Chuyển đổi số y tế diễn ra còn chậm
Số hóa y tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Bộ Y tế đã đưa ra lộ trình đến hết năm 2023 các cơ sở khám chữa bệnh hạng I nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (EMR). Tuy nhiên cho đến ngày 23/4/2024, cả nước chỉ có 77 bệnh viện hoàn thành công bố.
So với con số gần 1.400 bệnh viện, Bộ Y tế nhận định việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử đang thực hiện rất chậm. Mặc dù có lợi cho cả người bệnh và bệnh viện, hầu hết các cơ sở y tế chia sẻ về nhiều khó khăn như: liên thông dữ liệu cần hạ tầng, đầu tư lớn, việc quản lý và tích hợp dữ liệu khi chuyển từ bệnh án giấy vẫn là một thách thức khó giải.
Nguồn dữ liệu xuất phát từ các bệnh viện, phòng khám rất lớn và đa dạng, bao gồm dữ liệu cá nhân, các thông số bệnh tật, ghi chú lâm sàng, hình ảnh chẩn đoán, dữ liệu dịch tễ học và hành vi người bệnh. Các dữ liệu này đang được thu thập và lưu trữ trong các hệ thống thông tin y tế như HIS, RIS, LIS, PACS...
Vấn đề ở chỗ các hệ thống này lại phân tán, tách rời và chưa được tích hợp. Việc không tuân theo bất kỳ tiêu chuẩn kết nối nào gây khó khăn cho việc liên thông và đọc hiểu lẫn nhau.
Liên thông các hệ thống bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo?
Để tháo gỡ vướng mắc, đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu, ngành y tế cần sớm có một hạ tầng đồng bộ, liên thông các hệ thống thông tin y tế hiện có, làm chủ dữ liệu bằng một hạ tầng công nghệ quản trị đủ mạnh, đủ thông minh, giúp lưu trữ và xử lý được hàng triệu dữ liệu mới mỗi ngày. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, chính AI sẽ là chìa khoá giúp sức.
Năng lực xử lý của AI rất lớn, bao gồm và không giới hạn ở việc lưu trữ, quản trị, sàng lọc, phân tích dữ liệu thông qua công nghệ ngôn ngữ lớn (Large language models), học máy (Machine learning), học sâu (Deep learning)... Các năng lực này chính là chìa khoá tháo gỡ các trở ngại, tiến tới chuyển đổi số toàn diện.
Trong bối cảnh này, DrAid™ Quản lý Dữ liệu Y tế do VinBrain - startup về công nghệ y tế thuộc Vingroup phát triển, được cho là sẽ ứng dụng trong việc khai thác thành công công nghệ trí tuệ nhân tạotạo sinh (Generative AI) cho quản lý dữ liệu Y tế để phục vụ cho chuyển đổi số lĩnh vực này.
Trọng tâm của giải pháp này là (hồ dữ liệu - data Lake) hạ tầng cơ sở giúp lưu trữ, kết nối, sàng lọc, tiến tới chuẩn hoá kho dữ liệu y tế từ nhiều hệ thống dữ liệu khác nhau. Từ đó hoàn thành tiến trình đồng bộ, xây dựng hệ thống số hóa hoàn chỉnh trọn đời cho các bệnh viện, cơ sở y tế.
Một trong những ưu điểm quan trọng của hồ dữ liệu là khả năng kết nối không giới hạn, đa chiều giữa các cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến tuyến cơ sở, từ bệnh viện lớn đến các trạm y tế cơ sở. Tuy nhiên, điều kiện cần của việc triển khai thành công là các cơ sở y tế đều phải tích hợp sẵn hệ thống bệnh án điện tử. Điều này không chỉ giúp cải thiện quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh cho người dân mà còn tạo ra sự đồng bộ và hiệu quả trong quản lý dữ liệu y tế trên toàn quốc.
Tính hiệu quả của việc áp dụng AI vào quản lý dữ liệu y tế tại Việt Nam cần có thời gian đánh giá chi tiết, mặc dù công nghệ này đã chứng minh được giá trị tại các quốc gia phát triển, có ngành công nghệ và y tế đi trước chúng ta 5-10 năm. Những nền tảng ứng dụng AI như DrAid™ không chỉ giúp tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống y tế trước những thách thức lớn như dịch bệnh, mà còn mở ra cơ hội mới trong công tác nghiên cứu phát triển và đào tạo.
Nhờ vào việc phân tích và khai thác dữ liệu lớn (big data), nhà nghiên cứu có thể tìm ra những mô hình dự đoán và phòng ngừa bệnh mới, mang lại các giá trị to lớn và hữu ích cho người dân.
" alt=""/>Trí tuệ nhân tạo sẽ làm đòn bẩy để chuyển đổi số y tế Việt NamDo không kháng cáo nên bà Nguyễn Phương Hằng đã có đơn xin xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, đơn này của bà Hằng không được tòa chấp nhận. Vì vậy, hiện bà này đã được trích xuất từ nơi đang thi hành án về Trại giam Chí Hòa (Công an TP.HCM) để phục vụ cho công tác xét xử.
Trước đó, phiên sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Phương Hằng 3 năm tù, Đặng Anh Quân 2 năm 6 tháng tù.
Các đồng phạm Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam) cùng nhận mức án 1 năm 6 tháng tù.
Cho rằng mức án quá cao, các bị cáo Quân, Tân, Nhi và Hà đã có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Đinh Thị Lan, bà Đặng Thị Hàn Ni cũng có kháng cáo đối với bản án sơ thẩm.
Theo Bản án sơ thẩm, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Hằng sử dụng các nền tảng mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Tiktok… để thực hiện các buổi livestream.
Bà Hằng đã phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của 10 người, gồm: Nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Vy Oanh, bà Ðặng Thị Hàn Ni, ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển và các bà Ðinh Thị Lan, Lê Thị Giàu, Trương Việt Hà.
Quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng khai rằng, đã nằm mơ, tham khảo trên mạng không rõ nguồn gốc... thông tin liên quan đến đời tư của các cá nhân. Bà Hằng cũng thừa nhận các thông tin này chưa được kiểm chứng, không có căn cứ xác thực.
Quá trình mở rộng điều tra, Công an TP.HCM đã khởi tố thêm Đặng Anh Quân cùng 3 người là Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân.
Theo kết quả điều tra, bị cáo Đặng Anh Quân là khách mời trong 11 buổi livestream, giai đoạn tháng 10/2021 - 3/2022. Ông Quân có những phát ngôn, tương tác qua lại với bà Hằng, trong đó có nội dung mang tính chất xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.
Đối với Nguyễn Thị Mai Nhi từ cuối tháng 4/2021, bà Hằng chỉ đạo Nhi lập các tài khoản Tiktok, Fanpage để livestream, thông báo lịch phát sóng, đăng tải bài viết theo yêu cầu.
Còn Lê Thị Thu Hà (Hà Lee) tham gia hỗ trợ bà Nguyễn Phương Hằng thực hiện hoạt động livestream từ tháng 3/2021 qua mạng xã hội Tiktok, thực hiện sắp xếp góc máy quay, sân khấu khi bà Hằng livestream. Ngoài ra, bà Hằng chỉ đạo Hà lập Fanpage “Ha Lee” để thông báo lịch livestream, đăng tải các video theo yêu cầu của bà.
Về Huỳnh Công Tân, cơ quan điều tra xác định, được bà Hằng chỉ đạo thực hiện các buổi livestream trên nhiều kênh Youtube. Tân tham gia dẫn chương trình, đọc các bình luận trong các buổi livestream của bà Hằng.
" alt=""/>Xin xét xử vắng mặt, bà Nguyễn Phương Hằng vẫn bị dẫn giải ra tòaHơn 86.000 USD được Mỹ vận chuyển trái phép qua biên giới. Ảnh: Nghiêm Túc |
Theo điều tra ban đầu, sáng 30/1, Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ và Bộ đội Biên phòng phát hiện Mỹ đang di chuyển trên cách đồng, hướng từ Việt Nam - Campuchia có biểu hiện nghi vấn nên yêu cầu dừng lại kiểm tra.
Khi phát hiện lực lượng chức năng, Mỹ bỏ chạy nhưng bị bắt giữ ngay sau đó. Qua khám xét, công an phát hiện Mỹ đang vác bao nilon chứa 9 cọc tiền USD, tổng cộng 86.200 USD.
Mỹ và Lệ tại cơ quan công an. Ảnh: Nghiêm Túc |
Qua điều tra ban đầu, Mỹ khai gã vận chuyển số ngoại tệ trên cho Lệ qua bên kia biên giới giao cho một người Campuchia với tiền công 200.000 đồng.
Sau đó, công an tạm giữ hình sự đối với Lệ. Qua khám xét nơi ở của Lệ, lực lượng chức năng thu giữ 1 máy đếm tiền và 2.130 bao thuốc lá ngoại nhập lậu.
Làm việc với công an, bước đầu Lệ đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Công an tỉnh An Giang cho biết, "bà trùm" buôn lậu Mười Tường là đối tượng chính trong vụ bắt 51kg vàng 9999 vận chuyển trái phép qua biên giới nên ra quyết định truy nã đặc biệt.
" alt=""/>Bắt cặp đôi vận chuyển hơn 86.000 USD trái phép qua biên giới