Các biến chứng của ung thư dạ dày
Nếu được phát hiện sớm và được điều trị đúng cách thì nhiều trường hợp được chữa khỏi hoàn toàn. Nếu không được phát hiện kịp thời,ácbiếnchứngcủaungthưdạdàgia vang ngay hom nay bệnh đã ở giai đoạn muộn thì người bệnh sẽ không còn khả năng chữa khỏi hoàn toàn.
Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày thậm chí nhập viện khi đã có biến chứng như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, viêm phúc mạc. Đây đều là các biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân nhập viện khi bệnh đã di căn với các triệu chứng như liệt (do tổn thương di căn cột sống hay di căn não), khó thở (di căn phổi)… Khi đó việc điều trị chỉ còn mang tính chất kéo dài thời gian sống thêm và đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Những người có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày gồm:
- Tuổi: Theo bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày gặp ở người cao tuổi. Ví dụ ở Mỹ, theo thống kê của Hiệp hội ung thư quốc gia, 60% số bệnh nhân được chẩn đoán ung thư dạ dày ≥ 65 tuổi. Hay ở Nhật Bản, từ năm 2015, tất cả người từ 50 tuổi trở lên đều được khuyến cáo nội soi dạ dày kiểm tra mỗi 2 đến 3 năm. Ở Việt Nam gần đây ung thư dạ dày có xu hướng trẻ hóa, nhiều bệnh nhân được phát hiện bệnh ở lứa tuổi trẻ hơn.
- Giới: Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020 ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam cao hơn so với ở nữ khoảng 2 lần.
- Những người có người thân mắc ung thư dạ dày: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc ung thư dạ dày có nguy cơ bị ung thư dạ dày gấp 2-10 lần những người không có người thân mắc bệnh.
- Những người có yếu tố nguy cơ như nhiễm H. pylori, ăn chế độ ăn nhiều muối hoặc thực phẩm có chứa hợp chất nitroso hoặc người bị béo phì, hút thuốc lá, viêm dạ dày mạn tính, đều tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.