Ngày 30/8,ịchlýsiêucườngcôngnghệvẫndùngđĩamềmlưutrữdữliệbong da 24h Bộ trưởng các vấn đề kỹ thuật số Taro Kono cho biết tình trạng này sẽ sớm chấm dứt khi cơ quan chức năng dự kiến thay đổi các quy định đã lỗi thời vào cuối năm nay.
“Ngày nay mọi người có thể mua đĩa mềm ở đâu cơ chứ?”, người đứng đầu Bộ Kỹ thuật số nói với các phóng viên. “Chúng tôi sẽ thay đổi các quy định này ngay lập tức”.
Kono cũng tiết lộ, sau khi rà soát, có khoảng 1.900 điều khoản trong các bộ luật hiện hành của Nhật Bản yêu cầu sử dụng các phương tiện lưu trữ đã lỗi thời.
Những quy định này được coi là cản trở nỗ lực của chính phủ đất nước mặt trời mọc trong chuyển đổi số. Chúng sẽ được sửa đổi, cho phép dữ liệu được gửi trực tuyến, chẳng hạn thông qua các dịch vụ điện toán đám mây. Theo đó, chính phủ sẽ ban hành chính sách mới vào cuối năm nay để thúc đẩy các Bộ, Ban, ngành cùng vào cuộc.
Cũng trong ngày 30/8, “đội đặc nhiệm” thuộc hội đồng chính phủ Nhật Bản phụ trách nghiên cứu vấn đề trên, đã nhóm họp để thảo luận về các quy định có liên quan cũng như cách thức sửa đổi phù hợp. Thậm chí, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy các quy định yêu cầu lưu trữ dữ liệu bằng băng cassette và minidisc (đĩa quang cỡ nhỏ).
Nghịch lý trong ứng dụng công nghệ không phải chuyện hiếm gặp tại Nhật. Vào tháng 6 vừa qua, việc Microsoft chính thức khai tử Internet Explorer (IE) cũng khiến chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản “đau đầu” tìm kiếm giải pháp thay thế.
Cuộc khảo sát của công ty cung cấp nguồn lực IT Keyman Net cho thấy, một số lượng lớn các tổ chức, cơ quan tại Nhật vẫn đang sử dụng trình duyệt được coi là lỗi thời và 49% người được hỏi cho biết họ vẫn đang dùng IE phục vụ cho công việc.
Ngô Vinh(Theo NikkeiAsia)