![]() |
Chị Hoàng Thị Hòa là cán bộ của Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Trường ĐH Y Hà Nội. Công việc của chị Hòa cũng như cán bộ tại khoa là tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân, kiểm soát an toàn thực phẩm và giám sát bếp ăn. Mỗi ngày, các cán bộ của khoa như chị Hòa sẽ phải tới bệnh viện vào lúc 6 giờ sáng, kiểm tra nguồn nhập thực phẩm, hợp đồng nhập thực phẩm, làm các kiểm tra nhanh đối với thực phẩm đưa vào bếp ăn của bệnh viện, để đảm bảo thực phẩm sử dụng cho bệnh nhân là an toàn. |
![]() |
Sau khi hoàn thành công việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm cho bệnh nhân, công việc tiếp theo của chị Hòa là gặp bệnh nhân để tư vấn dinh dưỡng, sàng lọc, lên thực đơn cho từng bệnh nhân ở các khoa mà chị phụ trách. Hiện nay, biên chế của Khoa dinh dưỡng có 6 người, bao gồm cả trưởng, phó khoa phải chia nhau phụ trách 10 khoa của Bệnh viện Trường ĐH Y. Có cán bộ phải phụ trách bệnh nhân của 3 khoa. Trong khi đó, công việc tư vấn dinh dưỡng của các cán bộ dinh dưỡng như chị Hòa là phải làm rất tỉ mỉ, đến từng bệnh nhân một chứ không thể sơ sài. "Đôi khi tôi cũng thấy công việc của mình quá tải" - chị Hòa chia sẻ. |
![]() |
Không chỉ tư vấn cho các bệnh nhân tại giường bệnh, chị Hòa và các cán bộ Khoa Dinh dưỡng còn là người tư vấn dinh dưỡng cho các bệnh nhân sau khi xuất viện. Trong ảnh, chị Hòa đang tư vấn về những lưu ý trong ăn uống cho người nhà một bệnh nhân vừa được xuất viện. Chị Hòa cho biết, niềm vui đối với chị là có những bệnh nhân nằm điều trị trong bệnh viện nhiều tháng, được tư vấn thay đổi chế độ ăn trong quá trình điều trị, sau khi ra viện đã tới cảm ơn, nhiều người còn gọi điện để nhờ các chị tư vấn về ăn uống sau khi nằm viện. |
![]() |
Sau khi hoàn thành việc tư vấn, lên thực đơn bữa ăn cho từng bệnh nhân, chị Hòa và các cán bộ khác sẽ nhận các yêu cầu về bữa ăn trưa của từng bệnh nhân từ bộ phận điều dưỡng trên hệ thống, rà soát lại để chuyển cho nhà bếp. Quá trình rà soát này được thực hiện đi thực hiện lại khoảng vài lần để chắc chắn suất ăn được giao đến bệnh nhân là đúng liều lượng đã lên sẵn. |
![]() |
Chị Hòa cho biết, hiện nay, vấn đề dinh dưỡng ở Việt Nam chưa được chú trọng nhiều. Hầu hết các bệnh nhân khi vào viện thì điều quan tâm nhất là ai là người mổ cho tôi mà ít quan tâm đến chế độ ăn uống. Trong khi đó, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng, phối hợp với thuốc để giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn. Trong hình là các cán bộ của Khoa Dinh dưỡng đang thực hiện rà soát lại từng suất săn cho các bệnh nhân trước khi giao xuống cho nhà bếp để chuẩn bị chia suất ăn. |
![]() |
Công đoạn tiếp theo của chị Hòa là lấy mẫu thức ăn trước các bữa ăn để lưu trữ và kiểm tra khi cần thiết. Chị Hòa cho biết, các cán bộ Khoa dinh dưỡng có nhiệm vụ phải lấy mẫu tất cả các món ăn trong bếp ăn được nấu cho bệnh nhân và lưu trữ trong vòng 72 giờ. Việc lấy mẫu do đó mất khá nhiều thời gian. |
![]() |
Các mẫu thức ăn được cho vào từng hộp nhỏ sau đó đậy kín. Tên món ăn và ngày giờ lấy mẫu được ghi đầy đủ trên nắp hộp để làm cơ sở đối chiếu. Chị Hòa cho biết, không chỉ phải lấy mẫu để lưu trữ, các cán bộ Khoa Dinh dưỡng còn có nhiệm vụ giám sát cho tới khi bữa ăn tới tay bệnh nhân và tiếp nhận các phản hồi của bệnh nhân sau khi ăn. |
![]() |
Mặc dù đang mang bầu và hôm nay là ngày thứ 7, song chị Hòa vẫn tỉ mẫn đi đến từng khay thức ăn để lấy mẫu cho vào hộp. "Công việc của chúng tôi khá là tỉ mỉ" - chị Hòa chia sẻ. |
![]() |
Hỗ trơ chị Hòa ghi tên các mẫu thức ăn hôm nay là Hoàng Thị Quỳnh, sinh viên năm thứ 3, ngành Cử nhân Dinh dưỡng, Trường ĐH Y Hà Nội. Mặc dù phải tới năm thứ 4 các em mới phải thực hành lâm sàng chuyên ngành dinh dưỡng, song một số sinh viên như Quỳnh vẫn tranh thủ ngày thứ 7 để lên khoa tham gia công việc cùng với các anh chị để học hỏi kiến thức thực tế. |
![]() |
Các khoa dinh dưỡng mới được thành lập trở lại sau một thời gian dài bị đưa ra khỏi các bệnh viện sau kể từ sau thời kỳ bao cấp. Do đó, hầu hết các cán bộ của các khoa này tại các bệnh viện đều là từ các ngành khác như bác sĩ, điều dưỡng chuyển sang sau khi được đào tạo thêm về chuyên ngành dinh dưỡng. Chị Hòa cho biết, bản thân chị Hòa cũng là từ ngành điều dưỡng chuyển sang. |
![]() |
Cho tới nay, Trường ĐH Y Hà Nội cũng là trường ĐH đầu tiên và duy nhất đào tạo cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng. Theo TS Lê Thị Hương, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trường ĐH Y Hà Nội, đồng thời là Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, nhu cầu nhân lực chuyên ngành dinh dưỡng tới đây sẽ tăng cao, không chỉ trong các bệnh viện mà còn các đơn vị, tổ chức khác chuyên về thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Khóa cử nhân dinh dưỡng đầu tiên của Trường ĐH Y Hà Nội đào tạo được 48 em, tới cuối năm nay mới tốt nghiệp nhưng hầu hết đều đã được "đặt hàng" trước. |
![]() |
Một số sinh viên đang học ngành dinh dưỡng tại Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, mỗi chuyên ngành có những đặc thù riêng và mỗi công việc lại có những khó khăn riêng của nó. Công việc của các cán bộ điều dưỡng không trực tiếp khám bệnh, cầm dao giống như các bác sĩ, điều dưỡng nhưng lại yêu cầu họ phải có kiến thức chắc chắn về bệnh học để từ đó hiểu được cơ chế bệnh để tư vấn dinh dưỡng, lên thực đơn cho bệnh nhân phù hợp với các phác đồ điều trị. |
![]() |
Các mẫu thức ăn của bữa trưa ngày hôm nay, 25/2 được chị Hòa cất giữ cẩn thận trong tủ lưu trữ của Khoa. Đây sẽ là căn cứ để đối chiếu trong trường hợp bệnh nhân sau khi bệnh nhân có phản hồi để từ đó điều chỉnh thực đơn cho phù hợp với từng bệnh nhân. |
![]() |
Công việc tiếp theo của chị Hòa là sẽ giám sát việc chia suất ăn cho từng bệnh nhân. Theo chị Hòa, việc giám sát này đảm bảo từng suất ăn của bệnh nhân đã được nhà bếp chia theo đúng thực đơn mà Khoa Dinh dưỡng đã giao xuống. Các yêu cầu nhỏ nhất như bệnh nhân ăn cơm mềm, cơm nhạt hay ăn lượng muối bao nhiêu, bao nhiêu gam thịt, cá... đều được ghi chi tiết trong thực đơn. |
![]() |
Các công đoạn này đều được thực hiện rất tỉ mỉ, khá mất thời gian tuy nhiên, chị Hòa không được bỏ qua bất cứ bước nào. |
![]() |
Trong lúc đó, Ma Ngọc Yến, cũng là sinh viên ngành cử nhân dinh dưỡng năm thứ 3 đang chuyển thực đơn bổ sung từ các bệnh nhân tới nhà bếp. Yến cho biết, năm thì vào trường, em được 27,5 điểm (kể cả điểm ưu tiên), thừa một điểm để vào ngành bác sĩ đa khoa nhưng em đã chọn vào ngành cử nhân dinh dưỡng. Yến cho biết, ngoài lý do cá nhân thì em cho rằng ngành dinh dưỡng cũng có thú vị riêng. |
![]() |
Trên thực tế, công việc của các cán bộ dinh dưỡng trong bệnh viện vất vả, khó khăn không hề kém những bộ phận khác. Họ phải có mặt ở bệnh viện lúc 6h sáng và chỉ được ra về khi bữa ăn phụ lúc 9h tối của các bệnh nhân đã "chốt" xong. Chị Hòa cho biết, dù là công việc nào trong bệnh viện thì cũng đều góp phần vào việc giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Vì vậy, mỗi khi bệnh nhân khỏi bệnh được ra viện thì mình cũng thấy vui vì được góp phần vào đó. "Đó là niềm vui trong công việc của chúng tôi" - chị Hòa chia sẻ. |
Lê Văn
" alt=""/>Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 nghe chuyện những người đo đếm bữa ăn cho bệnh nhânBắt nhịp cùng sự phát triển chung của báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, bắt đầu từ tháng 11/2021, sau một thời gian thử nghiệm, Báo Phú Thọ đã chính thức ra mắt kênh tin tức trên nền tảng mạng xã hội Podcast và Tiktok để cung cấp các bản tin thời sự nổi bật trong tỉnh, trong nước và quốc tế; giới thiệu văn hoá văn nghệ, giải trí… Với mục tiêu đưa thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước và của tỉnh tới đông đảo khán thính giả trong và ngoài tỉnh.
Điều này khẳng định nỗ lực của Báo Phú Thọ trong việc hướng đến mục tiêu là cơ quan báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, tiếp tục đa dạng hóa nội dung và sản phẩm báo chí - truyền thông, mở rộng cách thức tiếp cận người sử dụng, nhất là độc giả - khán thính giả trẻ tuổi, ưa thích các nền tảng công nghệ số.
Trong đó, chương trình Podcast là một dạng thức phát thanh trên các nền tảng streaming đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và được nhiều cơ quan báo chí triển khai.
Người dùng có thể nghe trực tuyến qua các ứng dụng trên điện thoại di động, nghe trực tiếp trên website Báo Phú Thọ, hoặc tải về thiết bị để nghe ngoại tuyến (không kết nối internet) tại gia đình, nơi làm việc hoặc khi di chuyển trên xe hơi, tàu hỏa, máy bay… Chương trình Podcast hiện đang đứng đầu về lượt tải cả trên App Store và Google Play.
Đối với kênh TikTok, được mệnh danh là nền tảng truyền thông xã hội phát triển nhanh nhất mọi thời đại, là ứng dụng video dạng ngắn, có sử dụng các hiệu ứng chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, chuyển động và rất nhiều công cụ khác.
Mạng xã hội Tiktok hiện đang thu hút mạnh mẽ người theo dõi đặc biệt là giới trẻ ở hơn 150 thị trường và 75 ngôn ngữ trên thế giới. Mặc dù mới chỉ xuất hiện từ tháng 9/2016 nhưng đến nay Tiktok đã có khoảng hơn 1 tỉ người dùng trên toàn cầu.
Tạo nên một ứng dụng có sức hút mãnh liệt với các bạn trẻ và kết nối với khán giả trực tuyến theo những cách mới. Các chương trình trên kênh Podcast và Tiktok của Báo Phú Thọ được “lên sóng” hàng ngày với những thông tin thời sự nổi bật trong tỉnh, trong nước và quốc tế; nhất là các nội dung quảng bá hình ảnh và các giá trị di sản văn hóa Đất Tổ; các chương trình văn học - văn nghệ, truyện ngắn, bút ký, tản văn...
Trong đó, riêng đối với kênh Tiktok của Báo Phú Thọ, từ vài chục lượt follower ban đầu, đến nay kênh đã thu hút được gần 300 nghìn lượt follower với 2,2 triệu lượt thích. Lượt xem các bản tin giao động từ vài nghìn lượt người đến trên 4 triệu lượt người/một video. Số lượt xem, tương tác của người xem với các video tăng liên tục theo giờ.
Song song với phát triển mới kênh Tiktok và Podcast, Báo Phú Thọ tiếp tục duy trì, phát triển trang Fanpage với hơn 77 nghìn người theo dõi.
Trung bình mỗi tháng trang Fanpage Báo Phú Thọ đăng tải hơn 100 tin, bài, phóng sự truyền hình, cập nhật đa dạng các thông tin thời sự, chính trị nóng hổi, chính sách mới, gương điển hình, thành tựu trên các lĩnh lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Có thể thấy, với điểm chung của các loại hình này là tính sáng tạo, hấp dẫn, cập nhật thường xuyên, liên tục, đem đến sự thu hút rất lớn đối với độc giả, là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả tuyên truyền. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác này thì bên cạnh trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại, điều quan trọng nhất chính là yếu tố con người.
Theo phóng viên Lê Hoàng Trà My (Phòng Điện tử, Báo Phú Thọ) - một phóng viên trẻ có nhiều tác phẩm báo chí đa phương tiện gây ấn tượng với độc giả và đạt nhiều giải báo chí danh giá thì để theo kịp với sự phát triển của báo chí hiện đại, mỗi nhà báo, người làm báo phải nâng cao năng lực tự học để có thể ứng dụng công nghệ tiên tiến vào trong tác phẩm của mình.
Trong đó, cần chú ý rèn luyện kỹ năng chụp ảnh báo chí chất lượng, cách thiết kế hình ảnh, cách quay hình và dựng video báo chí cơ bản. Đồng thời, có khả năng liên kết, tương thích của tác phẩm báo chí với các kênh truyền thông khác… để tạo sức hút cho mỗi tác phẩm báo chí.
Không chỉ riêng Báo Phú Thọ, qua theo dõi sự phát triển của các báo Đảng địa phương, việc phát triển báo chí đa phương tiện, đa nền tảng hiện đang được nhiều báo áp dụng và đạt hiệu quả, tiêu biểu như Báo Tuyên Quang.
Song song với phát hành báo in, Báo Tuyên Quang còn thực hiện phát triển trang Fanpage với 25 nghìn lượt thích và trên 62 nghìn người theo dõi. Báo cũng xây dựng kênh Youtube thu hút đông đảo công chúng quan tâm.
Nhà báo Phan Việt Hòa - Trưởng phòng Điện tử, Thư ký Chi hội Nhà báo Báo Tuyên Quang chia sẻ: Thực hiện một tác phẩm báo chí đa phương tiện, đa nền tảng khó khăn, vất vả và tốn nhiều công sức hơn so với các tác phẩm báo chí thông thường.
Mặc dù vậy, khi tác phẩm được hoàn thành, chúng tôi lại đón nhận được nhiều sự quan tâm, yêu mến của độc giả. Điều đó khiến chúng tôi thêm yêu và muốn gắn bó với nghề hơn…
Có thể thấy, báo chí đa phương tiện, đa nền tảng là xu thế tất yếu của các đơn vị báo chí trong tình hình mới. Xu hướng này không chỉ vừa làm đa dạng hóa hình thức thông tin, tăng lượng công chúng mà còn có thể thu hút các nguồn thu quảng cáo cho tờ báo.
Trong quá trình phát triển báo chí đa phương tiện, đa nền tảng thì đòi hỏi những người làm báo Đảng tỉnh phải có bản lĩnh, thông tin nhanh, hấp dẫn nhưng phải có tính định hướng.
Các bài báo phải thể hiện đúng đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước; không vì lợi ích trước mắt chạy theo việc câu view mà xa rời tôn chỉ mục đích của tờ báo. Có như vậy tờ báo và những người làm báo mới có chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc.
TheoVĩnh Hà(Báo Phú Thọ)
" alt=""/>Liên kết truyền thông đa phương tiện được nhiều báo áp dụng đạt hiệu quả