当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo WSG Swarovski Tirol vs Rheindorf Altach, 23h30 ngày 22/4: Xáo trộn bảng xếp hạng 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Grazer AK vs TSV Hartberg, 23h30 ngày 22/4: Năng lượng tích cực
Trưởng Ban Nội chính Trung ương ghi nhận, Thanh Hoá đã phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt lên khó khăn, thử thách, quyết tâm thực hiện đồng bộ, hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng và các nghị quyết của Đảng đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong 40 năm qua đạt 10% và theo hướng nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước; quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bên cạnh đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người của tỉnh gấp 18 lần so với năm 1991; cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp phát triển mạnh, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ năm 2023 chiếm 86,2%.
Nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong nhiệm kỳ của tỉnh đã đạt và vượt; cải cách hành chính với nhiều cách làm hay, sáng tạo, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị được đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại; văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế có nhiều tiến bộ; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hệ thống chính trị được củng cố, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động...
Tỉnh đã rút ra những bài học kinh nghiệm rất sâu sắc, nhiều cách làm hay, đổi mới, sáng tạo trong cải cách hành chính, xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng giao thông, du lịch, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo.
Bên cạnh đó, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc lưu ý, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn ở Thanh Hoá, trong đó có vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng, mối quan hệ giữa phát triển theo chiều rộng với chiều sâu, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy nguồn lực về văn hoá, con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...
Đây là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cần được tổng hợp để báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội 14 của Đảng.
Chiều cùng ngày, ông Phan Đình Trạc và đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế mô hình nông thôn mới tại xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá; mô hình phát triển du lịch tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá.
Ông Phan Đình Trạc: Thanh Hoá đã sáng tạo, vượt lên khó khăn, thử thách
Nhận định, soi kèo Olympiacos vs Kallithea, 22h30 ngày 4/12: Cửa trên ‘tạch’
Để giải quyết câu chuyện giá bất động sản tăng có phù hợp với nhu cầu, khả năng mua của người dân, kiểm soát các nguyên nhân tăng giá trên, Thứ trưởng Xây dựng cho hay, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), các Luật Cạnh tranh, Luật Đất đai, và đặc biệt Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã có nhiều quy định rất rõ ràng, mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát các hành vi thổi giá và lũng đoạn thị trường bất động sản.
Vừa qua, để kịp thời chấn chỉnh hiện trạng đấu giá quyền sử dụng đất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện yêu cầu và giao nhiệm vụ cụ thể đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Đề xuất thí điểm Trung tâm giao dịch bất động sản do nhà nước quản lý
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã ban hành văn bản “phân tích cơ cấu giá thành, giá bán, nguyên nhân tăng giá bất động sản và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá nhà ở, đất ở và ổn định thị trường bất động sản” gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Bộ cũng có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản ở các tỉnh, thành phố.
Trong cả hai văn bản này, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi các quy định pháp luật liên quan đến các dự án, chủ đầu tư/đơn vị môi giới có hiện tượng thổi giá, trục lợi; có biện pháp ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm (nếu có).
Các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, giải phóng mặt bằng, xác định tiền sử dụng đất… nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường (nhằm giảm thiểu lệch pha cung cầu, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM nơi nhu cầu thị trường lớn nhưng nguồn cung hạn chế).
Cùng với đó, các tỉnh, thành phố thường xuyên tổ chức công bố, công khai thông tin về thị trường bất động sản, các chương trình, kế hoạch phát triển khu đô thị, nhà ở, các dự án bất động sản được phê duyệt, các dự án đầu tư đáp ứng điều kiện huy động vốn theo quy định pháp luật, nhằm đảm bảo minh bạch thông tin thị trường, ngăn chặn các hiện tượng gian lận, lừa đảo trong kinh doanh bất động sản.
Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ giao Bộ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, thí điểm mô hình “Trung tâm giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất do nhà nước quản lý" nhằm hạn chế rủi ro về giá và pháp lý cho người mua.
Đồng thời, giao Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu thuế phù hợp nhằm hạn chế tình trạng nhà, đất đã được mua, bán, nhưng bỏ hoang, không sử dụng gây lãng phí nguồn lực xã hội, tạo ra cầu ảo.
Thứ trưởng Xây dựng trả lời câu hỏi về giá nhà ở đang tăng đột biến
Nhận định, soi kèo RB Bragantino vs Cruzeiro, 06h30 ngày 21/4: Ca khúc khải hoàn
Bên cạnh đó, phân bón sản xuất trong nước mới chiếm 70%, còn 30% phải nhập khẩu. Nếu VAT là 5%, giá phân bón nhập khẩu sẽ phải cao hơn giá bán hiện nay. Điều này có thuận lợi là hạn chế nhập khẩu và khuyến khích doanh nghiệp trong nước được miễn giảm thuế.
“Tôi cho rằng đây là tác động có lợi cho nhà đầu tư, nhưng về phía nông dân đương nhiên phải chịu thuế 5%. Bởi nếu không chịu thuế 5%, lấy đâu ra phần để doanh nghiệp được khấu trừ. Thực chất doanh nghiệp được khấu trừ, nhưng người chịu lại là nông dân”, ông Cường phân tích.
Từ đó, đại biểu đoàn Hà Nội lưu ý, quy định như dự thảo chưa thuyết phục, nhất là khi nước ta coi nông nghiệp, nông dân, nông thôn là bệ đỡ.
Đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất, dự luật quy định mặt hàng này chuyển thành thuế suất 0% và cũng đưa vào diện được hoàn thuế. Như vậy, nếu như doanh nghiệp nào có chi phí đầu vào trên 300 triệu đồng thì được miễn giảm, giúp tránh đưa phần thiệt về phía nông dân.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, việc sửa đổi luật theo hướng tăng dần VAT cần hết sức cân nhắc. Bởi hiện nay, Nhà nước đang muốn phục hồi, thúc đẩy hoạt động sản xuất thì cần phải giảm thuế, nên nếu tăng VAT sẽ gây tác động ngược cho mục tiêu này.
Cải cách thuế là cần thiết nhưng không nhất thiết tăng VAT bởi dư địa đối với thuế ở nhiều lĩnh vực khác như thuế tài sản còn lớn.
“Hiện nay Nhà nước chưa thu được thuế tài sản, trong khi đây là loại thuế có thể điều tiết được thu nhập, điều tiết hoạt động của nhóm đối tượng khác nhau, nhất là người có thu nhập cao, có tài sản lớn. Tôi cho rằng cần hướng đến các nhóm chính sách đó”, đại biểu Hoàng Văn Cường đặt vấn đề.
Liên quan đến nội dung này, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trước đây khi chúng ta áp VAT với mặt hàng này, nhiều ý kiến từng cho rằng cần nâng giá phân bón lên, nên sau khi sửa thì bỏ ra.
Hiện nay đứng trước hai lựa chọn, nếu không đưa vào thì các doanh nghiệp sản xuất trong nước khó khăn vì họ không được hoàn thuế đầu vào. Nhưng nếu đánh thuế với mặt hàng này thì ít nhiều sẽ khiến tăng giá.
“Việc này mong đại biểu Quốc hội nghiên cứu và thống nhất quyết định đảm bảo lợi ích đất nước, nông nghiệp phát triển bền vững”, Bộ trưởng Tài chính nói.
Nên đánh thuế VAT hàng hóa nhập khẩu qua các sàn giao dịch điện tử
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ) quan tâm đến các giao dịch nhỏ lẻ dưới 1 triệu đồng qua sàn giao dịch điện tử (Shopee, Lazada,...) đang nằm trong diện được miễn thuế xuất nhập khẩu và miễn thuế giá VAT. Hiện nay, các giao dịch này có số lượng vô cùng lớn.
“Tôi có hai người con trong lứa tuổi phổ thông trung học, mỗi ngày mua khoảng độ 7 - 10 gói hàng các loại với các giá 30.000, 50.000 đồng. Trong phạm vi một gia đình như vậy thì toàn hệ thống cả nước giao dịch lớn như thế nào”, ông Hùng đặt vấn đề.
Theo ông Hùng, mặc dù là giá trị từng đơn hàng bé nhưng số lượng giao dịch lại vô cùng lớn, đặc biệt là những hàng hóa qua biên giới nhập khẩu từ Trung Quốc hay Thái Lan mua bán qua sàn giao dịch điện tử rất nhiều.
Từ đó, đại biểu đoàn Cần Thơ đề nghị ban soạn thảo cân nhắc quy định để có nguồn thu bền vững hơn từ các loại giao dịch này.
Bộ trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc miễn VAT với hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ, trước đây khi thực hiện Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản thủ tục hải quan (1973) mà Việt Nam ký kết, luật quy định giá trị nhỏ tối thiểu thì không thu thuế hải quan và thuế khác.
Luật không quy định nhưng NĐ 134/2016 và Quyết định 78/2010 của Thủ tướng thì quy định thu thuế này. Tuy nhiên, hiện một số quốc gia đã bỏ.
"Chẳng hạn, EU bỏ miễn VAT với lô hàng dưới 22 euro, Anh bỏ quy định miễn VAT nhập khẩu có giá trị từ 135 bảng trở xuống từ 1/1/2021. Còn Thái Lan thu VAT 7% với tất cả hàng nhập khẩu, không phân biệt giá trị", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu thực tế ở một số nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, dự thảo luật lần này bổ sung trách nhiệm người nộp, cơ quan thuế, cán bộ thuế và quy định rõ ràng, rạch ròi theo nguyên tắc “ai làm sai thì người đó chịu”, không thể doanh nghiệp làm sai, bắt công chức thuế phải chịu, và ngược lại.
Ông Hồ Đức Phớc nêu thực tế, dựa trên hồ sơ hoàn thuế, doanh nghiệp đưa hóa đơn giả vào, cơ quan thuế không thể kiểm tra tới nguồn gốc từng hóa đơn được, trong khi bị khống chế thời gian kiểm tra hồ sơ, hoàn thuế và hậu kiểm. Nên cuối cùng cán bộ thuế phải chịu hết trách nhiệm.
"Trước tình trạng gian lận hóa đơn để hoàn thuế, cơ quan công an khởi tố nhiều vụ, chúng tôi muốn rạch ròi để những người làm gian dối phải chịu trách nhiệm. Nếu cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ không đúng thì người kiểm tra phải chịu trách nhiệm, và người tạo ra tài liệu giả cũng phải chịu trách nhiệm. Điều này tránh mập mờ, người nọ đổ lỗi cho người kia”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói và mong đại biểu Quốc hội ủng hộ quy định này để khi ban hành quy định của luật thì có độ dài trong thực hiện.
" alt="Nên đánh thuế tài sản với người có thu nhập cao, không nhất thiết tăng VAT"/>Nên đánh thuế tài sản với người có thu nhập cao, không nhất thiết tăng VAT
Đồng thời, bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nhất là các cơ sở thờ tự; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, biến tướng, lệch chuẩn xã hội, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi, không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí hoặc không đúng nơi quy định tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc quản lý và tổ chức các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định...
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương liên quan, trong năm 2024, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng nhằm đưa các hoạt động tín ngưỡng lành mạnh, đúng quy định của pháp luật, phát huy nguồn lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với đó, có biện pháp xử lý những hoạt động tín ngưỡng biến tướng, lệch chuẩn, trục lợi, mê tín dị đoan ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống, an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý việc tuyên truyền, vận động nhân dân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm bảo vệ môi trường.
Cạnh đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội phải đúng quy định của pháp luật, không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của Nhân dân, xã hội và Nhà nước.
Không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, cúng oan gia trái chủ
Với Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng yêu cầu chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng và thờ tự, cơ sở tôn giáo và lễ hội.
Trong đó, kịp thời phản ánh các hình thức tổ chức hoạt động lễ hội, văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, trang trọng; đồng thời lên án, đấu tranh quyết liệt chống các hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội để trục lợi, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan.
Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng và triển khai các kế hoạch công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, tệ nạn xã hội tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các địa điểm tổ chức lễ hội.
Bộ Công an chủ động nắm tình hình, đấu tranh, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo, không để xảy ra “điểm nóng” về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra, Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tôn giáo, Ban Quản lý các cơ sở tín ngưỡng, Ban Tổ chức lễ hội thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương;
Các địa phương tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thủ tướng lưu ý, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn, gọi hồn, cúng vong, trục vong, cúng oan gia trái chủ, phản văn hóa, trục lợi tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, thờ tự.
Vận động dân không đốt vàng mã tràn lan dịp Tết Nguyên đán gây lãng phí
Trong phương án phân bổ vốn dự phòng giai đoạn 2021-2025 và vốn tăng thu ngân sách năm 2022, tổng cộng khoảng trên 50 nghìn tỷ, cả 2 lĩnh vực giáo dục, y tế không đều không có tên.
“Với mức phân bổ vốn đầu tư phát triển cho y tế, giáo dục thấp như thế thì các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT làm sao có vốn đầu tư phát triển”, ông Cường nói.
Ông Cường dẫn chứng, nhân chuyến đi họp ở Việt Trì mới đây, khi đến thăm Bệnh Viện Đa Khoa và Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vốn là 2 bệnh viện đã thực hiện cơ chế tự chủ, ông bất ngờ về sự hiện đại nơi đây.
“Đến cổng, tôi thực sự ngạc nhiên, không tin đấy là bệnh viện vì đẹp như khách sạn 5 sao. Các khu vực đón tiếp, khám, điều trị và phòng bệnh nội trú, khu dịch vụ, khu vui chơi của trẻ em... đều y như bệnh viện quốc tế”, ông Cường kể.
Tuy nhiên, ông cho biết, điều trăn trở của lãnh đạo bệnh viện là làm thế nào để trả lãi 11% vốn vay xây dựng cơ sở vật chất hiện đại đó.
Nếu chỉ tính khấu hao để tái đầu tư, bù đắp chi thường xuyên theo đúng tinh thần tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên, bệnh viện rất yên tâm thực hiện, giá dịch vụ y tế sẽ ở mức vừa phải.
“Nhưng nếu phải cộng thêm vào đó chi phí lãi suất vốn vay 11% nữa, giá dịch vụ y tế sẽ đội lên rất cao. Điều vô lý là người bệnh đáng ra chỉ phải trả cho chi phí dịch vụ khám chữa bệnh, bây giờ lại phải trả thêm một khoản nữa là lãi vay ngân hàng”, ông Cường phân tích.
Người bệnh và người học phải gánh chịu cả lãi suất ngân hàng
Theo ông Cường, đây là lý do vì sao các bệnh viện lớn ở trung ương như Bạch Mai, Việt Đức, không dám nhận thực hiện tự chủ. Thà cứ để cho người bệnh nằm giường ghép, nằm trên cáng dưới nền nhà, còn hơn là phải đi vay vốn đầu tư để rồi trong chi phí người bệnh phải trả cộng thêm cả lãi ngân hàng. Đại biểu cho rằng, điều tương tự như thế cũng xảy ra đối với các trường đại học tự chủ.
“Nếu cứ để cho các bệnh viện, trường đại học tự chủ, không phải chỉ tính khấu hao để tái đầu tư và bù đắp chi thường xuyên, mà phải tự lo, tự xoay bằng tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn, hậu quả người bệnh, người học phải gánh chịu chi phí dịch vụ cao”, ông Cường cảnh báo.
Từ đó, đại biểu đề nghị cần cân nhắc lại việc phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế, giáo dục, ít nhất phải đủ đầu tư xây dựng và trang bị cơ sở vật chất ban đầu, sau đó giao cho các trường, các bệnh viện tự chủ.
Theo đại biểu, có như thế các cơ sở y tế, giáo dục mới thực hiện tự chủ đúng nghĩa. Người bệnh, người học không phải gánh chi phí cao.
“Đầu tư lĩnh vực nào cũng quan trọng, cấp bách, song nếu chỉ cần điều chuyển bớt một phần nhỏ từ các lĩnh vực khác dành cho y tế, giáo dục thì hàng chục triệu người học, người bệnh sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn, chi phí hợp lý hơn, mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là động lực phát triển bền vững”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.
Tự chủ theo kiểu tự lo, người bệnh, người học phải gánh cả lãi ngân hàng