Bộ truyện tranh màu “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học”. Ảnh: K.Đ
Gồm 4 cuốn truyện tranh màu với các nhóm chủ đề “Vui chơi an toàn”, “Ăn uống an toàn”, “Giao thông an toàn”, “Thân thể khỏe mạnh”, bộ sách truyền tải một cách dễ hiểu và gần gũi cho bạn đọc nhỏ tuổi những kiến thức cơ bản về an toàn trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường lớp, ở nơi vui chơi, nơi công cộng nói chung... qua hơn 60 tình huống thường gặp trong đời sống thực tế của trẻ em Việt Nam.
Những câu chuyện mang tính “thời sự” như thực phẩm giả, tai nạn trên thang cuốn băng chuyền, tai nạn tại công trình xây dựng, nạn bắt cóc trẻ em…; những vấn đề về giao thông đông đúc và phức tạp, ô nhiễm môi trường, các vấn đề bệnh truyền nhiễm…, hay những kiến thức về sống an toàn, mạnh khỏe được lồng ghép khéo léo trong hình thức truyện tranh hấp dẫn, vui nhộn, giúp các bạn nhỏ hình thành phản xạ nhận biết hiểm nguy, học cách bảo vệ bản thân, phát triển những thói quen an toàn cần thiết.
Một trang nội dung trong bộ sách “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học”. Ảnh: K.Đ |
Trong đó, cuốn sách chủ đề “Vui chơi an toàn” hướng dẫn trẻ cách nhận biết và phòng tránh những mối nguy hiểm khi đi biển, về quê hay khi vui chơi gần khu vực công trường, sông suối, trong công viên, trong trung tâm thương mại… Cuốn sách chủ đề “Giao thông an toàn” giúp trẻ hiểu và tuân thủ Luật Giao thông, đặc biệt là những lưu ý quan trọng khi tham gia giao thông trên các loại phương tiện khác nhau.
Với chủ đề “Ăn uống an toàn”, sách xoay quanh câu chuyện vì sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, phương pháp ăn uống cân bằng dinh dưỡng, cách nhận biết thực phẩm bẩn, thực phẩm có nguy cơ hỏng, gây dị ứng… Còn với chủ đề “Thân thể khỏe mạnh”, sách hướng dẫn trẻ học cách chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng tránh lây chéo bệnh, giữ gìn vóc dáng…
Một trong số các tác giả của bộ sách, tác giả Hiếu Minh, chia sẻ: “Chúng tôi nghĩ rằng, việc chọn lựa hình thức truyện tranh vui nhộn lồng ghép kiến thức khoa học về đời sống để truyền tải thông điệp là một trong những cách làm có thể mang lại hiệu quả nhanh nhất. Hình thức sách này giúp đưa bài học an toàn đến với các em một cách vừa tự nhiên, nhẹ nhàng, lại vừa chân thực, cuốn hút”.
Không chỉ mang đến tiếng cười cho bạn đọc nhỏ tuổi, bộ sách “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học” còn có tính giáo dục cao, giúp trẻ có thêm kĩ năng sống, học cách tự bảo vệ bản thân trước những tình huống khẩn cấp, ngay cả khi không có cha mẹ kề bên.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Truyện tranh Việt giúp trẻ phát triển kĩ năng sốngCác nhà sản xuất smartphone cho biết AI trên thiết bị cải thiện bảo mật, mở ra các ứng dụng mới và chạy nhanh hơn do quy trình xử lý ngay trên máy. Theo nhà phân tích trưởng Ben Wood tại hãng nghiên cứu CCS Insight, cuối cùng, họ muốn đạt đến cái gọi là “điện toán dự báo”, trong đó AI đủ thông minh để học hành vi như một người dùng và làm cho thiết bị trực quan hơn nhiều, dự đoán được người dùng muốn làm gì tiếp theo mà không cần nhiều thao tác.
Điện thoại AI có làm nên “siêu chu kỳ” tiếp theo?
Kỷ nguyên của AI trên thiết bị cùng LLM vẫn đang ở giai đoạn sơ khai. Hồi tháng 1, Samsung khi ra mắt Galaxy S24 Ultra đã “khoe” khả năng AI, một trong số đó là khoanh tròn hình ảnh hay văn bản trên bất kỳ ứng dụng nào rồi tìm kiếm ngay lập tức trên Google. Song, thực tế là nhiều tính năng đó vẫn phải xử lý trong đám mây, theo ông Ma. Ngoài ra, ngay cả khi có AI trên thiết bị, sẽ mất vài năm trước khi nhà phát triển bên thứ ba tìm ra trường hợp sử dụng hấp dẫn mà người tiêu dùng không thể thiếu.
Theo ông Wood, nguy cơ nằm ở chỗ các nhà sản xuất nói nhiều về AI mà không nói đến trải nghiệm mà nó mang đến cho người dùng. “Khách hàng không có ý tưởng gì về điện thoại AI, họ cần thực tế để hiểu”,ông chỉ ra.
Samsung, Google, Apple hay các hãng điện thoại Trung Quốc như Oppo, Honor đều mơ tưởng về “siêu chu kỳ” nhờ AI. Năm 2023, doanh số smartphone toàn cầu giảm xuống 1,16 tỷ đơn vị, mức thấp nhất trong một thập kỷ. Theo dữ liệu từ IDC, siêu chu kỳ cuối cùng trên thị trường smartphone xảy ra từ năm 2010 đến năm 2015, khi thị trường tăng 5 lần từ 300 triệu đơn vị lên 1,5 tỷ đơn vị. Nó diễn ra trong bối cảnh smartphone bắt đầu trở nên phổ biến nhờ sự nổi lên của các ứng dụng “hot” như Facebook, Instagram, WhatsApp, Uber, Snapchat, Twitter, Candy Crush Saga…
“Tăng trưởng xảy ra không phải chỉ vì Apple ra mắt iPhone hay Google công bố Android”, Francisco Jeronimo, Phó Chủ tịch phân tích và dữ liệu IDC, trả lời trên CNBC. Nguyên nhân thật sự dẫn đến siêu chu kỳ là mọi người có thể “bỏ Internet vào túi áo”. Bên cạnh đó, còn một số yếu tố khác như khả năng gọi video qua Internet với 3G, chuyển đổi lên 4G đồng nghĩa tốc độ kết nối nhanh hơn.
Nhà phân tích Wood của CCS Insight nhận xét iPhone chính là “đột phá địa chấn”cuối cùng xảy ra trong ngành.“Mọi thứ từ sau đó đều kém đột phá hơn”, ông nói.
Dù vậy, các quan chức của Samsung, Google… đều bày tỏ niềm tin vào AI. James Kitto, Giám đốc bộ phận trải nghiệm di động Samsung tại Anh, cho biết ngành di động đang ở giai đoạn khởi đầu của kỷ nguyên siêu tăng trưởng mới do AI dẫn dắt. Hãng đang nhận thấy nhu cầu thực sự cao. Brian Rakowski, Phó Chủ tịch quản lý sản phẩm bộ phận Google Pixel, cũng dự đoán AI sẽ tạo ra hứng thú mới xoay quanh công nghệ di động. Ông gọi AI là “chìa khóa cho mọi thứ”.
Theo IDC, doanh số smartphone toàn cầu năm nay có thể tăng trưởng 2,4% lên 1,19 tỷ đơn vị và tiếp tục ì ạch trong các năm tiếp theo với tốc độ tăng trưởng từ 2 đến 3% trong giai đoạn 2025-2028. Chuyên gia Wood không tin AI sẽ góp phần tạo ra siêu chu kỳ mới cho điện thoại thông minh mà chỉ giúp duy trì doanh số bán hàng và tạo thêm chút quan tâm vào thời điểm phần cứng ngày càng nhàm chán.
(Theo CNBC)
" alt=""/>Điện thoại AI là gì, có “cứu” được ngành di động đang trì trệ không?