您现在的位置是:Nhận định >>正文

Cần đào tạo sâu hơn để người lao động dễ chuyển nghề mới

Nhận định1154人已围观

简介Ông Nguyễn Trí Lạc,ầnđàotạosâuhơnđểngườilaođộngdễchuyểnnghềmớkeo bong da tv Giám đốc Sở LĐ-TB&XH...

Ông Nguyễn Trí Lạc,ầnđàotạosâuhơnđểngườilaođộngdễchuyểnnghềmớkeo bong da tv Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh cho hay, trong những năm đầu công tác này tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Song đến nay, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh đã giải quyết được khó khăn và đặc biệt có hiệu quả.

“Đến nay, tất cả mô hình đào tạo gắn liền với các mô hình phát triển kinh tế đều được đào tạo nghề, đặc biệt xuất khẩu lao động. Trước đây lao động xuất khẩu thường chỉ là lao động phổ thông nhưng hiện nay những lao động đi xuất khẩu dù ít dù nhiều thông qua chương trình này đều được đào tạo. Hà Tĩnh nhờ đó mà tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 61%”.

Đặc biệt, điều mà ông Lạc phấn khởi là người dân được đào tạo nghề nông thôn giờ đây không chỉ trông cậy vào nguồn ngân sách mà còn tự bỏ tiền để học.

“Hiện nay người dân đã tự bỏ một phần kinh phí. Đặc biệt Hà Tĩnh đã xây dựng được định mức chi phí dạy nghề trên cơ sở Thông tư hướng dẫn của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Bộ định mức cho dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề dưới 3 tháng. Chúng tôi đã mã hóa ra bằng giá dịch vụ đào tạo nghề”.

Theo ông Lạc, qua tổng kết, số tiền người dân cùng bỏ vào cũng tương đối lớn, chiếm khoảng 30-40% kinh phí đào tạo nghề. Ông Lạc cho rằng, để có thể thực hiện được điều này, các địa phương phải có các chiến lược cụ thể.

{ keywords}
Thành lập các tổ hợp tác là một cách giải quyết đầu ra của thị trường, qua đó nâng cao tay nghề cho người lao động. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng.

Ông Võ Văn Lập, Giám đốc Trung Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng chia sẻ việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa phương đạt hiệu quả hơn nhiều so với trước đây nhờ việc tiến hành khảo sát đúng đối tượng đầu vào và huy động xã hội hóa.

Nói về giải pháp, vị này chia sẻ một cách làm rất hiệu quả của địa phương song song với sự vào cuộc mạnh mẽ của các đoàn thể cấp huyện, xã và các cấp chính quyền: “Chúng tôi chỉ đạo thành lập thành các tổ hợp tác, nhóm hợp tác làm ăn và các cấp chính quyền cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ để cho phép hoạt động”. Ông Lập cho rằng đây là hướng đi hiệu quả và kiến nghị Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chỉ đạo phát triển hướng này.

Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế thì cho rằng để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiệu quả hơn, các địa phương cần khoanh vùng, giới hạn lại những ngành nghề có điều kiện phù hợp để tập trung. “Một địa phương có thể giới hạn lại bao nhiêu ngành nghề. Còn bây giờ mở đủ kiểu nghề, không cho mở thì không được, mà mở rồi không tiếp tục cũng không được. Giới hạn được cái này thì việc đầu tư kinh phí sẽ hiệu quả hơn”. Theo ông Tuấn các địa phương cần chọn ra những nghề phù hợp với tiềm năng thế mạnh, định hướng phát triển kinh tế xã hội của mình.

Ông Trần Quốc Huy, Chánh văn phòng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay thời gian tới cần có giải pháp để đào tạo gắn với việc làm, để người lao động có việc làm tốt hơn, thật sự chất lượng hơn. “Chứ nếu đào tạo xong rồi về người lao động vẫn làm những nghề cũ với trình độ như thế thì không mang lại nhiều hiệu quả. Có thể nâng cao một chút thu nhập nhưng tính bền vững rất hạn chế. Cần tiến tới đào tạo sâu hơn, có trình độ cao hơn để người lao động có thể chuyển sang được những nghề mới mà có việc làm tốt và có thể ổn định cuộc sống bằng nghề”, ông Huy nói.  

Hải Nguyên

 

9 tháng đào tạo nghề được cho 450 nghìn lao động nông thôn, khuyết tật và dân tộc

9 tháng đào tạo nghề được cho 450 nghìn lao động nông thôn, khuyết tật và dân tộc

- Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, trong 9 tháng năm 2019 hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 450 nghìn lao động nông thôn, người khuyết tật và dân tộc thiểu số.

Tags:

相关文章



最新文章

友情链接