Ông Alan Ho - Giám đốc Marketing TIBCO Software khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản.
Minh chứng cho nhận định của mình về chất lượng nhân sự CNTT Việt Nam, ông Alan Ho lý giải, nhìn vào các số liệu về đầu tư của các công ty phần mềm, doanh nghiệp công nghệ nước ngoài vào Việt Nam cũng như việc Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất khu vực châu Á, có thể thấy rằng “khả năng, kiến thức, các kỹ năng của các kỹ sư CNTT Việt Nam không hề thua kém gì nhân lực CNTT tại các nước khác trong khu vực”.
Tuy nhiên, vị Giám đốc Marketing của TIBCO Software khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản cũng thẳng thắn chỉ rõ, điểm duy nhất ông nghĩ là nhân lực CNTT Việt Nam còn hạn chế, chính là rào cản về ngôn ngữ. Theo ông, các kỹ sư CNTT Việt Nam cần quan tâm đến việc phát triển thêm về khả năng ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh.
Trước đó, hồi cuối năm ngoái, khi đánh giá về chất lượng nhân lực CNTT Việt Nam, ông Piere Bonnet, Nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc vận hành Orchestra Networks, Giám đốc điều hành Orchestra Networks Việt Nam – doanh nghiệp phần mềm Pháp đã có gần 20 năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp quản trị dữ liệu và đã có 2 năm hiện diện tại thị trường Việt Nam, cũng cho rằng trình độ của kỹ sư CNTT Việt Nam không thua thế giới trong khi mức lương thì thấp hơn. Theo ông, đây là một trong những lý do những năm gần đây thị trường Việt Nam thu hút sự tham gia của nhiều công ty công nghệ nước ngoài.
“Các kỹ sư công nghệ của Orchestra Networks Việt Nam có trình độ tương đương với các kỹ sư của Orchestra Networks tại Pháp trong khi đó mức lương của họ thì thấp hơn. Chất lượng đội ngũ kỹ sư chính là lý do khiến chúng tôi chọn Việt Nam là quốc gia bên ngoài nước Pháp để thiết lập bộ phận nghiên cứu phát triển”, ông Piere Bonnet chia sẻ.
Theo đại diện Công ty phần mềm Pháp Orchestra Networks, các kỹ sư công nghệ của Orchestra Networks Việt Nam có trình độ tương đương với các kỹ sư của Orchestra Networks tại Pháp. |
Kính thưa các Quý vị đại biểu, Khách quí,
Thưa toàn thể Hội nghị!
Thế giới đã và đang bước vào cuộc cách mạng số. Với sự xuất hiện của một số công nghệ mới mang tính đột phá, như AI, Big Data, IoT, cuộc cách mạng số đang gia tăng tốc độ, xuất hiện cơ hội để hình thành xã hội thông minh. Để tận dụng cơ hội của công nghệ số, các quốc gia phải thực hiện chuyển đổi số. Năm 2019 này, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, để xây dựng nền kinh tế số, xã hội số.
An toàn, an ninh KGM là điều kiện cơ bản, là yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia. Nó tạo ra môi trường an toàn để chính phủ, doanh nghiệp và người dân sử dụng công nghệ số. Việt Nam chúng ta mong muốn và phải tạo ra một không gian an toàn để thực hiện các giao dịch số. Từ nhu cầu này chúng ta sẽ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ về an toàn, an ninh KGM và phát triển các doanh nghiệp an ninh mạng đẳng cấp quốc tế.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng |
Sự thịnh vượng của chúng ta phụ thuộc vào Internet, nhưng Internet lại không an toàn. Chúng ta làm cho Internet an toàn hơn, tức là làm cho đất nước thịnh vượng hơn. Không gian mạng là tương lai của thế giới. Cường quốc an ninh mạng thì cũng giống như cường quốc quân sự trong thế giới thực. Cùng một vạch xuất phát với tất cả các nước khác, lại có nguồn nhân lực an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, với khát vọng dân tộc hùng cường, và với một giấc mơ lớn, tài nguyên vô tận trong não mỗi người Việt Nam sẽ được khai thác, và chúng ta có thể đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng, bảo vệ Việt Nam, bảo vệ hoà bình thế giới.
Năm 2019, chúng ta phải bắt đầu từ việc tạo ra thị trường an toàn, an ninh mạng, các dự án đầu tư CNTT phải có hạng mục an toàn, an ninh mạng; phát triển các doanh nghiệp, sản phẩm và nhân lực an toàn, an ninh mạng Việt Nam; giám sát chặt chẽ an toàn KGM; đảm bảo an toàn mạng cho các cơ quan của chính phủ và các hạ tầng trọng yếu quốc gia, có khả năng phục hồi khi bị tấn công, mỗi cơ quan này phải có ít nhất một tổ chức hoặc một doanh nghiệp đảm bảo an toàn, an ninh mạng; Năm 2019 không thể để còn xảy ra việc các mạng của cơ quan nhà nước bị đột nhập lấy cắp thông tin. Một Hub về chia sẻ thông tin an toàn, an ninh mạng của Asean sẽ được hình thành tại Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc tế về an toàn, an ninh mạng.
Ngày hôm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông lần đầu tiên công bố đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin mạng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước năm 2018. Việc này sẽ được làm định kỳ hàng năm, và sẽ tiến tới đánh giá an toàn thông tin cho các doanh nghiệp và tổ chức khác trong xã hội. Các tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá về an toàn, an ninh KGM mạng Việt Nam là cần thiết, vì nó là một sở cứ để quốc tế tham khảo trong các quyết định của mình, trong đó có quyết định đầu tư vào Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng cần có đánh giá riêng của Việt Nam để làm sâu hơn trong ngữ cảnh Việt Nam. Mọi xếp hạng đều có tính tương đối, nhưng luôn cung cấp thông tin cho chúng ta để phấn đấu tốt lên, nhất là trong sự so sánh với các đơn vị quanh mình.
Bộ TT&TT đang được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ soạn thảo chỉ thị của Thủ tướng về đảm bảo an toàn, an ninh mạng, trong đó, nhấn mạnh đến vai trò người đứng đầu. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về mất an toàn, an ninh mạng của đơn vị mình. Mỗi đơn vị cũng phải tổ chức lực lượng an toàn, an ninh mạng tại chỗ, đồng thời phải có đơn vị chuyên trách bên ngoài cung cấp dịch vụ an toàn, an ninh mạng. Kiểm thử xâm nhập, đánh giá mức độ và quản lý rủi ro về an toàn, an ninh mạng phải được thực hiện thường xuyên.
Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam sẽ được tổ chức thường niên, là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng mở rộng mối quan hệ hợp tác, đoàn kết hơn nữa trong việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Có như vậy, công cuộc chuyển đổi số mới có thể bền vững, ổn định và bứt phá. Nhưng để sự bứt phá ấy đi đúng quỹ đạo, chúng ta cần đảm bảo rằng an toàn, an ninh mạng luôn là yếu tố không thể tách rời.
Ngày hôm nay, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT, Cục An toàn thông tin và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cùng với 5 thành viên sáng lập công bố và ra mắt Liên minh xử lý mã độc và phòng chống tấn công mạng. Từ 5 đơn vị ban đầu này, Liên minh sẽ không ngừng lớn mạnh. Chúng ta chỉ có thể thành công khi liên minh lại, không chỉ trong nước mà cả quốc tế nữa.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ TT&TT luôn sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số. Bộ cũng luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác, sự phát triển của các doanh nghiệp, hiệp hội trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng. Việt Nam có cơ hội trở thành quốc gia lớn mạnh về an toàn, an ninh mạng, và chúng ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội ấy.
Hội thảo và Triển lãm lần này có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước, Trung ương và địa phương, nhiều tổ chức, hiệp hội và hội, nhiều doanh nghiệp trong nước và nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến từ Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, v.v; nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, nhất là một số chuyên gia giỏi có uy tín là người Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài. Có nhiều sản phẩm và dịch vụ an toàn, an ninh mạng được giới thiệu tại triển lãm. Trong đó, có nhiều sản phẩm và dịch vụ đã được đưa vào sử dụng cho các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh các sản phẩm và dịch vụ của nước ngoài là các sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam. Bộ TT&TT trân trọng cảm ơn sự tham gia của các bạn. Bằng sự tham gia và cam kết của mình, các bạn đang giúp Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi số, giúp Việt Nam thịnh vượng và an toàn.
Tôi mong muốn rằng, tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng nhận thức rõ điều này. Từ nhận thức, chúng ta hãy cùng nhau hành động quyết liệt, sáng tạo và bền bỉ.
Xin chúc Hội nghị thành công tốt đẹp, xin chúc sức khỏe các vị đại biểu, khách quí!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tại Hội thảo về an toàn, an ninh mạng, BT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với nguồn nhân lực an ninh mạng vào loại tốt, với khát vọng dân tộc hùng cường và với một giấc mơ lớn, Việt Nam có thể trở thành cường quốc an ninh mạng.
" alt=""/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị An toàn, an ninh KGMBộ số hoá này có một cọng cáp mềm ở phần đáy dùng để kết nối đến bảng mạch logic của iPhone, và những con số được in trên sợi cáp này trông khá tương đồng với định dạng in mà Apple thường sử dụng.
Chúng ta còn có thể thấy mã ngày tháng trên sợi cáp này, cho thấy ngày sản xuất là tuần thứ 46 của năm 2017, tức là vào giữa tháng 11 năm ngoái. Do đó đây có vẻ như không phải là một linh kiện mới, tuy nhiên điều này cũng không có gì lạ, bởi khoảng thời gian chênh lệch giữa giai đoạn sản xuất bộ số hoá và các phần còn lại để ghép chung vào thành một màn hình duy nhất không phải là không có.
Tấm ảnh thứ hai cho thấy một khay chưa 4 bộ màn hình/bộ số hoá đã được lắp ráp hoàn chỉnh. Một lần nữa, chúng ta thấy kích thước của bộ linh kiện này lớn hơn hẳn so với iPhone X dựa trên kích cỡ của lỗ loa xuất hiện trên một trong 4 bộ màn hình. Thiết kế mặt sau của bộ màn hình đã hoàn chỉnh này cũng rất tương đồng nhưng không giống hết với iPhone X.
Samsung từ trước tới nay đã là nhà cung ứng độc quyền màn hình OLED cho iPhone X, nhưng nhiều tin đồn gần đây đã chỉ ra rằng LG có thể sẽ trở thành nhà cung ứng màn hình cho iPhone X Plus trong năm nay, do đó việc những linh kiện này xuất hiện tại một phân xưởng ở Việt Nam hoàn toàn trùng khớp với tin đồn kia. Apple cũng được cho là đã đầu tư hàng tỷ USD để giúp LG nâng cấp dây chuyền sản xuất màn hình OLED và tăng sản lượng để giúp Apple chủ động hơn, không còn phải dựa hoàn toàn vào Samsung nữa.
Apple được cho là sẽ tung ra 3 chiếc iPhone mới trong năm 2018, có thể là vào tháng 9 như thông lệ, gồm: một chiếc iPhone X thế hệ 2 với màn hình OLED 5.8-inch, một chiếc iPhone X Plus màn hình OLED 6.5-inch và một chiếc iPhone có thiết kế tương tự iPhone X nhưng sử dụng màn hình LCD 6.1-inch.
Theo GenK
" alt=""/>Lộ diện màn hình lớn và bộ số hoá của iPhone X Plus tại Việt Nam