1. Trước khi diễn ra vòng 12, HAGL tràn trề hy vọng sớm lọt vào top 8 đội để tránh được cuộc đua xuống hạng khi chỉ cần một chiến thắng là xong.Tuy nhiên, thất bại trên sân Vinh trước đội chủ nhà SLNA ở vòng 12 đã đẩy đội bóng nhà bầu Đức vào thế rất khó và không còn an toàn khi để các đội bóng phía sau bám sát.
Chính vì thế, muốn sớm trụ hạng (lọt vào top 8 đội mạnh nhất) không còn cách nào khác HAGL phải có chiến thắng trước đối thủ khó chơi CLB TPHCM ở vòng 13 trên sân nhà vào ngày 1/10 tới.
 |
HAGL thất bại ở vòng 12 khiến cơ hội trụ hạng sớm khá mong manh |
Thua là bi kịch, thậm chí một trận hoà cũng có thể làm HAGL bị nhóm sau như SHB.Đà Nẵng, Hà Tĩnh... đuổi kịp và qua mặt vào phút chót.
2. Hơn 1 năm trước, trong ngày tiễn Công Phượng lên đường sang Bỉ thi đấu, bầu Đức từng "tiên tri" CLB TPHCM không thể vô địch vì “5 thằng gày đánh một thằng mập” để câu nói này trở thành phát ngôn kinh điển ở V-League.
Và chẳng biết có phải vì “thương” CLB TPHCM hay không, ngay mùa giải 2020 bầu Đức đã tăng cường cho đội bóng của người cũ Chung Hae Seong hàng loạt cầu thủ từ HAGL như Đức Lương, Văn Sơn. Dĩ nhiên đáng kể nhất là Công Phượng nhằm đua vô địch với Hà Nội FC.
Những sự tăng cường này đến thời điểm này dẫu chỉ mình Công Phượng là chất lượng nhưng cũng giúp mối quan hệ giữa HAGL và CLB TPHCM thêm khăng khít.
Cần biết rằng, vài năm qua bầu Đức hiếm khi cho đội bóng nào mượn nhiều cầu thủ như giúp CLB TPHCM đủ để thấy ông chủ HAGL kỳ vọng ra sao vào đội bóng Thành phố.
 |
Bầu Đức có lo lắng? |
3. Dù giải đấu chưa kết thúc, chức vô địch vẫn nằm ở phía trước nhưng với những gì diễn ra dường như khả năng để CLB TPHCM lật đổ Hà Nội FC, hay đua tranh ngôi vương là rất khó khăn.
Nhận định này xuất phát từ lối chơi lẫn vấn đề nội bộ của CLB TPHCM trong việc mua sắm cầu thủ ở mùa giải này. Điển hình như việc bỏ cả triệu USD mua 2 ngoại binh người Costa Rica cũng chỉ sử dụng luân phiên vì quá số lượng đăng ký.
Hay mới nhất tậu 3 cầu thủ người Khánh Hoà cũng phải “để dành” Trùm Tỉnh cho mùa sau với lý do vượt quá số lượng 30 cầu thủ được phép đăng ký chẳng hạn.
 |
HLV Chung Hae Seong là người quen cũ và CLB TPHCM có quan hệ khăng khít khi mượn nhiều cầu thủ của HAGL |
Có quá nhiều vấn đề, nên dù có thắng HAGL ở lượt trận thứ 13 tới thì việc đội bóng của HLV Chung Hae Seong đua tranh ngôi vương cũng chẳng đơn giản. Chính bởi vậy, những lời xì xào lo CLB TPHCM có thể đá thiếu nhiệt trước HAGL khi đội bóng thân thiết gặp khó cũng bị xới lên.
Tất nhiên, CLB TPHCM có lý do để tiên liệu cho cảnh đi dễ về khó khi làm khách tại Pleiku vào ngày 1/10 tới: đội bóng này mất Công Phượng – chân sút chủ lực của họ vì giao kèo trước đây cùng bầu Đức, chưa kể tiền đạo người xứ Nghệ có vẻ cũng bị chấn thương ở trận gặp Nam Định.
Độ cao, thời tiết... và nhất là HAGL mùa này đang chơi rất hay ở sân nhà phố Núi với 5 trận bất bại trong đó có tới 4 chiến thắng thì CLB TPHCM nếu sơ sẩy ở Pleiku cũng có vẻ hợp lẽ.
Nếu nhìn đường xa, một khi "kéo" HAGL vào top 8 thành công CLB TPHCM có thể có thêm “đồng minh” khá đáng gờm cho chặng nước rút.
Nói tóm lại, trước khi phán quyết tại phố núi, CLB TPHCM lẫn HAGL đứng trước bài toán mà đáp số phải là sự trung thực từ 2 đội bóng đều nỗ lực gầy dựng hình ảnh đẹp, trong sáng.
Video TPHCM 5-1 Nam Định:
M.A
" alt="HAGL lâm nguy, ai chìa tay cứu đội bóng bầu Đức"/>
HAGL lâm nguy, ai chìa tay cứu đội bóng bầu Đức
Tổng giá trị quà tặng 800 triệu đồng được Tập đoàn Đông Dương - Thương hiệu Kingsport trao tặng nhằm kịp thời tiếp sức đội ngũ các y bác sĩ tại tâm dịch trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Theo đó, các phần quà sẽ được trao tặng đến: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang; Bệnh viện Phổi Bắc Giang, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Bắc Giang, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Bắc Ninh, Trung tâm Y tế Thuận Thành (Bắc Ninh), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (Hà Nội), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. |
Ông Nguyễn Trung Kiên - GĐ Điều hành khu vực miền Bắc (thứ 2 từ trái sang), đại diện Kingsport tặng thiết bị chăm sóc sức khỏe và tiền mặt tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương |
Ông Lê Trường Mạnh - Tổng Giám đốc Kingsport cho biết: “Xuất phát từ lòng biết ơn và mong muốn chia sẻ phần nào sự vất vả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế đang ngày đêm làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19, chúng tôi mong rằng những chiếc ghế massage cùng tiền mặt sẽ là nguồn động viên để các y bác sĩ có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất trong giai đoạn hiện nay”.
Theo đại diện Tập đoàn Đông Dương - Thương hiệu Kingsport, các phần quà sẽ được chuyển đến các bệnh viện, đơn vị tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội và TP.HCM trong thời gian sớm nhất.
 |
Ông Trần Anh Đức - Giám đốc điều hành Tập đoàn Đông Dương (thứ 3 từ phải sang) trao tặng vật phẩm và tiền mặt tiếp sức các y, bác sĩ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. |
BS.CKII Nguyễn Thanh Trường - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cảm ơn những tình cảm của Tập đoàn Đông Dương - Thương hiệu Kingsport dành cho đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế đang trực chiến tại các bệnh viện tâm dịch. Món quà của tập đoàn Đông Dương - Thương hiệu Kingsport dành tặng tới các bệnh viện trong thời điểm này góp phần cổ vũ, động viên tinh thần cán bộ, nhân viên các bệnh viện, quyết tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
 |
Kingsport luôn tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong mùa dịch |
“Kingsport luôn sẵn sàng đồng lòng chia sẻ cùng cả nước nói chung và các bệnh viện tuyến đầu nói riêng trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-9. Đặc biệt là sát cánh cùng đội ngũ y bác sĩ, những người đi đầu trong cuộc chiến chống Covid-19, mang tới một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn" - ông Nguyễn Trung Kiên, đại diện Kingsport chia sẻ tại buổi trao tặng.
Bên cạnh việc ủng hộ thiết bị chăm sóc sức khỏe và tiền mặt cho các y bác sĩ, cán bộ y tế, Kingsport còn kêu gọi mọi người hãy cùng nâng cao tinh thần quyết tâm chống dịch bằng cách tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế, tập luyện tại nhà để nâng cao sức khỏe. Đồng thời Kingsport hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân… chung sức ủng hộ vật chất hoặc tinh thần cho các đơn vị tuyến đầu chống dịch, góp phần đầy lùi đại dịch.
Doãn Phong
" alt="Kingsport dành 800 triệu đồng quà và tiền mặt tiếp sức đội ngũ y tế tuyến đầu chống dịch"/>
Kingsport dành 800 triệu đồng quà và tiền mặt tiếp sức đội ngũ y tế tuyến đầu chống dịch
Mới đây, Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học quốc tế: “Tâm lý học và Giáo dục học vì sự phát triển học sinh và nhà trường hạnh phúc”. |
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Thanh Hùng |
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho rằng, hạnh phúc là giá trị tối cao của loài người, đồng thời cũng là giá trị được mỗi cá nhân theo đuổi trong suốt cuộc đời. Do vậy, học sinh cũng cần được hạnh phúc trong cuộc đời học sinh mà không phải chờ đến khi trưởng thành.
“Một đứa trẻ hạnh phúc có ý nghĩa không kém và thậm chí còn có ý nghĩa nhiều hơn một người trưởng thành hạnh phúc, bởi lẽ nó chính là mầm hạnh phúc của xã hội tương lai”, ông Sơn cho hay.
Do đó, theo ông Sơn, cần có những nghiên cứu để làm rõ bản chất của hiện tượng này, cũng như các cách thức để giúp con người nói chung và trước tiên là học sinh có được hạnh phúc.
Tâm lý học có ưu thế nổi trội trong việc phát hiện bản chất tâm lý của cảm nhận hạnh phúc và xác định các yếu tố tác động đến cảm nhận hạnh phúc. Trong khi đó, giáo dục học lại có thế mạnh trong việc tác động đến học sinh – chủ thể của cảm nhận hạnh phúc để hình thành ở các em các giá trị, các mục tiêu sống, các nhu cầu và năng lực hoạt động để có được hạnh phúc cho bản thân.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng tâm lý giáo dục chính là nền tảng giúp trường ông tồn tại, có được vị thế và uy tín như ngày hôm nay.
Thời gian đầu, trường tư của ông vào diện đì đẹt và không có chút tiếng tăm nào ở Hà Nội. Học sinh vào trường toàn diện yếu kém và các thầy cô giáo dường như phải “đánh vật” hằng ngày, vất vả khôn lường nhưng cũng không có thành quả.
Trăn trở làm sao để giảm được áp lực làm việc cho chính bản thân mình và các thầy cô và cứu trường khỏi nguy cơ giải thể, ông Hòa đã nghĩ cách để thay đổi.
“Việc đầu tiên tôi phải làm là thuyết phục các thầy cô giáo chấp nhận việc dạy học sinh yếu kém mà không kêu ca, không căng thẳng và đặc biệt không tạo áp lực thêm cho học sinh. Tôi nói với các giáo viên rằng học tập chỉ là một trong nhiều năng lực của con người. Học sinh học kém không phải không có thế mạnh gì. Mỗi học trò còn có nhiều năng lực nổi trội khác nào đó mà các thầy cô cần khám phá. Do đó cần phát lộ và phát huy để trở thành điểm sáng. Đó mới là nhiệm vụ của giáo dục, của các thầy cô giáo”.
Theo ông Hòa, chỉ cần các thầy cô quan tâm đến cảm xúc của học trò hơn là điểm số, chăm lo cho mỗi em đều tiến bộ so với chính bản thân mình là được.
Và rồi theo ông Hòa, phương châm giáo dục quan tâm, giúp cho mỗi học trò đều tiến bộ đã giúp các giáo viên của nhà trường như có thêm nguồn năng lượng, nghị lực để có thể làm thay đổi học sinh ngày càng tiến bộ.
 |
Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Để có được điều này, ông Hòa cho hay bản thân đã phải hứa không đưa tỷ lệ học sinh khá giỏi ra để làm tiêu chí thi đua. Thay vào đó, ông hướng dẫn các thầy cô thực hành phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học tập cho học sinh. “Tôi kiên trì chờ đợi sự thay đổi từ chính các thầy cô giáo và không bức xúc, sốt ruột nữa”, ông Hòa kể.
Mặt khác, ông cũng kiên trì nói với phụ huynh học sinh điều đó. “Khi đi đúng vào tâm lý của cha mẹ học sinh, hiểu được họ mong muốn gì ở con em mình và ở các thầy cô, nhà trường, chúng tôi tạo được niềm tin cho họ. Có lẽ cũng vì thế mà trường dần cải thiện về công tác tuyển sinh khi học sinh đăng ký vào nhiều lên”.
Theo ông Hòa, tâm lý giáo dục cũng giúp ông giải quyết bài toán bạo lực học đường - vấn đề mà gần như không trường nào không có. Bản thân ông từng phải đứng ra xử lý trực tiếp không ít những tình huống khó khăn, gay cấn với phụ huynh vì chuyện con cái ở trường.
“Có lần một phụ huynh kéo khoảng 20 người đến trường gây gổ và đe dọa rằng sẽ đập nát ngôi trường và cả tôi nữa. Lý do đơn giản là con gái lớp 6 nô đùa kéo nhau đỏ cả cánh tay, nhưng về nhà, phụ huynh tưởng là có bạo lực hoặc con bị đánh nên đến bắt đền nhà trường. Việc đầu tiên lúc đó, tôi thực hiện là lắng nghe để hiểu tâm trạng của họ, giúp họ xả hết ra. Gần như chỉ có xin lỗi chứ không sa vào lý giải, tranh luận. Lúc họ xả hết những bức bối thì mình nói mới vào. Cuối cùng, vị phụ huynh rời trường trong vui vẻ và sáng hôm sau thì vợ của anh này đã đến xin lỗi”, ông Hòa kể và cho rằng điểm chung là cần phải luôn biết lắng nghe phụ huynh.
Ông Hòa cho rằng, hầu hết nguyên nhân các sự việc không phải do vấn đề đạo đức, ý thức kỷ luật mà mọi người vẫn luôn áp đặt khi nói về bạo lực trong nhà trường.
“Tôi nghĩ đó đều là những vấn đề thuộc vê tâm lý lứa tuổi. Bởi nếu chúng ta nhìn lại, khi còn là học sinh như vậy, nhưng khi trưởng thành các em lại khác. Thậm chí nhiều em sau này vẫn quay trở lại trường để xin lỗi các thầy cô về hành động của mình và cảm ơn thầy cô đã bỏ qua cho lỗi lầm và giờ đây thành người”, ông Hòa nói.
“Các thầy cô giáo cũng tương tự khi chỉ vì nhiều áp lực,...dẫn đến tức giận và rồi đổ lên đầu học sinh và thành ra bạo lực”.
Ông Hòa cho hay, giáo viên không chỉ cần có sự yêu thương mà còn cần phải có sự thấu hiểu học trò, hiểu hoàn cảnh gia đình và sự khó khăn mà các em đang vấp phải. Từ đó có sự giúp đỡ, hỗ trợ và tháo gỡ thì đó chính là nền tảng của trường học hạnh phúc.
Thanh Hùng

Thầy hiệu trưởng lội nước mang cơm cho sinh viên bị cô lập vì mưa lũ
Trong những ngày miền Trung mưa lớn, gây ngập sâu nhiều vùng, hiệu trưởng và nhiều thầy cô giáo của Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế đã chèo đò đến tiếp tế lương thực cho sinh viên đang bị cô lập vì mưa lũ.
" alt="Thầy giáo kể chuyện ứng phó khi bị phụ huynh dọa 'đập nát trường'"/>
Thầy giáo kể chuyện ứng phó khi bị phụ huynh dọa 'đập nát trường'