Thế hệ Hyundai Accent thứ 5 đã được Hyundai Thành Công đưa về lắp ráp tại dây chuyền của mình tại Ninh Bình chỉ sau vài tháng ra mắt trên thị trường thế giới. Hyundai Accent 2018 sở hữu những nâng cấp đáng kể trong thiết kế nội, ngoại thất cùng một mức giá cạnh tranh hơn.
Hyundai Accent 2018 có kích thước dài hơn 70mm và rộng hơn 29mm so với thế hệ cũ. Đây cũng là mẫu xe có không gian rộng rãi trong phân khúc xe hạng B.
Hyundai Accent mới áp dụng triết lý thiết kế “Điêu khắc dòng chảy 2.0” đặc trưng của Hyundai. Mẫu xe mới có thiết kế thể thao hơn với lưới tản nhiệt dạng “thác nước” (Cascading Grill) đi cùng 2 bên lưới tản nhiệt là đèn LED định vị ban ngày Day-time Running Light.
Cụm đèn Projector cho cả 2 chế độ pha-cos kết hợp đèn hỗ trợ chiếu góc SBL làm tăng hiệu quả chiếu sáng cho phiên bản mới.
Các đường gân dập nổi dọc thân xe, kết hợp cùng cụm đèn hậu LED 3D cá tính cũng làm tăng thêm vẻ lịch lãm cho Accent 2018.
Ở bên trong nội thất, Accent 2018 áp dụng triết lý HMI (Human Machine Interface) giống như mẫu xe Elantra hay Sonata. Thiết kế này hướng tới người lái với bảng điều khiển trực quan, dễ sử dụng kết hợp không gian rộng rãi cùng chất liệu chế tạo và trang bị công nghệ cao cấp.
Khu vực điều khiển trung tâm được bố trí theo chiều ngang, hợp lý và dễ sử dụng; đem đến một không gian khá thoáng với màn hình cảm ứng 7 inch tích hợp camera lùi.
Hyundai Accent 2018 được trang bị hệ thống giải trí hỗ trợ Bluetooth/USB/Mp4/Radio/AUX; hệ thống âm thanh với 6 loa và kết nối Apple Car Play. Xe vẫn sở hữu hệ thống dẫn của Hyundai phát triển riêng cho thị trường Việt Nam. Bên cạnh khả năng định vị, bản đồ trên xe còn cung cấp các thông tin tiện ích khác như điểm dịch vụ 3S, các công trình công cộng như trạm xăng, điểm dịch vụ,...
" alt=""/>Xem kỹ Hyundai Accent 2018, đối thủ Toyota Vios vừa ra mắtMicrosoft - một trong những đối tác phần mềm lớn nhất của Huawei - là đơn vị cấp phép sử dụng và cập nhật Windows trên nhiều dòng laptop của hãng công nghệ Trung Quốc.
Có thể họ im lặng vì vấn đề khá nhạy cảm, nhưng điều này đặt ra một câu hỏi thú vị: chuyện gì sẽ xảy ra nếu Microsoft (hoặc một đơn vị nào khác) tiếp tục hợp tác với Huawei bất chấp lệnh cấm của chính quyền Mỹ?
Theo The Verge, các công ty không tuân thủ lệnh cấm có thể đối mặt với hàng loạt án phạt dân sự. Tùy theo mức độ vi phạm, họ có thể bị phạt tiền, hạn chế hoặc ngừng cấp phép xuất khẩu. Tất cả được quyết định bởi những nhà điều tra của cơ quan Thực thi Xuất khẩu Mỹ (EE). Nếu hành vi nghiêm trọng, các công ty có thể bị khởi tố hình sự.
Tuy nhiên, với vị trí then chốt trong ngành công nghệ Mỹ, Microsoft ít có khả năng đối mặt nguy cơ tù tội. Thay vào đó họ sẽ bị phạt tiền khá nặng cùng những lệnh cấm dân sự khác.
Ngoài các doanh nghiệp Mỹ, bất cứ tổ chức, cá nhân nào có sử dụng công nghệ Mỹ đều thuộc phạm vi áp dụng của lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, phần mềm cho Huawei.
Điều này giải thích hành động của ARM, tập đoàn có trụ sở tại Anh chuyên cung cấp kiến trúc chip đã có kế hoạch ngừng cấp phép cho Huawei ngay sau khi chính quyền Donald Trump công bố quyết định cấm vận.
Nhiều khả năng thái độ im lặng của Microsoft chỉ là động tác “câu giờ”. Bản thân tổng thống Mỹ ám chỉ rằng hạn chế xuất khẩu với Huawei có thể được gỡ bỏ như một phần của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu lệnh cấm được áp dụng, hành động của Microsoft sẽ trở nên nguy hiểm cho chính họ.
Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng của Fintech. (Ảnh minh họa)
Trên toàn cầu, hơn 7.500 công ty FinTech đã huy động được hơn 109,8 tỷ USD. Ngành tài chính đang được định hình lại bằng cách mở rộng kỳ vọng của khách hàng về sự thuận tiện và cá nhân hóa, được thúc đẩy bởi các công ty BigTech.
Thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến, các công ty FinTech đang cung cấp những sản phẩm được cá nhân hóa với chi phí thấp và đang có tác động đáng kể trong việc tăng kỳ vọng của khách hàng đồng thời tăng áp lực lên các công ty truyền thống.
Hiện nay, Châu Á đã có một cuộc chạy đua tại Mỹ với tư cách là thị trường hàng đầu của Fintech với sự tăng trưởng đột biến, quy mô gia tăng trong các giao dịch, tăng 38% so với cùng kỳ và mức tăng tài trợ kỷ lục 22,65 tỷ USD trên 516 giao dịch.
Là một trong những lĩnh vực lớn của Fintech, Công nghệ Blockchain và tiền mã hóa (Crypto) ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm. Việc những nhà đầu tư truyền thống “lấn sân” từ thị trường tài chính truyền thống sang thị trường này cho thấy khẩu vị đầu tư của họ đang thay đổi, các nền tảng công nghệ cao ngày càng được ưa chuộng để theo kịp xu hướng 4.0 của nền kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, nhà đầu tư có thêm những lựa chọn khác để giảm thiểu rủi ro của chính mình trước những nguy cơ của các cuộc chiến tranh thương mại hay các bong bóng kinh tế. Nhóm GAFA đang đánh tín hiệu cho ra đời những nền tảng Tiền mã hóa của riêng mình để cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư, việc thị trường Crypto nóng lên đặt ra những đòi hỏi phải ra đời các Quỹ ETF định hướng thị trường Crypto, hay các hợp đồng tương lai kết nối liên thị trường cho thấy các nhà đầu tư ngày càng xem Crypto như là một lựa chọn quan trọng trong danh mục. Tương lai các thị trường tài chính chứng khoán truyền thống và thị trường Crypto phải có sự kết nối với nhau.
Những động thái vĩ mô thị trường đã ủng hộ tăng trưởng của thị trường Crypto
Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng của thương trường Fintech, Crypto Châu Á. Với tinh thần khởi nghiệp và lợi thế dân số trẻ, năng động cùng với khả năng thích ứng công nghệ cao. Thực tế cho thấy, các nền tảng và các hệ sinh thái tiền mã hóa trong và ngoài nước đang được giới đầu tư Việt Nam đón nhận.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng và khắc nghiệt hơn. Trong bối cảnh rủi ro do biến động tỷ giá tiền tệ cũng như quan ngại về nền kinh tế, thì thị trường Crypto được xem là một trong những “vịnh tránh bão” và thu hút được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức. Kỳ vọng thị trường Tiền mã hóa sẽ ngày càng minh bạch, hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn. Nắm bắt thị hiếu thị trường, nhiều nhà sáng lập tiền mã hóa của Việt Nam biết tận dụng cơ hội của cuộc thương chiến cũng như giải quyết những hạn chế của thị trường nhằm tiến tới một hệ sinh thái đầu tư bền vững.
" alt=""/>Việt Nam được xem là một trong những điểm nóng của Fintech