Ảnh: Forbes
2 lợi ích của NFT mang lại cho nền kinh tế
Đầu tiên, NFT giúp tối đa hóa thu nhập cho người sáng tạo, đảm bảo quyền sở hữu. Trên thế giới, NFT đang được sử dụng phổ biến trong nội dung kỹ thuật số với âm nhạc, nghệ thuật, tranh ảnh.
NFT tạo giúp sức mạnh cho nền kinh tế của những người sáng tạo, nơi người sáng tạo không chuyển quyền sở hữu nội dung của họ cho nền tảng mà họ sử dụng để công khai nội dung đó. Khi người sáng tạo hay người sở hữu bán nội dung của mình, tiền sẽ chuyển trực tiếp đến họ.
Hơn thế, nếu chủ sở hữu mới sau đó bán NFT, người tạo ra ban đầu có thể tự động nhận tiền bản quyền. Điều này không thể xảy ra với cách đảm bảo sở hữu trí tuệ truyền thống hiện nay.
Thứ hai, NFT giúp mã hóa các sản phẩm vật lý, mở rộng thị trường mua bán. Nhiều dự án đã và đang nghiên cứu việc mã hóa bất động sản, các sản phẩm thời trang, những ấn bản mang tính chất cổ xưa, mang giá trị lớn.
Khi các tài sản giá trị lớn như nhà ở, căn hộ, đất đai được token hóa thành những “mẫu” nhỏ, hay còn gọi là các NFTs, thì việc sở hữu token này đồng nghĩa với việc bạn sở hữu một phần trong đó. Nhờ vậy, tính thanh khoản sẽ sôi động hơn, đối tượng thị trường cũng sẽ mở rộng hầu như không có biên giới trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ mà là vô biên giới, mang tới cơ hội sinh lời cao hơn cho cá nhân người sở hữu nói riêng và cho hệ sinh thái kinh tế số nói chung.
Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới, nhiều nước đã tăng cường sử dụng công nghệ không tiếp xúc. Đây là một phần của lý do sự xuất hiện của cá nhân, tổ chức gia nhập thị trường NFT mỗi ngày. Một trong những ví dụ tại Việt Nam là nền tảng số cho thị trường Bất động sản mang tên ANFT.
Giới chuyên gia tin rằng, không gian này sẽ nhanh chóng biến thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD, và mở rộng ra ngoài phạm vi quyền sở hữu nghệ thuật và âm nhạc.
Cán mốc doanh thu 2,5 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021, NFT được dự báo vẫn tăng trưởng tiếp trong những tháng còn lại. Nguồn: Market Screener
Hiện nay, Việt Nam cũng không nằm ngoài đường đua trên việc phát triển kinh tế số. Vào tháng 8, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số.
Việt Nam hiện có nhóm các nhà nghiên cứu luật nghiên cứu pháp lý về tiền ảo. Theo đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra việc cần có một định nghĩa rõ ràng về tiền ảo. Nếu muốn xây dựng được khung pháp luật cho sản phẩm này thì trước hết cần có định nghĩa rõ ràng.
Thứ hai, nhóm nghiên cứu đề xuất cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới, cụ thể: "Trong thời gian tới, Việt Nam cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới trong Bộ luật Dân sự - tài sản kỹ thuật số. Khái niệm về tài sản tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần có sự sửa đổi theo hướng bổ sung thêm“các loại tài sản khác do pháp luật quy định".
Ngoài ra, việc xác định được tình trạng pháp lý của tiền ảo sẽ là cơ sở vững chắc cho quá trình xây dựng các quy định về các vấn đề khác có liên quan như: quản lý hoạt động ICO, sàn giao dịch, thuế đối với tiền ảo…
(Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị)
Cơn sốt tác phẩm số NFT đã trở lại?
Không còn là cuộc chơi của giới đầu tư tiền ảo, ngày càng có nhiều các nghệ sĩ bắt đầu dấn thân vào NFT với sự nở rộ của chợ số và các startup có liên quan.
" alt=""/>Việt Nam cần làm gì để phát triển thị trường NFT