












TN - Thắm Nguyễn

TN - Thắm Nguyễn
Đối với những người trẻ tuổi, việc ứng dụng khoa học công nghệ đã xóa nhòa khoảng cách địa lý, có thể trao đổi, hò hẹn với người thân quen từ xa hàng trăm cây số, hay học trực tuyến hoặc nhờ tư vấn trực tuyến từ xa một cách dễ dàng. Đơn giản nhất là mua được bộ quần áo ưng ý từ cửa hàng cách xa mình hàng trăm cây số mà không phải lặn lội đi lại...
Người cao tuổi ở xã Đại Dực cũng hưởng ứng chuyển đổi số một cách nhiệt tình, bây giờ gần như người nào cũng có điện thoại thông minh. Đại Dực vốn rất nổi tiếng với truyền thống hát soóng cọ. Trước đây mọi người thường hẹn hò nhau ra bờ rừng, bãi ruộng để cùng hát, nhưng bây giờ cuộc sống thay đổi, bận rộn hơn, không tập hợp được như trước, thế nhưng các buổi hát soóng cọ vẫn diễn ra bình thường vào buổi tối nhờ ứng dụng tiến bộ về công nghệ.
Già làng Lỷ A Sáng (75 tuổi) ở xã Đại Dực là người có rất nhiều công trong bảo tồn tiếng hát soóng cọ người Sán Chỉ qua điện thoại thông minh. Ông Sáng kết nối những người cùng thích hát soóng cọ trong xã với xã khác và cả huyện khác, mỗi tối lên đến hàng trăm người vào nhóm zalo. Qua đó, mọi người dù ở nhà vẫn tụ hợp được thông qua chức năng gọi điện có hình ảnh để cùng hát với nhau.
Bà Nình Thị Hồ (thôn Khe Lục, xã Đại Dực) cho biết: Tôi và nhiều người đứng tuổi đã quyết tâm học chữ cũng là nhờ có điện thoại thông minh. Nhiều niềm vui lắm, nào là đọc được tin nhắn trên zalo khi hẹn người cùng nhóm với nhau, hoặc hát tập thể với nhau rất vui... Cũng theo bà Hồ, việc ứng dụng khoa học công nghệ giúp cho cuộc sống ngày càng thuận tiện, ngay cả việc đóng tiền điện cũng không mất thời gian như trước. Trước đây mọi người phải phân công nhau, người đi làm rừng, làm ruộng hay phải phiền con cháu ra phố huyện đóng hộ tiền điện mất ngày, mất buổi. Bây giờ thông qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh là ở đâu cũng có thể đóng tiền được. Cũng từ điện thoại, nhiều người còn học được kỹ thuật chăm sóc lúa, cách trồng rừng, cách nuôi dạy con cháu cho tốt.
Trước đây mỗi lần tổ chức họp thôn tôi phải đi hết quả đồi này sang quả đồi khác để đến từng nhà mời bà con đến họp. Tuy vậy việc ấy cũng rất mất công, vì mọi người làm rừng, làm ruộng từ sáng sớm đến tối muộn mới về, tôi phải đi đến từng nhà từ sáng sớm hoặc tối muộn, mất mấy ngày vì một buổi cũng chỉ đến được chục nhà. Bây giờ thông qua zalo, chỉ cần thông tin lên nhóm là mọi người đều biết. Ông Nình Văn Quang, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khe Lục, xã Đại DựcCác buổi tập huấn về chăn nuôi, chăm sóc cây trồng ở xã, thôn cũng hiệu quả hơn. Trước đây cán bộ giảng bài nhưng hễ nói đến các loại thuốc có tên nước ngoài là bà con rất khó hiểu, nay chỉ cần chụp ảnh loại thuốc đó đưa lên nhóm zalo là xong. Khi đi mua hàng, người mua chỉ việc mở hình ảnh lên là người bán hiểu. Thông qua mạng xã hội còn có thể lập các nhóm an ninh trật tự, chống lừa đảo, hễ có hành động lừa đảo gì mới của bọn tội phạm đều đưa lên nhóm để mọi người cùng cảnh giác.
Có thể khẳng định, việc đầu tư phát triển nền tảng công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số đã kéo dần khoảng cách Đại Dực với muôn nơi. Người lớn tuổi có con cháu dù đi làm ăn ở xa thỉnh thoảng gọi điện có hình ảnh về hỏi thăm thì dù ở xa mấy cũng vẫn yên tâm công tác.
TheoCông Thành (Báo Quảng Ninh)
" alt=""/>Đổi thay tích cực ở xã vùng cao Đại DựcTrước đề xuất của Bộ Tài chính, đã có nhiều ý kiến cho rằng, quan điểm này chưa hẳn đã phù hợp vì nhiều lý do.
Theo ông Đào Quang Tuấn - Phó TGĐ công ty game Funtap, nhìn về mặt tích cực, game online đã được chứng minh sự hiệu quả trong việc giúp người chơi phát triển tư duy, trí tuệ, bên cạnh đó là việc quảng bá hình ảnh văn hóa quốc gia.
Cùng với sự phát triển của Internet, khái niệm game online đang ngày càng thay đổi và sẽ còn thay đổi rất nhanh. Khoảng cách giữa một trò chơi điện tử và phần mềm đang ngày càng thu hẹp lại.
“Làm sao chúng ta có thể phân biệt được người dùng sử dụng game để giải trí hay học tập. Ví dụ phần mềm học tiếng Anh nổi tiếng Duolingo được phát triển dựa trên mô hình lý thuyết trò chơi”, ông Tuấn đặt vấn đề.
Đối với dự thảo áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online, Phó TGĐ Funtap cho rằng, ngành game là lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nội dung bằng công nghệ.
“Chúng ta không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với người nghe nhạc nhiều, xem phim nhiều, vậy cũng không nên đánh thuế người chơi game nhiều”, ông Đào Quang Tuấn nói.
Lý giải về góc nhìn của Bộ Tài chính, theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, sở dĩ vẫn còn những cái nhìn ác cảm đối với game online, bởi một số vấn đề rủi ro đi kèm. Đó là tình trạng phát hành game lậu, khả năng gây nghiện và tác động tới sức khỏe tinh thần của game online.
Tuy vậy, theo khảo sát của TS Cấn Văn Lực, tựu chung đa số các nước trên thế giới đều chưa đánh thuế với game, kể cả những nước phát triển như Singapore, Mỹ, châu Âu. Thay vào đó, họ đưa ra một số chính sách khác nhằm điều tiết hành vi của người tiêu dùng.
Chia sẻ quan điểm của mình về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với game online, TS Cấn Văn Lực đề xuất Bộ Tài chính cần hết sức cân nhắc khi áp dụng sắc thuế này.
Nhìn nhận về câu chuyện game online, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội quan tâm đến việc Nhà nước liệu có thực sự cần thiết phải can thiệp hay không.
Nhiều bằng chứng từ các doanh nghiệp, hiệp hội cho thấy việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt không hẳn sẽ tăng được nguồn thu ngân sách do những tác động tiêu cực mà chính sách này mang lại.
Đối với mục tiêu làm giảm tác hại của game online, đây là ngành kinh doanh khác hẳn với rượu bia và thuốc lá, những sản phẩm buộc phải mua bởi các công ty trong nước. Với sự phổ biến của các kho ứng dụng, người chơi có thể tiêu dùng sản phẩm game xuyên biên giới mà không cần ra khỏi nhà.
Với những khả năng trên, mục đích ban đầu của chính sách chưa chắc đã đạt được, trong khi, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tạo ra các tác động không cân xứng, đẩy các công ty game trong nước phải tìm đường ra nước ngoài.
“Nếu phải can thiệp bằng thuế tiêu thụ đặc biệt, câu hỏi đặt ra là tác động mong muốn, mục tiêu đặt ra có đạt được hay không? Chi phí xã hội như thế nào? Nếu mục đích đạt được quá nhỏ mà tác động tiêu cực quá lớn thì không nên áp dụng”, ông Phan Đức Hiếu thẳng thắn nhìn nhận.
Nhìn chung, các chuyên gia đều cho rằng, đang có sự khác biệt về số liệu phát triển lĩnh vực giữa cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến chưa thể có cái nhìn thấu đáo về mức độ phát triển và đóng góp của ngành game online.
Bộ Tài chính cần có những đánh giá kỹ hơn về thực trạng hoạt động của lĩnh vực kinh doanh game, cả về doanh thu, cơ cấu kinh doanh. Cùng với đó là mức độ tác động của chính sách đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và cả nhà nước, trước khi quyết định có nên hay không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại hình dịch vụ này.
Tâm sự của chàng trai tuổi 30.
Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc anh đã 30 tuổi mà còn xoáy sâu vào mức thu nhập hàng tháng không đủ để anh này có thể tự tin đến với một ai.
Người đàn ông này còn đưa một số lý do nói về xã hội bây giờ 'thực dụng', "cuộc sống không có tiền khó mà hạnh phúc".
Ngay khi chia sẻ trên mạng xã hội, chủ đề "lương 7 triệu có kiếm được người yêu" lập tức trở thành đề tài được nhiều người tranh luận.
Đa số cộng đồng mạng cho rằng chàng trai không cầu tiến.
Nhiều dân mạng cho rằng anh chàng này sống chưa có mục đích chính đáng, bởi cuộc sống là do bản thân tạo ra chứ không phải tại "nghèo", "lương thấp" hay "cuộc sống thực dụng".
"Đàn ông dù không kiếm được nhiều tiền nhưng lương 7 triệu thì thế nào cũng vẫn sẽ có một người phụ nữ phù hợp với anh, quan trọng là ý chí, đừng chưa gì đặt nặng trách nhiệm và ca thán", Thanh Lan bình luận.
Tue Minh có ý kiến: "Thay vì ngồi đó, bạn nên phấn đấu và làm thêm những công việc khác. Đàn ông 30 vững vàng lên. Đâu còn là đứa trẻ non nớt mà nghĩ thiển cận như vậy".
"Là đàn ông thì phải có trách nhiệm gánh vác và trụ cột cho gia đình. Cần nhất là bản lĩnh, không có chỗ cho sự yếu đuối và an phận" là bình luận của Phuong Nga.
Bạn thì sao, lương 7 triệu theo bạn có kiếm được người yêu không?
Theo VTC.VN
" alt=""/>Lương tháng 7 triệu, chàng trai 30 tuổi không dám yêu ai