- Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 này, Trường THPT Chu Văn An (còn được gọi là Trường Bưởi) - một trong những ngôi trường phổ thông lâu đời và có truyền thống bậc nhất của Việt Nam - đang rộn ràng tuần lễ kỷ niệm 110 năm thành lập.Trường là cái nôi nuôi dưỡng tâm, trí và đức của rất nhiều cá nhân và thế hệ ưu tú, danh nhân ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Tiêu biểu như Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn, Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Cơ Thạch, Ngụy Như Kon Tum, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Đình Thi, Đặng Thùy Trâm,…
Trước năm 1945, học sinh vào học tại trường Bưởi được tuyển chọn từ những kỳ thi rất chặt chẽ, tập hợp những học sinh chăm ngoan, học giỏi từ khắp các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Vì vậy mà học sinh nhà trường đã sớm hình thành được phong cách chăm học, học giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau, đấu tranh chống áp bức và bất công.
Một trong số đó là Nguyễn Xiển, cựu học sinh của Trường Bưởi khóa 1925-1926 và sau này là giáo viên của trường trong những năm 1935-1937.
Từ ngôi trường này, vượt qua những rào cản của nền giáo dục thực dân, những thế hệ học trò của nhà trường đã trở thành những thanh niên trí thức, tham gia cách mạng. Nhiều người sau đó đã trở thành những nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc, có thể kể đến như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Phong Sắc,...
Giai đoạn từ năm 1945-1954, có thể kể đến liệt sỹ Nguyễn Sỹ Vân là học sinh vào những năm 1947-1948, ông là người cắm cờ đỏ sao vàng trên Tháp Rùa ở Hồ Gươm ngày 19/5/1943.
Giai đoạn từ 1954 – 1978 trường có những thế hệ học sinh như Hoàng Xuân Sính (nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam).
50 năm trước, cũng có một cô học trò của Trường Chu Văn An giữa nơi chiến trường khốc liệt, đặt cả lòng mình vào những trang nhật ký chân thực, hào hùng mà cũng rất đỗi chân phương, xúc động về đất nước, con người của một thời đạn bom. Đó là liệt sỹ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, hy sinh ở tuổi 28 trong trận tập kích của địch vào bệnh viện ngày 22/6/1970.
Sau này cũng rất nhiều thế hệ thành công và có nhiều đóng góp cho xã hội ở mọi lĩnh vực.
Học trò của Trường Bưởi – Chu Văn An cũng giữ nhiều vị trí quan trọng ở các cơ quan bộ ngành của nhà nước.
Có thể kể đến Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi cũng là cựu học sinh của trường khóa 1974-1977. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội cựu học sinh trường Bưởi- Chu Văn An, Chủ tịch danh dự Quỹ ươm mầm tài năng và phát triển của nhà trường.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga là cựu học sinh khóa 1977-1980. Bà là người phụ nữ đầu tiên được giữ chức Thứ trưởng của ngành Ngoại giao Việt Nam.
|
Cờ ghi nhận thành tích của trường |
Hiện những thủ lĩnh của FPT là những chàng trai khối chuyên Toán thuở nào của ngôi trường Chu Văn An. Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình và Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc là 2 học sinh chuyên Toán khóa 1970-1973, còn Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến là cựu học sinh chuyên Toán khóa 1983-1986,… Bằng trí tuệ sắc bén và cả sự lãng mạn bay bổng, dám nghĩ dám làm đã đưa FPT luôn ở vị trí tiên phong, là một trong số những đầu tàu của kinh tế đất nước thời đại 4.0.
Người được nhắc đến là “Mr. Index”, Đỗ Hoàng Sơn cũng là cựu học sinh của trường khóa 1982-1985. Ông hiện là giám đốc công ty sách Long Minh, đơn vị đã xuất khẩu được bản quyền sách Toán tiểu học và mầm non của Việt Nam sang Nga và các nước ASEAN.
Ông Đoàn Hồng Nam, cựu học sinh khóa 1979-1981, hiện là Chủ tịch Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam- đại diện độc quyền của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ và Tập đoàn Khảo thí Tin học – Certiport (Hoa Kỳ) tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.
Trong giới nghệ sĩ nổi tiếng có NSƯT Đức Trung (cựu học sinh khóa 1953- 1956) hay NSND Anh Tú (cựu học sinh khóa 1975-1978).
Tác giả của nhiều cuốn sách được độc giả đặc biệt đón nhận như “Thiện ác và Smartphone”, “Điểm đến của cuộc đời”,… - Đặng Hoàng Giang từng là học sinh chuyên Toán của trường niên khóa 1979-1982. Điều thú vị là thuở đó, ông từng bị đánh giá không thể nào thấp hơn ở môn Văn. Số phận quả là một người đạo diễn thú vị khi ngôn từ của một người từng “ghét cay ghét đắng” môn Văn trở thành một phần đề thi THPT quốc gia năm 2017.
Chàng MC Dương Sơn Lâm, gương mặt người dẫn chương trình được nhiều khán giả yêu mến qua một số chương trình truyền hình quen thuộc như: Café Sáng, Chuyển động 24h,… cũng là cựu học sinh khóa 2004-2007.
Nhà văn Trang Hạ cũng là cựu học sinh khóa 1989-1992 của trường. Sự nghiệp thành công của Trang Hạ gắn với công việc viết văn, làm báo, phụ trách chuyên mục trên các tạp chí, viết kịch bản và quảng cáo.
Ngô Thanh Thanh Tú, Á hậu 1 tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 là cựu học sinh của trường khóa 2009-2012 cũng từng học ở trường này.
|
Học sinh trong giờ thế thao |
Rồi Phạm Tuấn Anh, cựu học sinh niên khóa 1989-1992, tốt nghiệp ĐH Ngoại thương trước khi sang học cao học tại Princeton. Anh từng làm cho World Bank trước khi chuyển sang làm phiên dịch cho chính phủ Mỹ. Anh là người phiên dịch cho ông Obama trong chuyến thăm Việt Nam, đồng thời là một trong những người đề xuất nội dung trong bài phát biểu “lay động trái tim người Việt” của vị tổng thống.
Hay Đỗ Hùng Việt, cựu học sinh khóa 1993-1996, từng công tác trong ngành Ngoại giao với vị trí Phó Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, bộ phận Thường trực ban thư ký quốc gia APEC.
Ngoài ra, còn một số gương mặt khác như bác sỹ Dương Minh Tuấn; Bùi Thị Thu Hồng (khóa 1994-1997; Lại Hoàng Dũng (hiện là Chủ tịch Công đoàn, trưởng phòng nhân sự - phụ trách đào tạo của Công ty Điện tử Samsung Việt Nam); Nguyễn Đình Hưng khóa 2006-2009, dựa trên những tư liệu Hán Nôm còn lưu giữ được và thông tin từ những chuyến điền dã, những nghiên cứu của anh tập trung vào lĩnh vực phật giáo và tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam); Nguyễn Thu Trang (khóa 1993-1996); Vũ Hải Linh (lớp chọn Hóa khóa 2004-2007, là một người tiên phong trong lĩnh vực Kịch tương tác ở Việt Nam, đồng thời cũng làm một nhà hoạt động xã hội với việc tham gia vận động quyền cho các nhóm thiểu số và bảo vệ môi trường); Đỗ Anh Đức (cựu học sinh khóa 1993-1996, hiện là ông chủ quán phở Đỗ Gia trên phố Nguyễn Đình Thi), Nguyễn Hương Giang (cựu học sinh khóa 2007-2010 kinh doanh tiệm bánh); nhiếp ảnh gia Phạm Anh Thái (khóa 2001-2004); Phan Việt Hoàng (khóa 2006-2009); Nguyễn Quang Đạt (khóa 2006-2009, Bí thư Đoàn trường nhiệm kỳ 2007-2008, là “chàng cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam” của Jestar Pacific); Vũ Việt Dương (khóa 2006-2009)...
Và còn rất rất nhiều con người nữa đã, đang và sẽ viết tiếp nên truyền thống của ngôi trường hơn trăm tuổi này.
Thanh Hùng (lược ghi theo Kỷ yếu 110 năm thành lập trường)
Nữ sinh rạng ngời trong ngày chia tay tuổi học trò
Nhiều cung bậc cảm xúc của những học sinh cuối cấp trong ngày chia tay tuổi học trò đã diễn ra đầy lưu luyến tại lễ bế giảng sáng nay.
" alt="Những gương mặt cựu học sinh tiêu biểu của Trường Chu Văn An"/>
Những gương mặt cựu học sinh tiêu biểu của Trường Chu Văn An
Giữa không gian đô thị hiện đại, vẫn còn nhiều khu chung cư cũ kỹ, chật chội và đang xuống cấp trầm trọng. Trong đó phải kể đến khu nhà tập thể Nguyễn Công Trứ.Khu nhà tập thể Nguyễn Công Trứ được xây dựng 1960, là một trong những khu tập thể lâu đời nhất tại Hà Nội. Mọi góc tường, mọi cầu thang, mọi ô cửa ở đây đều nhuốm hơi thở cũ kỹ của thời gian.
Với nhiều người, những khu tập thể cũ có thể chỉ là một mảng miếng mờ nhạt trong diện mạo thủ đô khang trang. Nhưng với nhiều người còn lại, những khu tập thể cũ lại là một mảnh của tuổi thơ vẫn tồn tại đâu đấy giữa guồng quay nghẹt thở của cuộc sống hiện đại.
|
Khu tập thể Nguyễn Công Trứ tòa nhà B1 rêu phong, cũ kỹ |
Trước đây, những khu tập thể cũ có nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông, bách hóa… đáp ứng nhu cầu sống của cư dân. Giữa hai dãy nhà thường có khoảng sân rộng, nơi vui chơi của cả người già và trẻ con. Hình ảnh một thời tuổi thơ như chơi trượt ở cầu thang với lũ bạn hàng xóm, hay những buổi chiều đi học về khó nhọc dắt xe đạp từ tầng 1 đến tầng 5… còn mãi trong kí ức của những người sống ở khu tập thể cũ.
Những căn hộ chung cư này từng giải quyết chỗ ở ổn định cho rất nhiều các cán bộ công nhân viên chức. Căn hộ trong những tòa nhà tập thể này được xây dựng với diện tích khoảng 45-50m2, không có phòng ngủ, chỉ có một phòng hình chữ nhật.
Thời đó, đây là những căn hộ trong mơ của các đôi vợ chồng trẻ đang khó khăn về nhà ở. Nhưng theo thời gian, con cái họ lớn dần lên, diện tích nhỏ hẹp của những căn hộ bắt đầu không đủ chỗ cho một gia đình 4, 5, 6 người. Thậm chí, bên trong căn hộ cũ kỹ và chật chội, có những gia đình có đến 3 thế hệ ở cùng nhau. Nhiều cặp vợ chồng trẻ vẫn ở cùng bố mẹ bởi họ không có đủ điều kiện để mua nhà tách ra ở riêng.
|
Lối vào hành lang nước chảy lênh láng...
Hàng lang tối tăm, ẩm mốc...
Tận dụng hành lang làm nơi để xe máy |
Những năm đầu thế kỷ 20, các căn hộ tập thể này không có nhà bếp, không nhà vệ sinh bởi đã có khu sinh hoạt tập thể chung. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt của người dân nâng cao, những căn hộ chung cư bắt đầu bị cơi nới thêm những chuồng cọp để có chỗ phơi quần áo, nấu ăn, thậm chí là cơi thêm để làm một phòng ngủ nhỏ. Không ít hộ dân còn tự ý xây chồng tầng lên để ở. Chính vì vậy, những khu chung cư này ngày một xuống cấp một cách trầm trọng.
|
Nhà nhà cơi nới để có thêm không gian sinh hoạt khiến khu tập thể trở lên nhếch nhác
Những chuồng cọp là nơi để phơi quần áo, nấu ăn
Mảng tường cũ kỹ bong tróc |
Sân chơi trước kia một ngày bỗng trở thành... bãi để xe, quán nước khiến không gian lúc nào cũng chật chội, ùn tắc. Cầu thang đi lên các tầng của chung cư là chiếc cửa nhỏ, nước chảy lênh láng, bốc mùi hôi thối quanh năm. Những bức tường thì bong tróc, nứt nẻ; Dây điện mắc từ cầu thang cho tới các tầng và bao quanh các căn hộ chằng chịt như mạng nhện. Không chỉ vậy, những thùng nước bằng inox bám bên ngoài mỗi căn hộ san sát nhau, nếu chẳng may bị lở tường rơi xuống sẽ vô cùng nguy hiểm.
|
Dây điện mắc chằng chịt như mạng nhện
Khoảng sân vui chơi trước kia giờ thành bãi đỗ xe, hàng quán mọc lên
Những thùng nước bằng inox bám bên ngoài mỗi căn hộ san sát nhau
|
Ông T.B.T (cán bộ nghỉ hưu ở khu tập thể B2 Nguyễn Công Trứ) chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc vào những cư dân đầu tiên của khu tập thể Nguyễn Công Trứ này. Hồi mới dọn đến, ai cũng hồ hởi, thích lắm. Nhưng theo thời gian, gia đình tôi có thêm con cái, căn hộ 50m2 trở nên chật chội, bí bách. Tôi phải cơi nới thêm để có không gian sinh hoạt. Tôi biết như vậy là nguy hiểm, nhưng cũng không còn cách nào”.
|
Chỗ nấu ăn trong tình trạng tối tăm, ổm mốc
Đồ đạc xếp chồng chất lên nhau bởi diện tích quá hẹp
Cơi nới lên cao để tận dụng không gian sinh hoạt
Bên trong phòng ở chật chội, bí bách
|
"Diện tích nhà thì chật hẹp, bếp thì luôn trong tình trạng ẩm mốc, nhà tôi phải cơi nới thành chuồng cọp, chuồng chim lấy chỗ phơi quần áo, để đồ. Sống ở đây như 'làm dâu trăm họ', đi lại nói năng nhẹ nhàng. Có khi giường nhà mình kêu cót két bao nhiêu lần bên nhà hàng xóm cũng biết", bà N.B.H kể về những bất tiện.
Theo ANTT
Khu tập thể Thành Công "oằn mình" gánh chuồng cọp, báo động nguy cơ sập
Có mặt tại khu nhà G6A – Khu tập thể Thành Công, sau khoảng 30 năm sử dụng, tòa nhà đã xuống cấp trầm trọng. Phần tiếp giáp giữa các đơn nguyên của tòa nhà càng ngày càng tách xa nhau.
" alt="Cuộc sống chật chội, xuống cấp trong khu tập thể lâu đời nhất HN"/>
Cuộc sống chật chội, xuống cấp trong khu tập thể lâu đời nhất HN