Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất chiếm 80% số ca bệnh. Tình trạng này xảy ra do cục máu đông ngăn chặn dòng máu và oxy đến não.
Giáo sư Louise Connell, nhà vật lý trị liệu tại Đại học Central Lancashire (Anh), giải thích: “Đột quỵ nhỏ và đột quỵ toàn diện đều do gián đoạn cung cấp máu cho não, thường do cục máu đông gây ra. Sự khác biệt là đột quỵ nhỏ có tính tạm thời”.
Theo Express, nghiên cứu trên 2.400 trường hợp ghi nhận hơn 500 bệnh nhân bị đột quỵ nhỏ trước khi trường hợp khẩn cấp thực sự xảy ra. Khoảng 43% số người bị đột quỵ nhẹ đã trải qua các dấu hiệu sớm vào một số thời điểm trong tuần dẫn đến đột quỵ toàn diện.
Các dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý bao gồm:
- Tê hoặc yếu mặt, cánh tay, chân, đặc biệt ở một bên cơ thể
- Đột nhiên nhầm lẫn hoặc khó hiểu
- Khó nói
- Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt
- Chóng mặt, mất thăng bằng, phối hợp hoạt động, đi lại khó khăn
- Nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
Tin tốt là can thiệp y tế có khả năng ngăn chặn cơn đột quỵ nhẹ trở thành đột quỵ toàn diện.
Giáo sư Connell cho biết thêm: “Phương pháp điều trị có thể bao gồm loại bỏ cục máu đông ở cổ (động mạch cảnh) trước khi chúng gây ra đột quỵ và điều trị những yếu tố làm tăng khả năng đột quỵ (như huyết áp cao, rung tâm nhĩ, dùng thuốc làm loãng máu)”.
Cách phòng ngừa đột quỵ
Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, thay đổi lối sống có thể rất hiệu quả trong việc giảm nguy cơ cấp cứu vì đột quỵ. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến nghị chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, giàu trái cây tươi, rau và ngũ cốc.
Bạn không nên ăn quá 6g muối mỗi ngày vì loại gia vị phổ biến này là nguyên nhân chính gây ra huyết áp cao, nguy cơ gây đột quỵ. Bỏ hút thuốc, giảm uống rượu cũng có thể hữu ích.
Trước đó, rạng sáng cùng ngày, 3 thanh niên (20-21 tuổi, ngư dân tỉnh Bình Thuận) lặn sâu khoảng 14m đánh bắt cá ở vùng biển Trường Sa, cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 5 hải lý. Lúc ngoi lên mặt nước, cả nhóm có hiện tượng mệt, chóng mặt, đau tai, ngực, bụng, chân, được các thành viên trên tàu chăm sóc nhưng không chuyển biến.
3 ngư dân liền được đưa vào bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông cấp cứu. Lúc này, các bệnh nhân đều tiếp xúc được, 2 phổi rì rào, phế nang êm, tứ chi vận động được; tần số thở 20 lần mỗi phút; đau tai, ngực, bụng, hai chân, chóng mặt. Bác sĩ chẩn đoán họ bị giảm áp do lặn sâu.
Các bác sĩ đã cho bệnh nhân thở oxy, truyền dịch, dùng thuốc theo phác đồ. Sau 1 giờ cấp cứu, bệnh nhân còn mệt, mạch 68 lần/phút, huyết áp 115/70 mmHg, nhiệt độ 37 độ C, tần số thở 20 lần/phút, SPO2 99%, song còn đau tai, ngực, bụng, hai chân, chóng mặt nhẹ.
Hiện, các bác sĩ tiếp tục điều trị theo phác đồ và theo dõi sát tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân ung thư, y học hiện đại chỉ ra rằng các chất trong cây xương khỉ như flavonoid, glycerol, cerebrosid, glycosid có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ cầm máu.
Các trường hợp ung thư giai đoạn sớm có thể sử dụng thêm cây xương khỉ kèm theo các thuốc được bác sĩ kê đơn. Cây giúp giảm tác dụng phụ của xạ trị, hóa chất. Người mắc ung thư tuyệt đối không từ bỏ các quá trình điều trị hiện đại để chỉ dùng cây xương khỉ chữa bệnh.
Ngoài ra, lá xương khỉ giúp nhanh liền sẹo, liền da, điều trị bệnh ngoài da, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tăng men gan, các tổn thương gan do độc chất, cải thiện bệnh lý huyết áp, phong tê thấp, đau nhức xương, gãy xương.
Dù cây xương khỉ là thảo dược nhưng cần dùng đúng liều. Người bị hàn khí xâm nhập như cảm lạnh, chân tay lạnh, phụ nữ có thai không dùng loại cây này. Trong trường hợp người bệnh đang dùng thuốc Tây y, cần liên hệ bác sĩ tư vấn để có hướng dẫn phù hợp.