Các đối tượng cắt ghép, giả mạo văn bản của cơ quan nhà nước và con dấu sở Sở Y tế TPHCM (Ảnh: SYT).
Để tạo niềm tin cho chủ cơ sở, các đối tượng đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của cơ quan nhà nước để cắt ghép. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ sẽ nhận ra là giả mạo, do văn bản có nhiều lỗi chính tả và sai chức danh người ký ban hành.
Đây là thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội giả danh cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ để yêu cầu các chủ cơ sở chuyển tiền "lo lót", với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Văn Hân, Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, từ ngày 30/12/2023, UBND TPHCM đã tổ chức Hội nghị công bố thành lập Sở ATTP TPHCM, cùng với quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở này.
Theo đó, Sở ATTP là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TPHCM, có chức năng tham mưu, giúp Thành phố quản lý nhà nước về ATTP, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP.
Ông Hân khẳng định, từ năm 2024 trở đi, Thanh tra Sở Y tế TPHCM không còn chức năng thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Sở Y tế TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Trước đó, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cũng nhiều lần bị mạo danh. Vào năm 2016, một đối tượng đã tự xưng là nhân viên của Thanh tra Sở Y tế, yêu cầu các cơ sở đóng một khoản chi phí để không bị thanh tra.
Đến năm 2017, một số điện thoại 0903.188.xxx đã được các đối tượng tự xưng là lãnh đạo, nhân viên của Thanh tra Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM sử dụng để gọi đến, yêu cầu các cơ sở đưa phong bì 5 triệu đồng/người (với đoàn thanh tra trên 10 người) để không bị kiểm tra và xử lý vi phạm.
Sau khi nhận tin, Thanh tra Sở Y tế đã phát lên thông báo về việc không bao giờ có việc liên hệ với các cơ sở để yêu cầu nộp các khoản tiền, hoặc bán sách báo, tài liệu…
Tất cả cán bộ, công chức của Thanh tra Sở Y tế khi đến các đơn vị làm việc phải có tên trong Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra, hoặc có công văn, giấy giới thiệu do lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế ký. Giấy tờ phải ghi rõ họ tên, chức danh của cán bộ đến làm việc, nội dung làm việc và thời hạn.
Để kịp thời ngăn chặn hành vi có dấu hiệu lừa đảo và xử lý thông tin mạo danh, Công an TPHCM khuyến cáo người dân cần cẩn trọng trước những chiêu trò lừa đảo. Nếu nhận được thông báo như trên, hãy liên hệ với cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
" alt=""/>Vụ giả mạo Thanh tra Sở Y tế TPHCM để lừa "lo lót": Chánh Thanh tra nói gì?Theo Bệnh viện K, nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiễm HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung. 90-100% ung thư cổ tử cung có HPV dương tính. Mặc dù có tới hơn 200 túyp HPV khác nhau, nhưng chỉ khoảng 40 túyp lây nhiễm ở đường sinh dục và ít nhất 15 túyp liên quan đến ung thư.
Các nhóm 16, 18, 45, 56 thường có liên quan với các tổn thương loạn sản nặng và ung thư cổ tử cung xâm nhập. HPV nhóm 18 có liên quan với ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô kém biệt hóa cổ tử cung cũng như tỷ lệ di căn hạch và khả năng tái phát của bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy HPV nhóm 16 liên quan với ung thư biểu mô vảy sừng hóa có tỷ lệ tái phát thấp hơn.
" alt=""/>5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em nhất định không được bỏ quaNghiên cứu mới của Trường Đại học Y tế công cộng được hỗ trợ bởi Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và Tổ chức Y tế Cộng đồng toàn cầu Vital Strategies mới công bố cũng cho thấy, có đến 96% học sinh nhận thức được sự tồn tại của thuốc lá điện tử.
Đặc biệt, 14% từng sử dụng thử thuốc lá điện tử và 7% đang sử dụng trong 30 ngày qua. Tỷ lệ này đối với thuốc lá nung nóng tương ứng là 1,8% và 1%. Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn tháng 10-12/2023, với sự tham gia của 3.801 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại 11 tỉnh, thành ở Việt Nam.
Giáo sư Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế Công cộng, cho rằng, đây là xu hướng đáng lo ngại, vì nó có thể đảo ngược những nỗ lực kiểm soát việc sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên đã được triển khai quyết liệt trong nhiều năm qua.
"Mức độ sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong giới trẻ Việt Nam đang ở mức cao, đặc biệt khi so sánh với các chỉ số về sử dụng thuốc lá truyền thống", GS Minh nói.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định không có bằng chứng nào chứng minh rằng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ít gây hại hơn các sản phẩm thuốc lá điếu thông thường. Chúng đều chứa nicotine là chất gây nghiện cao, gây hại đến sức khỏe.
Thực tế cho thấy, các quốc gia cho phép các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, ban hành các chính sách về cấm bán cho trẻ vị thành niên đã thất bại trong việc ngăn chặn giới trẻ sử dụng.
Tại Mỹ, trong giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng vọt từ 11,7% lên 27,5% ở học sinh trung học cơ sở, và từ 3,3% lên 10,5% ở học sinh trung học phổ thông. Tương tự, tại Anh, sử dụng thuốc lá điện tử ở trẻ em gái 15 tuổi đã tăng từ 10% vào năm 2018 lên 21% vào năm 2021.
Ngành công nghiệp thuốc lá nhắm đến giới trẻ
Thuốc lá điện tử đội lốt hộp sữa, đồ chơi, mỹ phẩm (Ảnh: G.G).
Mới đây, STOP công bố tài liệu cho thấy ngành công nghiệp thuốc lá đã có chiến lược gây ảnh hưởng nhằm đạt được sự ủng hộ đối với sản phẩm thuốc lá nung nóng IQOS.
STOP là mạng lưới các tổ chức y tế công cộng và học thuật, kết nối các chuyên gia để theo dõi mọi khía cạnh của ngành công nghiệp thuốc lá nhằm phát hiện, vạch trần và chống lại những nỗ lực không ngừng nghỉ của ngành công nghiệp thuốc lá hoạt động trên toàn cầu.
Theo đó, ngành công nghiệp thuốc lá đã tuyên bố rằng các sản phẩm "thuốc lá không khói", bao gồm IQOS (I quit ordinary smoking) "một ngày nào đó sẽ thay thế thuốc lá điếu". IQOS chỉ dành cho những người hút thuốc đã trưởng thành, những người sẽ tiếp tục hút thuốc lá.
Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy ngành công nghiệp thuốc lá có kế hoạch lớn hơn.
Theo phân tích của STOP, ngành công nghiệp thuốc lá đã lên kế hoạch cho một chiến lược đa hướng nhằm tác động đến các nhà hoạch định chính sách ở địa phương, khu vực, quốc gia và thậm chí ở cấp độ quốc tế.
Mục đích tác động đến các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia y tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm tạo ra sự chấp nhận rộng rãi đối với IQOS. Các đối tượng được nhắm đến trong kế hoạch này bao gồm các chính trị gia, các nhóm y tế và các tập đoàn khách sạn….
Ngành công nghiệp thuốc lá đang tìm cách "lách" các quy định quản lý bằng việc giới thiệu các sản phẩm mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, nhằm đối phó với các quy định ngày càng nghiêm ngặt đối với thuốc lá truyền thống.
Thực tế, cộng đồng y tế toàn cầu đã ghi nhận một số trường hợp tổn thương phổi do thuốc lá điện tử. Theo đó, các sản phẩm thuốc lá mới được cho là có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt đối với não bộ đang phát triển của trẻ vị thành niên.
"Cuộc chiến với thuốc lá mới là cuộc chiến cam go. Chỉ trong 5 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đã vượt lên rất cao. Kết quả phòng chống thuốc lá trong 30 năm sẽ bị thiêu rụi trong vòng 3 năm nếu chúng ta cho phép thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng vào Việt Nam.
Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ nếu chúng ta không ngăn chặn được thuốc lá điện tử", ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nói tại một hội thảo vào tháng 8.
Điều này đặt ra nhu cầu cấp bách Việt Nam cần có giải pháp sớm và mạnh mẽ để ngăn chặn làn sóng của thuốc lá điện tử trong giới trẻ.
" alt=""/>Hồi chuông cảnh báo về tác hại của thuốc lá điện tử với giới trẻ