá Việt Nam lấy lại niềm tin từ khán giả, giới chuyên môn sau quãng thời gian vô cùng bết bát trước đó.
Rất trùng hợp, đúng thời tuyển Việt Nam sa sút, một lần nữa ông Park Hang Seo lại xuất hiện, và lần này với vai trò trung gian đưa người đồng hương Kim Sang Sik tới tiếp quản công việc dang dở, thua liên miên từ HLV Troussier.
... tới HLV Kim Sang Sik
HLV Kim Sang Sik chính thức ngồi vào ghế thuyền trưởng tuyển Việt Nam với bản hợp đồng kéo dài 2 năm sau khi đạt được thoả thuận cùng VFF.
Chưa bàn tới thành tích trong quá khứ, việc tân thuyền trưởng ĐTQG Việt Nam được chính ông Park Hang Seo giới thiệu đang khiến người hâm mộ phấn khích cũng như đặt nhiều sự kỳ vọng lớn sau hơn 1 năm chỉ chứng kiến thất bại.
HLV Kim Sang Sik có thể thành công như người đồng hương hay không thì còn phải chờ thời gian trả lời, nhưng một điều chắc chắn, lúc này thời thế rất khác nên nhà cầm quân sinh năm 1976 thậm chí đối mặt với thách thức nhiều hơn so với ông Park.
Bóng đá Việt Nam đang trong giai đoạn thoái trào là điều tất cả đều thấy, khác xa so với khi ông Park Hang Seo đến - thời điểm vẫn còn những nhân tố đủ trẻ, xuất sắc với lứa cầu thủ từng dự U20 World Cup như Quang Hải, Hoàng Đức, Tiến Linh…
Trong khi đó, ông Kim Sang Sik tới đúng lúc mà niềm tin từ người hâm mộ xuống đáy, lứa cầu thủ cũ dù chưa luống tuổi nhưng khát vọng ít đi sau nhiều vinh quang, trong khi “tre” vẫn chưa mọc kịp.
Bên cạnh đó, tân thuyền trưởng tuyển Việt Nam còn đối mặt với sự cạnh tranh rất gắt từ các đối thủ trong khu vực, vì vậy thêm vất vả trong chăng đường 2 năm tới.
Sau hơn 1 năm chứng kiến quá nhiều thất bại, lúc này người hâm mộ đang rất cần chiến thắng nên áp lực dành cho ông Kim Sang Sik thêm lớn. Hy vọng vào vận son từ HLV Park Hang Seo và biết đâu bóng đá Việt Nam lại bay nhờ vào “phép màu' từ vị cay đỏ của kim chi Hàn Quốc.
Theo đó, giáo viên mỗi cấp học có 3 chứng chỉ tương ứng với 3 hạng CDNN.
Tuy nhiên, ngày 18/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2021) và điều chỉnh quy định về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN viên chức chuyên ngành như sau: mỗi chuyên ngành có 1 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 6 tuần.
Vì vậy, tại Thông tư số 08 Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN (sau đây gọi tắt là chứng chỉ) như sau:
- Chỉ quy định 1 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 1 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN.
- Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30/6/2022, được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng CDNN và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tương ứng với từng cấp học.
- Khi bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển CDNN thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
Bên cạnh đó, Thông tư 08 vừa ban hành còn có một số quy định quan trọng khác.
Đó là không yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS) hạng I phải có trình độ thạc sĩ; Giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng CDNN được bổ nhiệm; Giáo viên mầm non, phổ thông không cần nộp minh chứng đã thực hiện công việc của hạng khi thực hiện bổ nhiệm từ hạng CDNN cũ sang hạng CDNN mới; Giảm thời gian giữ chứng chỉ nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III từ 9 xuống 3 năm.
Thông tư số 08 cũng bổ sung thêm các điều khoản chuyển tiếp, điều khoản áp dụng để địa phương thuận lợi hơn trong công tác bổ nhiệm CDNN, xếp lương giáo viên.
Bộ GD-ĐT yêu cầu để ổn định công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ và giúp đội ngũ giáo viên an tâm công tác, tập trung triển khai chương trình giáo dục đạt hiệu quả, các địa phương cần khẩn trương nghiên cứu các quy định điều chỉnh và hoàn thành việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập trong vòng 6 tháng kể từ ngày Thông tư số 08 có hiệu lực thi hành.
Xem đầy đủ thông tư tại đây.