Leo cột điện và loạt thử thách nhảm nhí, vô bổ của vlogger Việt
NTN (tên thật Nguyễn Thành Nam,ộtđiệnvàloạtthửtháchnhảmnhívôbổcủavloggerViệbảng xếp hạng liga sinh năm 1994) sở hữu các kênh video có nhiều người theo dõi trên mạng.
Hướng tới đối tượng người xem chủ yếu là thanh thiếu niên, các sản phẩm của người này bị nhiều dân mạng đánh giá là nhảm nhí, vô bổ, thậm chí gây nguy hiểm.
Ngày 29/6, nam vlogger thực hiện thử thách leo cột điện cao khoảng 100 m mà không có đồ bảo hộ chuyên dụng. Dù giới thiệu cột điện này chưa được đưa vào sử dụng, Nguyễn Thành Nam vẫn khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu và lo ngại.
Trước đó, hàng loạt thử thách được vlogger này thực hiện cũng gây nhiều tranh cãi.
Làm nhà bằng 5.000 ống hút nhựa
Trong khi nhiều tổ chức, cá nhân đang kêu gọi hạn chế sử dụng đồ nhựa để bảo vệ môi trường, ngày 6/6, Nguyễn Thành Nam đăng tải video làm ngôi nhà từ 5.000 ống hút nhựa mới, loại màu đen thường dùng để uống trà sữa.
Sau khi mất 8 tiếng để lắp ráp ống hút thành các tấm nhựa và thêm 3 ngày liên tiếp để hoàn thành sản phẩm, nam vlogger tự hào: "Đây là ngôi nhà làm từ ống hút to nhất thế giới".
Ngôi nhà làm từ 5.000 ống hút của Nguyễn Thành Nam. Ảnh: FBNV. |
Hành động của anh nhanh chóng khiến cộng đồng mạng bức xúc, cho rằng gây lãng phí, ảnh hưởng lớn tới môi trường.
Sau đó, do "ngôi nhà" để ngoài trời và bị hỏng, Nguyễn Thành Nam không thể thực hiện thử thách "24h sống trong nhà bằng ống hút".
Anh dỡ bỏ ngôi nhà và đem vào trong kho cất với lời giải thích "để đến 1.000, một tỷ năm sau cho phân hủy, mà không phân hủy được nữa thì thôi".
Tắm bằng bỏng ngô rồi cho lợn ăn
Hút gần 3 triệu lượt xem, video tắm bằng 50 kg bỏng ngô của Nguyễn Thành Nam cũng khiến nhiều dân mạng ngán ngẩm.
Vlogger quê Thái Bình đổ đầy bỏng ngô vào một bể bơi phao, sau đó vừa chơi đùa, vừa ăn bên trong. Nhiều người nhận xét đây chỉ đơn giản là hành động vô bổ và nhảm nhí.
Anh chàng từng dùng 50 kg bỏng ngô để bày trò, sau đó cho lợn ăn.Ảnh cắt từ clip. |
Kết thúc video, Nguyễn Thành Nam cho biết sẽ dùng số bỏng này cho lợn ăn.
Trước đó, anh cũng từng bị chỉ trích là gây lãng phí khi thực hiện các clip "đổ 1.000 viên kẹo vào coca", "đổ bánh kem vào mặt" hay "đóng đinh phá hủy điện thoại", "thả điện thoại vào nến nóng chảy 100 độ C".
Đốt nhà làm từ 100.000 que diêm
Tự hào là một trong những sản phẩm công phu của mình và ê-kíp, video đốt ngôi nhà làm từ 100.000 que diêm của Nguyễn Thành Nam thu về tới hơn 6 triệu lượt xem khi được đăng tải.
Thử thách đốt ngôi nhà làm từ 100.000 que diêm của Nguyễn Thành Nam. Ảnh cắt từ clip. |
Hoàn thiện trong vòng 6 ngày, ngôi nhà diêm trị giá hơn 2 triệu đồng được nam vlogger cất công thuê xe đem đến một khu vực thoáng đãng để đốt.
Sau đó, Nguyễn Thành Nam còn thực hiện video dán diêm vào cánh quạt và đốt.
"Thực sự không hiểu tốn tiền bạc, công sức để làm video này nhằm mục đích gì. Vẫn có nhiều cách hơn để anh đem lại niềm vui cho khán giả mà không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường như thế này", một dân mạng bình luận về màn thử thách của nam vlogger.
Khi Zing.vn liên hệ, nam vlogger từ chối chia sẻ về những thử thách gây tranh cãi của mình.
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Leganes, 0h30 ngày 27/1: Khó thắng đậm
Ảnh: Song Ngư
Trực tiếp bóng đá V-League: Bình Dương vs TPHCM, Khánh Hòa vs SLNATrực tiếp bóng đá hai trận đấu sớm nhất vòng 4 Night Wolf V-League 1 2023 Bình Dương vs TPHCM, Khánh Hòa vs SLNA, 17h hôm nay (17/2)." alt="Kết quả Hà Nội vs Thanh Hóa" />- Tuyển tập các bức thư gửi Hitler có thể sẽ khiến nhiều người có cảm giác kinh hãi, nhưng sẽ giúp công chúng hiểu thêm phần nào về sự bí hiểm và quyền lực cũng như sức hấp dẫn của Hitler.
Trong khoảng năm 1925 và 1945, có hàng ngàn người Đức viết thư cho Adolf Hitler. Trong đó đó có rất nhiều lá thư bày tỏ tình cảm tới trùm phát xít, nhưng cũng có những lá thư bày tỏ bất đồng. Các bức thư gửi cho Hitler do giảng viên Henrik Eberle thuộc đại học Halle biên soạn là tuyển tập đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Anh. Tuyển tập này có thể sẽ khiến nhiều người có cảm giác kinh hãi, nhưng sẽ giúp công chúng hiểu thêm phần nào về sự bí hiểm và quyền lực cũng như sức hấp dẫn của Hitler.
Bức thư dài 80 trang của Elsa Walter
Năm 1930, cô gái Elsa Walter 32 tuổi ở vùng Karlsruhe (Đức) viết một bức thư dài 80 trang nhân dịp Giáng Sinh cho Hitler. Trong thư, Elsa gọi Hitler là "lãnh đạo của phong trào tự do của Đức". Elsa đã mô tả các ý tưởng chính trị của mình và tình cảm dân tộc trong một cuốn sách được viết cẩn thận bằng tay và minh họa rõ ràng. Cô không hề quan tâm tới người Do Thái và sản phẩm thuộc "hệ thống Mỹ" - tệ hơn nữa, cô còn viết rằng các cơ quan tàng trữ "hệ thống Mỹ" thường do người Do Thái điều hành.
Trên thực tế, sau đó Elsa trở thành một quan chức cấp cao trong hàng ngũ Đức Quốc xã, và từ năm 1943, cô này làm việc ở Ba Lan. Sau đó, Elsa biến mất không tăm tích.
Bức thư Năm mới của Thị trưởng Frankfurt
Thị trưởng Friedrich Krebs của Frankfurt (Đức) đã gửi lời chúc mừng năm mới vào năm 1938 bằng lối viết chữ kiểu Trung cổ trên giấy da. Krebs là một trong số những kẻ thèm khát tài sản của người Do Thái. Sau năm 1945, Krebs làm về luật và nhận được rất nhiều trợ cấp hậu hĩnh từ chính phủ.
Những đứa trẻ hâm mộ Hitler
Rất nhiều đứa trẻ phát cuồng vì Hitler. Lotti H. (ở Berlin) lo lắng cho "lãnh đạo kính yêu" của cô bé. Trong một bài thơ, cô đã nhắc nhở Hitler rằng: "Ngài phải nghỉ ngơi ngay, ngài làm việc vất vả suốt cả ngày và liên tục như vậy sẽ khiến cho cơ thể gặp rất nhiều vấn đề".
Cặp chị em sinh đôi tự do
Vào tháng 10/1938, cặp sinh đôi Susi và Daisy J. ở vùng Sudetenland đã cảm ơn Hitler vì đã "mang lại tự do cho chúng cháu và đưa chúng cháu đến với Đế chế tươi đẹp của ngài".
Tấm thiệp nhân ngày của Mẹ
Trong một tấm thiệp làm bằng giấy bản, Lotte J. Kaiser đã bày tỏ "những lời cảm ơn lớn lao không kể xiết tới cha mẹ - những người đã sinh ra" Hitler. Cùng với tấm thiệp là hình ảnh của cha và mẹ của trùm phát xít.
Thư từ các lãnh đạo tôn giáo
Các bức điện của các lãnh đạo tôn giáo quan trọng gửi đến trong mùa hè năm 1941 được gõ với phông chữ cỡ lớn vì Hitler khi đó đã bị viễn thị. Các bức thư đã bày tỏ sự đồng lòng ủng hộ cho chiến dịch chống lại những người Bôn-sê-vích.
Lê Thu(theo Daily Beast)