– Không chỉ hát,àmliveshowkỷniệmnămcahátin mới giọng ca boléro ngọt ngào còn thử sức mình với cải lương và hài kịch trong liveshow đặc biệt của mình.
Hằng của 'Hôn nhân trong ngõ hẹp' bán bánh mì kiếm sống– Không chỉ hát,àmliveshowkỷniệmnămcahátin mới giọng ca boléro ngọt ngào còn thử sức mình với cải lương và hài kịch trong liveshow đặc biệt của mình.
Hằng của 'Hôn nhân trong ngõ hẹp' bán bánh mì kiếm sốngSáng nay, 6/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Pháp Francois Hollande đã có bài phát biểuquan trọngvề chủ đề: "Tương lai chung của Pháp và Việt Nam" tại ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tổng thống Pháp Hollande phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Lê Văn |
Ông Hollande khẳng định, quan hệ giữa hai nước có quá trình lịch sử song hiện tại chúng ta phải nghĩ tới tương lai.
Theo ông, Việt Nam, Pháp cũng như toàn thế giới đang phải đối mặt với 2 thử thách: Giữ gìn sự hòa bình, ổn định và các vấn đề về kinh tế.
Tổng thống Pháp nhắc lại những vụ tấn công khủng bố tại Pháp trong những năm gần đây và khẳng định, chống khủng bố không phải là công việc của một quốc gia mà là toàn cầu.
"Muốn chống khủng bố, các quốc gia phải đoàn kết với nhau".
Tổng thống Pháp cũng bày tỏ sự khâm phục trước những thành tựu kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. "Ngày xưa Việt Nam phải lo làm sao cho đủ ăn còn nay Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới" - ông nói."Tuy nhiên, muốn phát triển thì không thể dừng lại ở gạo".
Tổng thống Hollande khẳng định, Pháp luôn đồng hành và hỗ trợ Việt Nam phát triển các ngành khác như các ngành công nghệ tiên tiến.
Ông cho biết, hiện nay Việt Nam còn nhiều vấn đề đang phải đối mặt như hậu quả của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu long.
"Làm sao để giành giật với thiên nhiên, để vùng đất này có thể trồng trọt nhiều hơn nữa phục vụ cuộc sống của người dân. Chúng tôi sẽ làm việc với Việt Nam để giải quyết những vấn đề này" - Tổng thống Pháp khẳng định.
Để giải quyết vấn đề này, một trong những công việc quan trọng là hợp tác giáo dục đào tạo giữa hai bên."Nhiều quốc gia tìm được vị thế của mình thông qua yếu tố con người, nguồn nhân lực" - ông Hollande nói.
Trong chương trình hợptác giữa 2 bên, đã có hàng ngàn sinh viên Việt Nam sang Pháp học và ngược lại.
Những sinh viên này sau khi tốt nghiệp có thể tham gia các dự án giữa 2 bên. Tổng thống Pháp cũng mong muốn sẽ ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập thông qua việc thúc đẩy liên kết giữa các trường ĐH giữa 2 nước.
Tổng thống Pháp cũng cho biết, ông sẽ cho mở Trung tâm Văn hóa Pháp tại TP. HCM để mở rộng hơn nữa mối quan hệ giữa 2 nước trong lĩnh vực văn hóa.
"Nhiều nhà nghiên cứu lớn người Pháp gốc Việt đã rất vui mừng khi tôi sang thăm chính thức Việt Nam. Họ sống ở Pháp nhưng vẫn hướng về và muốn được cống hiến với quê hương" - Tổng thống Pháp nói thêm.
Chuyến thăm Việt Nam của ông Hollande là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Pháp sau 12 năm kể từ chuyến thăm của Tổng thống Jacques Chirac năm 2004 và là dịp để Tổng thống Pháp Holande trình bày những định hướng mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thế kỷ 21.
Chuyến thăm và phát biểu tại ĐH Quốc gia Hà Nội là lần đầu tiên một nguyên thủ Pháp tới thăm một cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.
Bản đồ phân bổ các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản (trước 2011). Ảnh từ apjjf.org |
Đây chính là lò phản ứng thứ 5 của Nhật Bản đã được khởi động lại theo tiêu chuẩn an toàn mới đưa ra sau vụ tai họa rủi ro kinh hoàng do động đất sóng thần tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào tháng Ba năm 2011.
Công ty Shikoku cho biết rằng vào hồi 9 giờ sáng ngày 12/8/2016 các thanh điều khiển đã bắt đầu rút ra từ lõi của lò phản ứng; cho phép quá trình phân hạch diễn ra trong các thanh nhiên liệu của lò.
Hoạt động nói trên đúng như tuyên bố trước đó, vào ngày 5/8/2016 bởi Công ty Shikoku, rằng họ đã lên kế hoạch khởi động lại tổ máy vào ngày 12/8 và hệ thống lưới điện sẽ được nối lại vào ngày 15/8/2016. Công suất phát điện của lò phản ứng nước áp lực cũng sẽ dần dần được nâng lên và sẽ đạt được giá trị cực đại 846 MWe vào ngày 22/8/2016. Và, như vậy, tổ máy thứ 3 của nhà máy điện Ikata hay còn gọi là nhà máy điện hạt nhân Ikata 3 sẽ trở lại vận hành thương mại bình thường vào đầu tháng 9/2016 sắp tới, chấm dứt tình trạng nằm im từ tháng Tư năm 2011.
Trong quá trình tái khởi động lại các lò phản ứng (tổ máy) ở Nhật Bản, từ lò thứ nhất đến lò thứ 5 hiện nay và tiếp tục với các lò kế tiếp, tất cả các đơn vị hay nhân viên vận hành nhà máy phải tuân thủ chặt chẽ quy định mới của Cơ quan Pháp quy Hạt nhân (NRA). Chẳng hạn, về thay đổi các cài đặt lò phản ứng; về sự phê duyệt quy hoạch xây dựng để củng cố nhà máy; về chương trình an toàn vận hành nhà máy v.v…
Trước khi tái khởi động nhà máy hay lò phản ứng năng lượng thứ 5 vừa đề cập trên đây, nước Nhật đã thực hiện chương trình tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản với 4 lò khác.
Nhà máy điện hạt nhân Sendai 1 và Sendai 2 tại Satsumasendai, miền nam Nhật Bản. Ảnh: nbcnews.com |
Tổ máy số 1 (gọi là nhà máy Sendai 1) trong tổ hợp nhà máy Sendai thuộc Công ty Điện lực Kyushu tại quận Kagoshima là đơn vị đầu tiên được khởi động lại vào tháng Tám, tiếp theo là Sendai 2 vào tháng Mười năm trước 2015. Tổ máy thứ 3 (Takahama 3) của Nhà máy điện hạt nhân Takahama thuộc Công ty Điện lực Kansai ở quận Fukui nối lại hoạt động vào ngày 29/1/2016 nhưng vẫn còn chập chờn. Tiếp theo, Takahama 4 được tái khởi động vào ngày 26/2/2015, nhưng vẫn “ở ẩn”(chưa phát điện thường xuyên) kể từ sự cố xảy ra ngày 29/2/2016, lúc đó đã xảy ra vụ tắt máy tự động của lò phản ứng do một sự cố xảy ra trong “máy phát điện nội bộ".
Như vậy, trong tổng số 5 tổ máy điện hạt nhân của nước Nhật được tái khởi động, chỉ có 2 đơn vị đầu tiên (Sendai 1 và Sendai 2) là thực sự được khởi động lại và đã hòa điện lên lưới. Và đơn vị thứ 5 (Ikata 3) cũng đã được phép hoạt động chính thức và sẽ hòa điện lưới vào tháng sau (tháng 9/2016). Còn hai tổ máy Takahama 3 và Takahama 4 chưa được phát điện thường xuyên và đang chờ “chuẩn y” của một tòa án huyện, mặc dù đã được sự chuẩn y chính thức của cơ quan an toàn và an ninh.
Rõ ràng, như nhận xét của các cơ quan thông tin ngoại quốc, tình hình nói trên phản ảnh một thực tế hiện nay của Nhật Bản, đó là nền công nghiệp điện hạt nhân đang sống lại với một tiến độ vừa phải.
Tuy vậy, giới quan sát vẫn tin rằng tiến độ này sẽ thay đổi trong thời gian tới. Sau 5 tổ máy điện hạt nhân vừa đi tiên phong trong giai đoạn khởi phát hồi phục, 14 trong 19 lò phản ứng còn lại (thông tin được đưa ra bởi Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản (IEEJ) trong một báo cáo về Triển vọng kinh tế và năng lượng Nhật Bản năm 2017) hẳn sẽ được phục hồi với tốc độ nhanh hơn trong nửa cuối năm nay và cả năm sau 2017.