Nhận định, soi kèo Sitra Club vs Al Riffa Club, 23h00 ngày 14/4: Thêm một lần đau


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Angers vs Montpellier, 22h15 ngày 13/4: Níu chân nhau -
Thời điểm đó, tiêu chí này đã gây ra bao nhiêu tiếc nuối và tranh cãi trên mạng xã hội. Ồn ào chuyện trường chuyên, môi trường tinh hoa chỉ dành cho nhà giàu?Khi kỳ tuyển sinh lớp 6 vào trường Ams năm nay đang đến gần, câu chuyện này một lần nữa lại trở nên ồn ào. Mặc dù đã giảm 2 điểm so với mức điểm sơ tuyển năm ngoái (từ 139 xuống 137 điểm), nhưng học sinh vẫn phải đạt kết quả kiểm tra định kỳ cuối năm là 10 điểm ở hầu hết môn mới có thể được vào vòng dự tuyển.
Sân chơi của nhà giàu?
Nhiều ý kiến cho rằng, với chương trình tiểu học hiện nay, việc đạt điểm 10 là không khó. Song, chị Hằng (Ba Đình, Hà Nội) thì hoài nghi về tính trung thực của những điểm 10 này.
"Có cháu hàng xóm hồ sơ toàn điểm 10 mà năm ngoái thi vào trường Ams chỉ đạt 3 điểm toán" - chị Hằng nghi ngờ.
"Tại sao lại phải đưa ra những yêu cầu cao để sàng lọc khắt khe như vậy?"
"Trường chuyên là trường đào tạo giỏi hay chỉ là nơi tập trung những cá nhân giỏi sẵn?", nhiều người bày tỏ sự băn khoăn trên mạng xã hội.
Phụ huynh thấp thỏm chờ con thi vào Trường THCS Ngoại ngữ (Ảnh: Thúy Nga) Có người cho rằng, yêu cầu về một bảng điểm đẹp như mơ chắc chắn sẽ khiến nhiều đứa trẻ phải gánh trên vai áp lực nặng nề. Đó còn là sự kỳ vọng và đầu tư của cha mẹ cả về công sức, thời gian lẫn tiền bạc.
“Cách thức tuyển sinh này sẽ tạo ra quá nhiều bất bình đẳng trong giáo dục. Chúng ta đều hiểu rằng để vượt qua được kỳ thi khốc liệt này, rất hiếm học sinh có đủ tự tin nếu chưa từng qua các lò luyện thi này, lớp học thêm khác.
Những đứa trẻ có điều kiện tốt sẽ lợi thế hơn rất nhiều so với những đứa trẻ kém điều kiện hơn. Xét cho cùng, với cách thức này, trường chuyên vẫn chỉ là sân chơi của những đứa trẻ nhà giàu”.
Không phủ nhận điều này, chị Hà My (Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng, kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp có con học ở các trường chất lượng cao cho thấy, không thể không đồng hành và rèn giũa con từ khi còn nhỏ. Vì vậy, cháu Hoàng Anh con chị bắt đầu đi học Tiếng Anh từ lúc 4,5 tuổi, ngoài ra còn học thêm toán bàn tính. Từ lớp 3, ngoài học tiếng Anh ở các trung tâm có giáo viên nước ngoài, Hoàng Anh còn học toán nâng cao, học thêm tiếng Anh nặng về ngữ pháp theo hướng thi chuyên - chọn.
Chị My tính nhanh, chi phí học tiếng Anh khoảng 5 triệu đồng cho một khóa 12 tuần, thì mỗi năm chị đã hết hơn 20 triệu. Trong 6 năm qua, gia đình chị đã đầu tư cho con trên 120 triệu đồng tiền học tiếng Anh.
"Ngoài ra, còn tiền học toán và tiếng Việt, nếu cộng vào thì chắc đã tốn khoảng hơn 200 triệu, chưa kể các chi phí khác" - chị My nói.
Trong khi đó, chị Thu Hương, hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội, cho biết chị cũng là dân trường chuyên ở một tỉnh miền núi phía Bắc. Trước cuộc đua vào các trường top đang diễn ra, chị nhìn nhận ở Hà Nội kỳ thi này dù gay cấn nhưng có lẽ còn “sòng phẳng”, chỉ là bé nào được đầu tư sớm, hay nổi trội hơn thì có lợi thế hơn.
“Trường tôi từng học trước đây là nơi nhiều con cái quan chức được “gửi gắm”. Dĩ nhiên có bạn học tốt, nhưng cũng có bạn chỉ học làng nhàng, thậm chí là kém” - chị Hương kể.
Cần đổi mới thay vì xoá bỏ
Từ câu chuyện chạy đua vào lớp 6 các trường top ở Hà Nội đã nảy ra những tranh cãi về mô hình trường chuyên, trường chất lượng cao ở các cấp học.
Trước ý kiến xóa bỏ trường chuyên, nhiều giáo viên và các cựu học sinh trường chuyên lại cho rằng việc phải có một hệ thống đào tạo học sinh tài năng, tinh hoa để “ươm mầm” đội ngũ dẫn dắt xã hội là cần thiết ở bất cứ hệ thống giáo dục nào.
Là cựu học sinh chuyên Hoá, Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam, chị Lê Hải Anh cho rằng việc tồn tại trường chuyên là phù hợp.
“Giáo dục tài năng không phải là một đặc ân cho một bộ phận mà là việc đáp ứng nhu cầu được phát triển theo khả năng của những học sinh có năng lực và cố gắng vượt trội. Thực tế cho thấy, trường chuyên đào tạo người có tỷ lệ thành công cao hơn hẳn so với các trường học khác”.
Nụ cười của học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam Có con từng học tại Trường THPT Lê Hồng Phong (Nam Định), chị Lê Thị Tuyết cho rằng, từ bao nhiêu năm nay các tỉnh/thành trong cả nước đều có trường chuyên. Chính những mái trường này đã đào tạo ra rất nhiều nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
“Hãy để cho những trò giỏi có cơ hội phát triển”, chị Tuyết nói.
Trong khi đó, chị Mai Hồng (cựu học sinh chuyên Bắc Giang), có con học lớp 8 ở một trường chất lượng cao của Hà Nội cho hay: "Thực tế là giờ các cháu giỏi được như thế thì đa số đi học thêm ở bên ngoài, trừ những lớp đội tuyển hoặc chuẩn bị cho các kì thi, chương trình học ở các trường chuyên, trường chất lượng cao không có gì đặc biệt. Ở lớp học thêm của những thầy cô nổi tiếng, thì đa số học sinh là của các trường chuyên, trường chất lượng cao".
Còn anh Trường Hùng, một cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam cho rằng quan điểm bỏ trường chuyên không có nghĩa là khiến trường chuyên ấy biến mất như dư luận đang lo lắng. Nó chỉ có nghĩa là “xóa” đi mô hình mỗi lớp học tập trung sâu, nghiêng lệch vào một môn. Thay vào đó, các lớp sẽ học đồng đều như nhau và đồng đều ở các môn.
“Tóm lại, trường vẫn là trường, thầy trò vẫn như thế, chỉ có cách tổ chức dạy và học là thay đổi theo hướng cân đối hơn giữa các môn học” - anh Hùng đề xuất.
Thúy Nga - Hồng Hạnh
Làm gì để trường chuyên, trường chất lượng cao thực sự trở thành nơi tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài? Ý kiến của độc giả vui lòng gửi về email: bangiaoduc@vietnamnet.vn
Nước Mỹ tuyển chọn học sinh năng khiếu như thế nào?
Yếu tố điểm số cũng có trong quá trình xét duyệt nhưng chỉ là một phần nhỏ, và không phải yếu tố tiên quyết trong việc chọn học sinh năng khiếu.
"> -
Giải thưởng VinFuture khởi động mùa giải 2024Các phát minh, giải pháp khoa học công nghệ để tham gia mùa giải 2024 cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đề cử của giải thưởng và được đề cử bởi các tổ chức, các cá nhân uy tín về Khoa học Công nghệ trên toàn thế giới. Các dự án đề cử sẽ được đánh giá qua các bước sàng lọc và xét chọn của Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Giải thưởng VinFuture, bao gồm các nhà khoa học uy tín, các chuyên gia hàng đầu thế giới từng sở hữu các giải thưởng danh giá như Nobel, Turing, Millennium Technology…
Chia sẻ về những kỳ vọng cho mùa giải thứ 4, GS. Richard Henry Friend - Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture, cho biết: “Mức độ bao quát sâu rộng trên hầu hết lĩnh vực khoa học công nghệ của Giải thưởng VinFuture đã được minh chứng rõ nét qua những công trình được trao giải và các Chủ nhân Giải thưởng của ba mùa trước. Những lĩnh vực được vinh danh đều khẳng định tính thiết yếu với cuộc sống nhân loại như nông nghiệp, y tế, khoa học môi trường, công nghệ thông tin toàn cầu, hệ thống năng lượng tái tạo - gồm pin mặt trời và pin Lithium-ion.
Chúng tôi vinh dự được hàng nghìn nhà khoa học trên thế giới chấp thuận trở thành đối tác đề cử cho Giải thưởng VinFuture. Nhưng chúng tôi vẫn muốn tiếp cận đến nhiều nơi hơn nữa trên toàn cầu, để tìm kiếm những tiến bộ công nghệ đang diễn ra trên khắp hành tinh, chứ không chỉ ở những nơi vốn đã có thế mạnh về nghiên cứu khoa học”.
Thời gian tiếp nhận đề cử cho Giải thưởng VinFuture mùa 4 sẽ kết thúc vào 14h00 ngày 17/4/2024 (theo giờ Việt Nam, GMT+7). Những đề cử nộp sau thời hạn này sẽ được tự động chuyển sang xét duyệt cho mùa giải năm 2025.
Để cung cấp thông tin cho các đối tác đề cử, Quỹ VinFuture sẽ tổ chức hai hội thảo trực tuyến với sự tham gia của đại diện Hội đồng Giải thưởng, Hội đồng Sơ khảo và Chủ nhân Giải thưởng VinFuture trong quý I/2024. Hội thảo đầu tiên sẽ diễn ra vào 20h00-21h00 ngày 24/1/2024 (giờ Việt Nam, GMT+7). Đăng ký tham gia hội thảo tại: https://forms.gle/TB6YdE1ckkD56eki8
Trước đó, mùa giải VinFuture 2023 vừa khép lại đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng khoa học công nghệ toàn cầu với gần 1.400 đề cử chất lượng từ các nhà khoa học, nghiên cứu, phát minh từ năm châu lục trên thế giới. Mùa giải thứ 3 cũng để lại dấu ấn thành công khi đã kết nối và truyền được cảm hứng tới khoa học nước nhà.
Giải thưởng VinFuture là hoạt động trung tâm của Quỹ VinFuture, một tổ chức phi lợi nhuận được đồng sáng lập vào ngày 20/12/2020 - ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại - bởi ông Phạm Nhật Vượng, tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam và là Nhà sáng lập Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, Vingroup, cùng với phu nhân, bà Phạm Thu Hương.
Giải thưởng được thành lập nhằm ghi nhận những nhà phát minh và nhà nghiên cứu xuất sắc đến từ các trường, viện nghiên cứu toàn cầu, phòng thí nghiệm và tập đoàn công nghiệp công nghệ để tôn vinh những nghiên cứu khoa học đột phá và đổi mới công nghệ, tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người.
10 tiêu chí đề cử Giải thưởng VinFuture:
1. Giải pháp được đề cử phải có bằng chứng rõ ràng về tác động trong cuộc sống, hoặc chứng tỏ được tiềm năng dựa trên ứng dụng thực tế;
2. Các giải pháp đã mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm qua hoặc chứng tỏ được tiềm năng trong 10 năm tới;
3. Các giải pháp phải phù hợp với ít nhất một trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs);
4. Các giải pháp phải được chứng minh bằng khoa học (đã vượt qua các thử nghiệm khoa học cần thiết tùy thuộc lĩnh vực, được chứng minh bằng thực nghiệm hoặc được đánh giá rộng rãi);
5. Ứng viên hợp lệ là những nhà khoa học hoặc nhà phát minh đã và đang tham gia vào quá trình phát triển công nghệ hoặc giải pháp, không bao gồm các doanh nhân hoặc doanh nghiệp tham gia vào quá trình thương mại hóa và/hoặc phổ biến công nghệ được đề cử;
6. Các sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu phải có tiềm năng mang lại lợi ích cho mọi người trên toàn cầu, bao gồm những nước đang phát triển, cũng như các cộng đồng có thu nhập thấp và thiệt thòi;
7. Dành cho các cá nhân hoặc nhóm các nhà nghiên cứu/nhà phát minh;
8. Ưu tiên những ứng viên vẫn đang tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, sáng chế;
9. Một cá nhân/nhóm có thể được đề cử cho một hoặc nhiều Giải Đặc biệt của Giải thưởng VinFuture nếu đủ điều kiện;
10. Nghiên cứu/ Giải pháp/ Sáng chế được đề cử có thể thuộc bất kỳ chuyên ngành nào của khoa học, kỹ thuật hoặc công nghệ, bao gồm cả các phương pháp tiếp cận liên ngành.
Cổng nhận đề cử năm 2024: https://vinfutureprize.org/vinfuture-prize-nomination/
Hướng dẫn chi tiết về quy trình và biểu mẫu đề cử: https://vinfutureprize.org/vinfuture-prize-nomination/
Các câu hỏi thường gặp: https://vinfutureprize.org/faqs/about-the-vinfuture-foundation/
Danh sách những Chủ nhân Giải thưởng VinFuture đã được công bố tại Lễ Trao Giải ngày 20 tháng 12 năm 2023 cùng thông tin về các phát minh được trao giải: https://vinfutureprize.org/vinfuture-prize/laureates/
Thanh Hà
"> -
Trạm cứu hộ trái tim tập 9: Bà Lan đọc vị An NhiênĐúng lúc đó An Nhiên có điện thoại nên bà Lan vô tình nhìn thấy ảnh con trai Nghĩa ở hình nền. Bà thắc mắc vì con trai An Nhiên trông rất quen và lập tức hỏi cô ta liệu mình có biết bố đứa trẻ không rồi tuyên bố nếu muốn biết thì không khó. Bà Lan nói từ giờ phút này sẽ chấm dứt lộ trình chữa bệnh với An Nhiên nhưng không quên rạch ròi hai thứ.
Ở diễn biến khác, Nghĩa (Quang Sự) lại chạm mặt Vũ (Trương Thanh Long) ở điểm bắn cung nhưng bất chấp đề nghị của Nghĩa, Vũ tỏ thái độ khó chịu, cho rằng không cần thiết phải chào nhau. Nghĩa hỏi dò Vũ liệu có phải lần này về hẳn Hà Nội không. "Tôi chỉ lo là ông nhìn thấy cảnh tôi và người yêu cũ của ông mặn nồng, ông lại đố kỵ thôi", Nghĩa nói. Vũ đáp đầy ẩn ý: "Có bản lĩnh thì mặn nồng cả cuộc đời chứ đừng xong mục đích rồi lại tháo mặt nạ ra".
Trong khi đó, Hà (Hồng Diễm) gặp Vũ ở nhà bé Chi, cô hỏi anh khi nào sẽ đi. Vũ nói vì mẹ anh trở bệnh nên sẽ bay sớm về Sài Gòn vào ngày hôm sau. Hà chúc Vũ thượng lộ bình an và nói không muốn xây dựng hình ảnh một phụ nữ khiến chồng mình lo lắng nên mới khách sáo như vậy. Vũ không trả lời mà ôm chầm lấy Hà trong sự ngỡ ngàng của cô.
Vũ đã biết toàn bộ âm mưu của Nghĩa? Bà Lan muốn rạch ròi điều gì với An Nhiên? Hà phản ứng ra sao trước hành động bất ngờ của Vũ? Diễn biến chi tiết Trạm cứu hộ trái timtập 9 lên sóng VTV3 vào 21h40 tối nay.
Quang Sự lần đầu nói về hôn nhân 10 năm và quy tắc không cảnh nóng của Hồng DiễmQuang Sự đã kết hôn được 10 năm và người vợ hiện tại rất tôn trọng công việc của anh. Tuy nhiên anh vẫn giữ quan điểm không đóng cảnh nhạy cảm trên phim truyền hình với lý do riêng.">