- Ít ai biết mì chính cũng chứa muối, 1 bát phở bình thường có thể chứa đến 4-5g muối, trong khi mức khuyến nghị của WHO với mỗi người là dưới 5g muối/ngày.Người Việt ăn mặn gấp 5 lần Mỹ
Theo PGS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, người Việt ăn rất mặn. Số liệu điều tra gần đây cho thấy, trung bình mỗi người Việt ăn khoảng 15,3g muối/ngày.
Trong khi người Mỹ chỉ ăn trung bình 3,6g muối/ngày, người châu Phi ăn 2,18g muối/ngày, người Trung Á dùng 5,5g muối/ngày, Tây Âu khoảng 6g/ngày... Còn khuyến cáo chung của WHO, mỗi người nên tiêu thụ ít hơn 5g muối/ngày.
|
Người Việt đang ăn mặn gấp 3 lần so với khuyến cáo của WHO. Ăn mặn làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ cho các bệnh tim mạch và đột quỵ |
“Trước khi tôi sang ĐH Wageningen của Hà Lan công tác, bạn bè nhắc phải mang bột canh theo nhưng chúng tôi chủ quan không mang. Khi sang đó thì quả là họ ăn rất nhạt”, PGS Tuyên chia sẻ.
Theo PGS Tuyên, người Việt ăn mặn do tập quán sinh hoạt, với đủ các loại mắm, cà muối, dưa muối... Lâu dần quen với khẩu vị đó. Người Hà Nội sử dụng khoảng 9g muối/ngày, người Nghệ An sử dụng 13g/ngày.
“Viện Dinh dưỡng đã đo trong một 1 bát phở, bún bình thường có tới 4-5g muối nên nhiều khi chúng tôi chỉ vớt phở ăn còn bỏ lại nước”, PGS Tuyên thông tin.
Lượng muối tiêu thụ hàng ngày của người Việt chủ yếu từ việc nêm nếm trong quá trình chế biến, nấu nướng, các loại nước chấm. Ngoài ra còn có một lượng lớn đến từ các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ đóng hộp, giò chả, mỳ tôm...
Đáng lưu ý, mì chính cũng là một loại muối với tên gọi monosodium glutamat, tuy nhiên khi nêm nếm ít người để ý.
Ăn mặn dễ đột quỵ
WHO chỉ rõ, ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, nguy cơ chính cho các bệnh tim mạch, trong đó có đột quỵ.
Số liệu thống kê mới nhất của Hội Tim mạch học Việt Nam cho thấy, 47,3% người trưởng thành bị bệnh tăng huyết áp, tương đương gần 21 triệu người.
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm ít nhất 45% các ca tử vong do bệnh tim mạch và 51% các ca tử vong do đột quỵ. Còn tại Việt Nam, số người tử vong do các bệnh lý nhồi máu cơ tim lên tới 100.000-150.000 người, trong đó nguyên nhân chủ yếu do tăng huyết áp.
Theo GS Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, khi ăn mặn sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu.
“Ăn mặn sẽ khát nước. Khi nước vào cơ thể sẽ đi vào máu làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng áp lực trong máu dẫn đến tăng huyết áp. Do đó người dân cần phải ý thức giảm lượng muối mỗi ngày. Với các bệnh nhân huyết áp cao, chỉ định bắt buộc là phải ăn nhạt”, GS Lợi khuyến cáo.
Không chỉ tăng huyết áp, việc sử dụng quá nhiều muối còn gây giữ nước với các bệnh nhân suy tim, thận nhiễm mỡ, tăng co thắt, kích thích cơn suyễn...
Một nghiên cứu tại Anh chỉ rõ, chỉ cần giảm bớt mức tiêu thụ muối ở mỗi người khoảng 5g mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm 23% tỷ lệ tử vong do đột quỵ và khoảng 17% bệnh tim.
Do đó các chuyên gia khuyến cáo, với những bệnh nhân cao huyết áp chỉ nên dùng 2-4g muối/ngày. Trẻ em, người già và phụ nữ mang thai nên dùng ở tỉ lệ thấp hơn nữa.
Với trẻ em, nên ưu tiên trẻ bú sữa mẹ vì lượng muối trong sữa mẹ thấp hơn sữa bò. Khi pha sữa không nên dùng nước khoáng hoặc cho trẻ uống nước khoáng hàng ngày. Ăn mặn sẽ góp phần làm hại thận của trẻ do thận phải làm việc nhiều hơn.
Minh Anh
Tại sao cần tẩy trang trước khi ngủ?" alt="Ít biết, ăn 1 bát phở thừa muối cả ngày"/>
Ít biết, ăn 1 bát phở thừa muối cả ngày
Cuối năm 2016 khi nguồn thuốc ARV miễn phí không còn, BHYT sẽ chi trả cho người có HIV từ 6 - 13 triệu đồng/người/năm tiền thuốc ARV, thuốc nhiễm trùng cơ hội, xét nghiệm điều trị HIV/AIDS cùng chi phí điều trị các bệnh khác.Bệnh nhân tăng, nguồn thuốc miễn phí sắp cạn
Sự ra đời của thuốc kháng vi-rút (ARV) được cho là cứu cánh cho người nhiễm HIV, giúp họ có cuộc sống như người khoẻ mạnh không nhiễm.
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng khi người nhiễm HIV được điều trị ARV có giảm nguy cơ tử vong, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, kéo dài thời gian sống khỏe mạnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người nhiễm HIV khi được điều trị ARV sớm có tuổi thọ tương đương với người không nhiễm HIV.
Hơn nữa, điều trị ARV giảm nguy cơ lây truyền HIV ra cộng đồng. Nếu một người dùng thuốc ARV nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục giảm tới 96%. Đặc biệt, nếu phụ nữ nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ lây nhiễm chỉ còn khoảng 2%. Việc điều trị bằng thuốc ARV với người nhiễm HIV là liên tục và suốt đời.
Hiện nay thuốc ARV để điều trị cho người nhiễm HIV ở Việt Nam đang miễn phí chủ yếu do nguồn tài trợ quốc tế. Trong khi đó, theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, dịch HIV/AIDS vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trung bình mỗi năm cả nước có hơn 12 nghìn người nhiễm mới. Hiện có trên 227 nghìn trường hợp nhiễm HIV còn sống.
Số người nhiễm HIV được đưa vào điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) là 107 nghìn trường hợp, đạt trên 46%. Mục tiêu đến năm 2020 cần điều trị ARV trên 217 nghìn người nhiễm.
Trước những con số trên, khi các nguồn viện trợ quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS đang bị cắt giảm và có thể dừng lại sau năm 2017, Chính phủ đã yêu cầu chuyển dần nhiệm vụ điều trị HIV/AIDS từ các chương trình, dự án viện trợ sang Quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) để đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020.
Bộ Y tế đồng thời đề nghị các Sở Y tế trên cả nước khẩn trương kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS để thực hiện việc khám, chữa bệnh HIV/AIDS được BHYT chi trả.
|
Ảnh: ANTĐ |
BHYT: ‘cứu cánh’ của bệnh nhân HIV
BHYT luôn là một trong những giải pháp tài chính bền vững trong chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, y học phát triển mạnh mẽ, nhiều loại thuốc đặc trị ra đời khiến việc chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh ngày càng đắt đỏ.
Do vậy khi ốm đau không phải ai cũng đủ khả năng để trang trải các khoản chi phí khám chữa bệnh có khi lên đến hàng chục hay hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là những người nghèo nếu không có sự hỗ trợ của BHYT. Đôi với bệnh nhân HIV cũng không phải ngoại lệ khi họ điều trị bằng thuốc ARV liên tục và suốt đời.
Theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV, người nhiễm HIV là người nghèo, người dân tộc thiểu số… được bảo hiểm chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh. Mức chi trả cho người cận nghèo, người đã nghỉ hưu là 95% và cho các đối tượng khác là 80%.
Như vậy, người nhiễm HIV khi mua BHYT chỉ phải chi trả tối đa là 20% chi phí cho thuốc ARV, thuốc nhiễm trùng cơ hội và các chi phí xét nghiệm khi điều trị HIV/AIDS. Chi phí Quỹ BHYT phải chi trả cho bệnh HIV ước tính trung bình khoảng từ 6 - 13 triệu đồng/người/năm. Chưa kể người nhiễm HIV cũng có thể không may mắc các bệnh như những người khác không nhiễm HIV. Dự kiến từ tháng 6/2016 việc điều trị bằng thuốc ARV sẽ được chi trả qua BHYT.
Do vậy với người nhiễm HIV/AIDS, BHYT càng trở nên quan trọng trong việc đảm bảo cho họ được tiếp cận với các dịch vụ khám bệnh, điều trị ARV, giảm nguy cơ đói nghèo do hàng năm phải gánh vác một khoản lớn chi phí khám, chữa bệnh trong thời gian tới khi các chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng dần và nguồn viện trợ quốc tế giảm dần.
Đặc biệt, nếu không có thẻ BHYT, người nhiễm HIV thuộc gia đình nghèo sẽ phải tự chi trả cho việc điều trị bằng thuốc ARV mà hậu quả là họ có thể phải ngừng hoặc gián đoạn điều trị ARV, gây ra dịch HIV kháng thuốc ARV nguy hiểm cho người bệnh và toàn xã hội.
Hữu Thủy
" alt="‘Nhẹ gánh’ điều trị HIV nhờ BHYT"/>
‘Nhẹ gánh’ điều trị HIV nhờ BHYT
- Cả 7 trường hợp tử vong đều là trẻ em dưới 6 tháng tuổi và hiện vẫn còn 12 trường hợp khác có dấu hiệu nghi nhiễm viêm não cấp.Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Cao Bằng, từ ngày 19/4-25/5, tại xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) có tới 7 trường hợp trẻ em dưới 6 tháng tuổi tử vong nghi do viêm não cấp với các triệu chứng như ho, sốt, viêm đường hô hấp.
Tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Lâm hiện vẫn đang điều trị cho 12 bệnh nhi có những dấu hiệu tương tự viêm não cấp.
|
1 bệnh nhi viêm não đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: D.Ngọc |
Sáng 27/5, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi nhận được báo cáo về ổ dịch, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác gồm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương đến địa phương để hỗ trợ điều trị, lấy mẫu xét nghiệm, giám sát và xử lý ổ dịch.
Ngoài ra Cục Y tế dự phòng yêu cầu Sở Y tế Cao Bằng phải tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc viêm não cấp, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch lan rộng, triển khai các biện pháp phòng chống dịch trên toàn tỉnh nếu cần thiết.
Đến chiều 27/5, Cục Y tế dự phòng thông báo, xác nhận các cháu bé tại Cao Bằng dương tính với virus gây viêm não Coxsackie A6.
Cục Y tế dự phòng đánh giá, việc lây truyền căn bệnh này do tiếp xúc với dịch mũi họng và phân cũng như những giọt khí dung của người bị nhiễm (bao gồm người bệnh và người lành mang trùng).
Viêm não cấp ở trẻ em do virus gây ra, bệnh có tỉ lệ tử vong 10-15% và khoảng 35% để lại di chứng rất nặng như liệt, co quắp chân tay hoặc không còn ý thức, sống thực vật. Trẻ bị viêm não cấp thường khởi bệnh đột ngột với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, ói mửa, lờ đờ, bỏ ăn; đôi khi có thể kèm theo ho, tiêu chảy. Biểu hiện của bệnh khá giống với các bệnh sốt khác nên phụ huynh thường chủ quan bỏ qua, điều trị tại nhà. Tuỳ theo nguyên nhân, diễn tiến của viêm não cấp có thể khiến trẻ tử vong trong 24 giờ đầu hay sau 3-7 ngày hôn mê. Để phòng ngừa bệnh viêm não cấp, cần diệt muỗi, ngủ màn, bảo đảm vệ sinh khi ăn uống, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ cho trẻ không bị cảm cúm trong giai đoạn chuyển mùa. Cách phòng bệnh viêm não hiệu quả nhất là tiêm vắc xin đúng lịch, không nên đợi khi dịch bùng mới tiêm. Viêm não có nhiều chủng, nhưng hiện ở Việt Nam mới có vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản. |
T.Hạnh
'Bà trùm' vắc xin dịch vụ: 'Quinvaxem tốt hơn'" alt="Cao Bằng: 7 trẻ tử vong bất thường nghi do viêm não cấp"/>
Cao Bằng: 7 trẻ tử vong bất thường nghi do viêm não cấp