Nhận định, soi kèo Estudiantes vs Banfield, 6h00 ngày 12/2: 3 điểm ở lại
本文地址:http://slot.tour-time.com/html/92d198663.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Kèo vàng bóng đá Celtic vs Bayern Munich, 03h00 ngày 13/2: Khó có bất ngờ
Đề thi môn Hóa học thi tốt nghiệp THPT 2022 chính thức
Rất đông phụ huynh đưa con đến dự thi.
Tại điểm thi số 1 của trường, chị Lê Thị Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội), phụ huynh có con dự thi vào trường cho biết, con chị trước đây học Trường Tiểu học Nghĩa Tân. 5 năm cho con học trường công lập, chị mong muốn lên cấp THCS, con sẽ được học trong môi trường ít áp lực hơn.
"Ngày gặp gỡ thầy hiệu trưởng của trường, thầy nói, các phụ huynh có dám cho con em mình học trong môi trường không có bài tập về nhà; các con được tự do học những môn thể thao yêu thích; được trải nghiệm thực tế nhiều hơn sách vở và trau dồi tối đa khả năng ngoại ngữ không? Thế là mình bị hấp dẫn".
Chỉ chưa đầy một tháng kể từ ngày nhận thông tin nhà trường tuyển sinh khóa đầu đến lúc thi, chị Hạnh tận dụng tối đa thời gian cho con ôn luyện 3 môn vào trường.
"Đây là năm đầu tiên trường thành lập nhưng mình không nghĩ trường lại "hot" đến thế. Hơn 3000 thí sinh chỉ chọn lấy 100. Điều đó có nghĩa 100 học sinh này phải cực kỳ xuất sắc, trung bình cả một phòng thi chỉ lấy đúng một em".
Vì thế, chị Hạnh cho rằng, mặc dù con chị cũng thuộc diện học tốt trong lớp nhưng khả năng đỗ có lẽ không cao.
"Khi tìm hiểu mình thấy trường mở ra nhiều hi vọng cho con mình. Mình đã kỳ vọng rất cao và mong muốn con vào được.
Một tháng qua mình đầu tư rất nhiều, nhưng có lẽ thời gian đó là không đủ. Mình thực sự rất tiếc, bởi nếu bản thân cho con ôn luyện từ sớm thì có lẽ tỉ lệ đỗ sẽ cao hơn".
Mặc dù buồn nhưng chị Hạnh cho biết, sẽ cùng con tiếp tục "chiến đấu" vào Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành ngày 6/6 tới đây.
"Chắc chắn đến đứa thứ hai mình sẽ rút kinh nghiệm tìm hiểu thông tin các trường từ sớm và cho con ôn luyện sớm hơn nữa”, chị nói.
Tỉ lệ chọi vào Trường THCS Ngoại ngữ là 1 "chọi" 30
Chị Hồ Thị Hải Hương (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, năm nay chị đăng ký cho con vào 3 trường là Trường THCS Ngoại ngữ, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành.
"Khi đưa con đi thi mình không nghĩ số lượng thí sinh lại đông như vậy. Đến nơi mình mới thấy "sốc" vì tỉ lệ chọi còn cao hơn đại học.
Là trường thi đầu tiên, mình chỉ muốn con đi để cọ xát. Mục tiêu của con vẫn là đỗ vào trường Amsterdam".
Xác định đầu tư cho con vào trường Amsterdam ngay từ đầu cấp I, vì thế khi con vừa lên lớp 4, chị Hương bắt đầu tìm hiểu về các lớp luyện thi.
"Tiếng Anh con vừa học trung tâm để rèn giao tiếp, vừa học nhà cô vì mình nghĩ đề thi vẫn tập trung vào ngữ pháp phần nhiều. Toán, Văn con vẫn theo cô giáo từ năm lớp 4. Mình không muốn thay đổi lớp học của con quá nhiều".
Để tăng khả năng đỗ, chị còn đăng ký thêm trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành vì không muốn con phải về học "trường làng".
Ngồi chờ con ngoài phòng thi, chị thấp thỏm: "Trường này con chỉ định thi thử sức nhưng cũng "căng như dây đàn". 2 hôm trước khi thi, cô giáo luyện thi phát cho con 5 đề tiếng Anh, nhưng đề nào cũng vẫn sai 5, 6 lỗi. Cô giáo nói như thế làm mình vẫn thấy chưa yên tâm".
Chị Hương cho biết, thi vào cấp 2 bây giờ cũng áp lực không khác gì đại học. "Chỉ mong con đỗ vào trường thì lên cấp 3 mới suôn sẻ được", chị nói.
Phụ huynh đón con sau giờ thi
Ngay khi con bước ra khỏi phòng thi, chị Hà Tú Anh thở phào nhẹ nhõm vì nghe con nói “đề thi không khó lắm”. Đặt mục tiêu cho con học một trong hai trường là THCS Ngoại ngữ hoặc THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, chị Tú Anh cho biết, tỉ lệ chọi vào THCS Ngoại ngữ năm nay là 1 chọi 30. Tuy nhiên con số này “không đáng lo lắm” vì có thể là năm đầu, nhiều phụ huynh cho con thi chỉ để “cho biết, thi để thử sức”.
“Tỉ lệ chọi vào Amsterdam thấp hơn nhiều, khoảng 1 “chọi” 5 nhưng mình thấy lo hơn, bởi vì vào được Amsterdam, học sinh đã trải qua một lượt “sàng lọc” ngặt nghèo.
Lần thi này, con sẽ phải “đấu” với toàn “siêu nhân” của các trường khác. Mặc dù điểm 5 năm học của con cũng không phải thấp, nhưng đã lọt qua vòng xét tuyển, đó cũng đều là những bạn xuất sắc”.
Vì vậy, chị Tú Anh cho rằng, cả nhà chỉ có thể “thở phào” khi kết thúc vòng kiểm tra, đánh giá năng lực cuối cùng của trường Amsterdam diễn ra vào ngày 11/6 tới đây.
Nhiều năm gần đây, các lớp chuyên, trường chuyên về ngoại ngữ luôn được các phụ huynh “săn đón”.
Một số phụ huynh cho biết: “Việc lựa chọn những môi trường chú trọng đầu tư vào ngoại ngữ sẽ giúp ích cho con nếu muốn đi du học hay phục vụ cho công việc sau này. Mặc dù, ngoại ngữ đang dần được “phổ cập” và là xu hướng, nhưng chắc chắn để “phổ cập” hẳn cũng phải mất... vài chục năm nữa”.
Vì vậy, ngay khi thông tin Trường THCS Ngoại ngữ thành lập, trên khắp các diễn đàn, nhiều phụ huynh đã chia sẻ thông tin liên quan đến hình thức tuyển sinh, mức học phí và chương trình đào tạo của trường.
Lý giải về số lượng thí sinh đăng ký vào trường cao “đột biến”, nhiều phụ huynh giải thích: “Thành công của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đã tạo niềm tin khiến phụ huynh đăng ký cho con vào trường, mặc dù mức chi hàng tháng của trường này không hề thấp, khoảng 7-8 triệu đồng (nếu tính cả phí xe đưa đón).
Trường cũng cam kết cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm tối thiểu 2 lần/ tháng kèm các hoạt động thể thao khác. Đây đều là những thông tin thu hút phụ huynh”.
Mặt khác, nhiều phụ huynh cho rằng, số lượng thí sinh đăng ký vào trường đông có thể là do năm nay, Trường THCS Ngoại ngữ không tuyển sinh thông qua một vòng xét tuyển như một số trường chất lượng cao hay song ngữ khác. Do vậy, học sinh có nhiều cơ hội được thi thử sức vào trường.
Điển hình như tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, học sinh lớp 6 muốn vào trường sẽ phải trải qua vòng xét tuyển ngặt nghèo, trong đó có các năm lớp 4 và 5 phải đạt điểm 10 ở tất cả 4 bài kiểm tra môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Do đó, trường mới chốt được danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 1 là 933 em, dù chỉ tiêu tuyển sinh gấp đôi trường chuyên ngữ.
Thúy Nga
- Sáng nay 1/6, Trường THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 6 khoá đầu tiên với số lượng dự thi lên đến 3.000 học sinh với tỷ lệ cạnh tranh là 1 chọi 30.
">Phụ huynh lo lắng khi con bước vào kỳ thi lớp 6
Tại huyện vùng núi này, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi luôn được chú trọng. Mặc dù Trung tâm Y tế Hữu Lũng chưa có phòng khám riêng cho người cao tuổi, nhưng lãnh đạo trung tâm luôn quan tâm, bố trí ưu tiên cho người cao tuổi đến khám và điều trị tại đơn vị. 24 trạm y tế xã, thị trấn cũng được chỉ đạo tổ chức thực hiện khám chữa bệnh định kỳ hàng năm cho người cao tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn, nhằm nâng cao chất lượng mạng lưới y tế cơ sở chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi trên địa bàn huyện.
Theo báo cáo, năm 2023, các trạm y tế cấp xã tại huyện Hữu Lũng tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm cho 11.980 người cao tuổi. Hơn 11.200 người cao tuổi được tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc và tự chăm sóc sức khỏe. Gần 1.900 người cao tuổi bị tàn tật, di chứng chấn thương, tai nạn, tai biến, bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp được phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Tỷ lệ lượt người cao tuổi đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế đạt 27,2%.
Trung tâm Y tế Hữu Lũng cử cán bộ hỗ trợ trạm y tế các xã, thị trấn khám sức khoẻ tổng quát, siêu âm, đo mật độ xương cho người cao tuổi. Ngoài ra, đơn vị phối hợp với Bệnh viện Mắt Hải Phòng khám và phát thuốc 218 lượt người; phối hợp với Trung tâm Y tế Cao Lộc khám và mổ mắt cho nhân dân trên địa bàn huyện Hữu Lũng có bệnh về mắt. Gần 130 bệnh nhân có bệnh về mắt đủ điều kiện sức khỏe đã được phẫu thuật, trong đó phẫu thuật đục thủy tinh thể cho 81 bệnh nhân, phẫu thuật cắt mộng mắt cho 48 bệnh nhân.
Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030đặt mục tiêu giai đoạn 2022-2025: 95% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; ít nhất 90% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; 100% người cao tuổi khi ốm đau, dịch bệnh được khám chữa bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng;
Hàng năm, ít nhất 80% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới nhiều hình thức khác nhau; 70% người cao tuổi khuyết tật được sàng lọc, phát hiện các dạng khuyết tật và được can thiệp, phục hồi chức năng; ít nhất 10.000 người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có người phụng dưỡng được chăm sóc, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và cơ sở trợ giúp xã hội...
">Hữu Lũng quan tâm, ưu tiên khám, chữa bệnh cho người cao tuổi
Nhận định, soi kèo U19 Red Bull Salzburg vs U19 Celtic, 20h00 ngày 12/2: Bão tố xa nhà
Sau TP Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cũng đã chính thức công bố danh sách chủ đầu tư đang thế chấp dự án tại Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội đến ngày 29/7/2016. Theo danh sách này, có có 34 dự án do chủ đầu tư đang đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Trong danh sách trên có nhiều “đại gia” bất động sản như: Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest (Khu đất có ký hiệu TTDV-01, KĐTM An Hưng, phường La Khê và phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất, Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính (Khu A, B Tổ 51 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) thế chấp quyền sử dụng đất, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh thế chấp 1 phần tài sản gắn liền với đất hình thành trong lương lai dự án tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Công ty TNHH Đầu tư Capitaland - Hoàng Thành (CT09 - Khu Cổ Ngựa, Khu đô thị mới Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt (KĐTM Phú Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất…
Ngoài ra, còn kể đến các “đại gia” bất động sản khác: Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội (thửa số 04, 03, 02, 01 phường Yên Nghĩa, phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất. Công ty TNHH Mai Trang (Dự án số 16 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) thế chấp quyền sử dụng đất. Công ty cổ phần Hóa chất và Vật tư Khoa học kỹ thuật (Dự án Số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) thế chấp bằng quyền sử dụng đất…
Dự án tại phường Ô Chợ Dừa của Tân Hoàng Minh.
Dự án 177 Trung Kính của Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính.
“Đại gia” Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Cường cũng góp tên trong danh sách.
Theo công bố từ Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội, Cty CP Tập đoàn Nam Cường có nhiều thửa đất tại phường Yên Nghĩa, phường Dương Nội, quận Hà Đông đang thế chấp quyền sử dụng đất.
Nhiều thửa đất tại KĐTM Dương Nội (khu A), phường Dương Nội, quận Hà Đông của Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Cường đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
Vừa qua, chung cư Dolphin Plaza cũng nổi lên với những những lùm xùm quanh việc thế chấp ngân hàng.
Theo danh sách thống kê của Văn phòng đăng ký đất đai dự án 28 Trần Bình, phường mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm của Công ty CP TID thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Công ty TNHH Đầu tư Capitaland - Hoàng Thành (CT09 - Khu Cổ Ngựa, Khu đô thị mới Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
Công ty cổ phần Hóa chất và Vật tư Khoa học kỹ thuật (Dự án Số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
Công ty TNHH Mai Trang (Dự án số 16 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) thế chấp quyền sử dụng đất.
|
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Hồng Khanh
">Loạt dự án BĐS của các ‘ông lớn’ đang ‘cắm’ ngân hàng
Con gái thuộc diện ham vui, ham chuyện nên ham đi học, nghe nói nghỉ học là sợ lắm. Nhiều buổi sáng nghe chuông đồng hồ reo, con giật mình dậy mà còn ngái ngủ "Mẹ ơi cho con ngủ thêm một tẹo không?". "Ừ, con cứ ngủ, thấy mệt thì ngủ khỏi đi học". Chỉ nghe cái từ “khỏi đi học” là con bật dậy đi vệ sinh cá nhân liền.
Vụ viết bài thì con muốn viết kiểu gì viết, mẹ chả quan tâm. Mình không đặt nặng chuyện học của con. Mình chỉ mong con vui, con khỏe và con được làm điều con thích là được.
Con mình học dở Tiếng Việt, mà mình nghĩ là dở nhất Việt Nam luôn, vì con bỏ dấu lộn tùng phèo. Con đọc sao thì bỏ dấu như vậy. Mà cái giọng của con thì đọc Tiếng Việt không chuẩn, nói Tiếng Anh lai… tiếng nẫu, cộng thêm tiếng Bắc của cô giúp việc nữa. Nói chung là như nồi lẩu thập cẩm.
Hành trình học Tiếng Việt của con rất khó khăn. Ví dụ như có lần, mình thấy con viết từ "mọi khi" ra giấy nháp. Rồi con bỏ cả 5 dấu vào từ “mọi” như thế này: "mòi - mói - mỏi - mõi - mọi". Xong, con dùng phương pháp loại trừ, thấy chữ nào không hợp lý, con gạch chéo bỏ đi và lòi ra chữ mà con thấy đúng nhất.
Vừa rồi gia đình đi Úc chơi, cô giáo có nhắn qua là nhờ mẹ dạy con học để khi về Việt Nam là hôm sau đi thi liền. Cô sợ con nghỉ học lâu quá sẽ quên bài vở thì hôm sau không biết đường nào thi. Cô giáo lo lắng hơn cả mẹ.
Mình bảo "Kệ nó em ơi, thi 1 điểm cũng được". Nói vậy thôi chứ mình cũng ngồi dạy con học. Bữa đó, 2 mẹ con suýt tí nữa… gây lộn. Mình lỡ chê "Trời ơi sắp lên lớp 2 mà còn bỏ dấu lung tung vậy con?". Vậy mà con tự ái, khóc huhu, bảo là Tiếng Việt sao mà khó quá này kia. Ba bênh con, động viên rồi bắt mình phải… xin lỗi.
Hôm sau về Việt Nam đi thi thì con cứ lèm bèm "Hôm nay con thi Tiếng Việt mà lỡ bỏ dấu tùm lum, con 1 điểm thì sao ba?". Ba động viên "1 điểm cũng được, miễn sao con có cố gắng là ba mẹ vui rồi". Mình thì trong tâm thế là con thi Tiếng Việt được khoảng 5-6 điểm, đủ điểm lên lớp là được.
Vậy mà vừa rồi cô giáo phát kết quả về nhà, mình bật ngửa. Mình suýt nữa thì hét ầm nhà "Ba này, con thi Tiếng Việt 10 điểm kìa, ghê chưa?".
Ba con cũng giật mình, nói "Chuyện gì kỳ vậy? Trường gì kỳ vậy? Hỏi cô giáo coi có nhầm lẫn gì không?".
Mình nhắn hỏi cô giáo là “Em ơi, có bị nhầm gì không? Con chị học Tiếng Việt dở nhất Việt Nam mà thi 10 điểm là sao em?”. Cô bảo "Hôm thi là cô giáo lớp khác coi và chấm thi nên em không biết. Em thấy con trên lớp rất tập trung học ạ. Chắc hôm thi em cũng tập trung làm bài nên có kết quả tốt"...
Nói chung là mình muốn khác người cũng không được. Giáo dục gì mà bé nào cũng 9-10 điểm thì đâu còn gì để cố gắng nữa.
Thời buổi này tìm bé học dở hơi bị hiếm nhỉ. Học gì mà nguyên lớp lãnh thưởng. Con chúng ta quá giỏi.
Ngọc Mai
Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã yêu cầu cấp quản lý trực tiếp của trường THCS có một lớp 42/43 em đạt học sinh giỏi giải trình về kết quả này.
">“Tôi kinh ngạc khi thấy con thi được 10 điểm”
Tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ chẩn đoán bác sĩ Linh bị xuất huyết não, tiên lượng rất nặng. Cô được điều trị tích cực, đặt nội khí quản, thở máy, hạ thân nhiệt nhưng tình trạng vẫn rất nghiêm trọng. Bác sĩ Linh được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp tục theo dõi, chờ rút máy thở.
Hai vợ chồng bác sĩ Linh sống trong nhà trọ nhỏ tại Thanh Oai, Hà Nội. Gia cảnh của bác sĩ Linh khó khăn, bố mất sớm, mẹ nuôi cô học hành tới khi tốt nghiệp ngành y. Tháng 6/2023, mẹ của bác sĩ Linh gặp tai nạn xe máy, bị chấn thương sọ não. Hiện tại, bà còn di chứng nặng nề nên việc đi lại vẫn cần người chăm sóc.
Từ khi mẹ vợ bị tai nạn, anh Duy đành nghỉ việc, đi lại giữa Hà Nội - Thái Bình để chăm sóc bà. Những lúc có thời gian, anh tranh thủ giao hàng thuê lo tiền học cho con. Kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào lương của bác sĩ Linh.
Tai họa ập tới, hai con của bác sĩ Linh phải gửi ông bà nội dưới quê. Bé nhỏ cai sữa đột ngột, chưa xa mẹ bao giờ nên liên tục khóc đòi bú.
Từ khi nhập viện, bác sĩ Linh liên tục sốt cao. Hằng ngày, anh Duy túc trực chăm sóc, xoa bóp chân tay cho vợ để tránh mất cảm giác. Thi thoảng, dì ruột của bác sĩ Linh ở quê sẽ lên trông giúp vài ngày. Nhìn vợ nằm im, sự sống nhờ vào các thiết bị máy móc, anh Duy trầm lặng.
“Linh là người mạnh mẽ lắm. Hoàn cảnh gia đình chỉ có hai mẹ con nên từ nhỏ cô ấy đã tự lập. Khi kết hôn, hai vợ chồng tập trung đi làm kiếm tiền nhưng vợ tôi liên tục nghỉ sinh, chưa tích góp được gì thì tai họa không ngừng xảy ra. Năm ngoái, mẹ vợ và bố tôi nằm viện dài. Gần đây mọi việc tạm ổn, tôi đang tìm việc đi làm trở lại thì vợ gặp biến cố”, người chồng trẻ trải lòng.
Chia sẻ với báo VietNamNet, Tiến sĩ, bác sĩ Phan Hoàng Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bác sĩ Linh vẫn đang nguy kịch, cần điều trị lâu dài, tiến tới cai máy thở. Bệnh viện hỗ trợ tối đa cho bệnh nhân như giường bệnh, nhân lực. Tuy nhiên, có nhiều thuốc rất đắt, bệnh viện phải mua về và gia đình chi trả.
Ban lãnh đạo, Công đoàn bệnh viện đã kêu gọi giúp đỡ bác sĩ Linh. Tiến sĩ Hiệp cũng mong cộng đồng động viên, ủng hộ nữ bác sĩ trẻ để cô có cơ hội phục hồi, trở lại công việc.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:1. Gửi trực tiếp:
Anh Nguyễn Tiến Duy - chồng của bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Linh.
ĐT: 0932958386
Ngân hàng Vietinbank
Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Duy
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.128 (BS Nguyễn Thị Thùy Linh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081
">Nữ bác sĩ 33 tuổi đột ngột co giật, hôn mê khi chuẩn bị quay lại bệnh viện trực
Đổ cánh cổng sắt bé gái 15 tháng tuổi bị chấn thương sọ não
友情链接