Tâm sự cô giáo quỳ đưa đơn khiếu nại ở Đắk Lắk

  发布时间:2025-04-11 07:24:08   作者:玩站小弟   我要评论
Xem Clip:Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh (45 tuổi,âmsựcôgiáoquỳđưađơnkhiếunạiởĐắkLắmc vs giáo viên Trmc vsmc vs、、。

Xem Clip:

Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh (45 tuổi,âmsựcôgiáoquỳđưađơnkhiếunạiởĐắkLắmc vs giáo viên Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã có những chia sẻ về sự việc “quỳ đưa đơn” và khẳng định sẽ khiếu nại đến cùng.

Điều chuyển do vi phạm dạy thêm!

Ngày 26/6/2017, đang trong thời gian nghỉ hè và cũng đang trong giai đoạn ở nhà nuôi con nhỏ nên cô Hoa Anh có kê mấy bàn học cho mấy cháu nhỏ trong xóm đến học phụ đạo.

{ keywords}
Hành động quỳ đưa đơn khiếu nại của cô Nguyễn Thị Hoa Anh được quay clip sau đó đưa lên mạng xã hội gây nhiều dư luận

Đoàn kiểm tra của TP Buôn Ma Thuột bất ngờ đi kiểm tra và lập biên bản vì cho rằng cô  vi phạm quy định dạy thêm, học thêm theo thông tư số 17 của Bộ GD-ĐT.

Khi bị kiểm tra, cô Anh trình bày, do đang nghỉ hè, lại ở nhà nuôi con nhỏ nên hàng xóm có gửi con nhờ giữ phụ đạo giúp chứ không có dạy thêm.

Dù đã giải thích, nhưng đoàn kiểm tra vẫn lập biên bản.

Vào năm học, cô Anh nhận được thông báo mình nằm trong danh sách điều chuyển. Đến tháng 8/2018, cô nhận được quyết định chính thức về việc bị chuyển công tác.

Cô Anh cho biết, trong quyết định điều chuyển nói rõ, chuyển giáo viên từ trường thừa đến trường thiếu.

“Thực tế không đúng như vậy. Khi tôi bị chuyển đi, cô giáo hiệu phó phải dạy thay tiết suốt 1 năm. Còn tại trường mới, khi tôi đến, trường đã chuyển đi 2 người mà vẫn còn dư 1 giáo viên”.

"Tôi là viên chức phải chấp hành. Nhưng nhà nước đào tạo, biên chế tôi thì đồng thời cũng cho tôi một quyền là bảo vệ quyền lợi, danh dự chính đáng của mình. Tới đây, nếu được đối thoại với tỉnh, tôi cũng sẽ nói hết tất cả những nguyện vọng, những tổn thương mà suốt một năm qua tôi phải chịu đựng” - cô giáo Anh chia sẻ.

Cũng theo cô Anh, quyết định điều chuyển giáo viên ghi “chuyển giáo viên từ trường thừa đến trường thiếu”, nhưng khi làm việc, trao đổi với lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột thì lại nhận được trả lời do vi phạm kỷ luật nên phải điều chuyển.

"Tôi yêu cầu lãnh đạo thành phố phải đưa ra quy định việc luân chuyển viên chức do vi phạm dạy thêm, học thêm, thì họ không đưa ra được” - cô Anh bức xúc.

Cô Anh cho rằng, cách làm của thành phố, của ngành giáo dục cho thấy có việc xem trường vùng ven là nơi "đày ải" giáo viên vi phạm và cô cảm thấy bị tổn thương.

Cô Anh chia sẻ, hiện có 3 người con đang ăn học và cô là lao động chính do chồng hay ốm đau.

Suốt 25 năm công tác, phấn đấu cô mới được ở vị trí tổ trưởng ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Khi sắp được nhận quyết định nâng lương trước hạn thì bị điều chuyển, mọi chế độ, quyền lợi đáng được hưởng bị cắt do vi phạm dạy thêm.

Đúng quy trình?

Liên quan đến khiếu nại của cô giáo Hoa Anh, ông Vũ Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột, người trực tiếp ký quyết định điều chuyển cũng đã có trả lời về sự việc.

Theo ông Hưng, theo quy định của ngành giáo dục, của UBND tỉnh Đắk Lắk, việc điều chuyển giáo viên thuộc thẩm quyền của UBND TP Buôn Ma Thuột.

Ông Hưng khẳng định, việc điều chuyển cô giáo Hoa Anh là từ trường thừa về trường thiếu."Là giáo viên, viên chức ngành giáo dục thì phải chấp hành các quyết định theo đúng thẩm quyền" - ông Hưng cho hay.

Trong quá trình giải quyết việc điều chuyển, cô Hoa Anh có vi phạm về dạy thêm, nên đó là một trong những tiêu chí để lựa chọn.

{ keywords}
Cô Hoa Anh chia sẻ, hành động quỳ đưa đơn khiếu nại là vì muốn gặp được lãnh đạo tỉnh để đối thoại, nói hết tâm tư nguyện vọng, những tổn thương phải gánh chịu do bị điều chuyển công tác

Cũng theo ông Hưng, trước nay nhiều giáo viên vi phạm về dạy thêm nhưng chưa thể xử lý được. Việc điều chuyển cô Hoa Anh đi trường khác là nhằm ngăn chặn tình trạng dạy thêm, đó cũng là cách để giáo viên "rèn luyện, tu dưỡng", nếu phấn đấu tốt thì có thể được điều chuyển trở lại trường cũ.

Ông Hưng cho biết, sau sự việc cô Hoa Anh quỳ xin đưa đơn khiếu nại, xin về trường cũ, tỉnh sẽ tổ chức đối thoại lại và thành phố sẽ tham gia để trao đổi thêm với cô giáo này.

"Tuy nhiên, quyết định điều chuyển cô giáo Hoa Anh đi trường khác là không sai, đúng thẩm quyền và sẽ không thay đổi" - ông Hưng khẳng định.

Tỉnh chỉ đạo xem xét, giải quyết đơn

Liên quan đến sự việc cô giáo “quỳ đưa đơn”, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk có thông cáo bằng văn bản, khẳng định việc cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh có hành vi quỳ gối trong khuôn viên trước trụ sở UBND tỉnh là có thật.

Văn bản nêu, sáng 6/8, cô Nguyễn Thị Hoa Anh (giáo viên Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh) và bà Nguyễn Thị Tân (giáo viên Trường Tiểu học Lý Tự Trọng) đến trụ sở tiếp công dân của tỉnh tại địa chỉ số 32, đường Lê Thị Hồng Gấm (TP Buôn Ma Thuột) để gửi đơn đăng ký tiếp công dân theo lịch tiếp công dân của UBND tỉnh định kỳ tháng 8/2019.

Tại đây, sau khi xem nội dung đơn, cán bộ tiếp công dân giải thích, hướng dẫn 2 giáo viên thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cô Hoa Anh không đồng ý với giải thích của vị cán bộ nên cùng cô Tân đến thẳng trụ sở UBND tỉnh để nộp đơn và đề nghị gặp lãnh đạo UBND tỉnh.

Sau khi đến UBND tỉnh, 2 giáo viên này được cán bộ Văn phòng UBND tỉnh mời vào phòng chờ giải quyết. Sau đó, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn, giải thích và tiếp nhận đơn. 

Trong thời gian chờ đợi cán bộ đến giải quyết, bà Hoa Anh ra trước sân trụ sở UBND tỉnh thực hiện hành vi quỳ gối, còn bà Tân đi theo cùng. Khi có cán bộ đến giải thích và nhận đơn thì 2 bà ra về. Đến trưa cùng ngày, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh trên.

Đại diện UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn thư khiếu nại, tố cáo của cô Hoa Anh và bà Tân đã được UBND TP Buôn Ma Thuột, cơ quan liên quan giải quyết, có văn bản trả lời. 

UBND tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét giải quyết đơn đăng ký tiếp công dân của cô Hoa Anh gửi sáng 6/8 và những nội dung khác liên quan đến sự việc theo quy định của pháp luật.


Cô giáo quỳ trước sân Ủy ban tỉnh Đắk Lắk đưa đơn khiếu nại

Cô giáo quỳ trước sân Ủy ban tỉnh Đắk Lắk đưa đơn khiếu nại

 Hai cô giáo đến trụ sở UBND tỉnh Đắk Lắk đưa đơn khiếu nại, trong đó một cô đã quỳ xuống sân khóc.

相关文章

  • Trong khi đó, những quốc gia Trung Đông khác với phần lớn dân số theo dòng Sunni lại nhìn Iran do người Shi'ite lãnh đạo với con mắt ái ngại. Ngày 16/7/1979, ông Saddam Hussein đảm nhận chức vụ Tổng thống Iraq và chỉ trong một tuần sau đó nhà lãnh đạo này tổ chức cuộc thanh trừng hơn 60 thành viên cấp cao đảng cầm quyền Baath rồi phát sóng trên truyền hình.

    Chứng kiến cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran và lo sợ người theo dòng Shi'ite tại Iraq cũng có động thái tương tự, vào năm 1980 Saddam Hussein ra lệnh đưa quân đến xâm chiếm láng giềng Iran. Đây là khỏi đầu của cuộc chiến kéo dài 8 năm khiến 1 triệu người thiệt mạng.

    Cùng năm 1979, sân bay Jebel Ali tại Dubai được khánh thành, góp phần phát triển kinh tế cho Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

    Trong một diễn biến khác cùng năm 1979, hai đối thủ lâu đời là Ai Cập và Israel đã thay đổi “thái độ” và làm hòa. Thỏa thuận giữa Ai Cập và Israel ghi dấu hai quốc gia kết thúc cuộc chiến kể từ năm 1948. Israel rút khỏi Bán đảo Sinai. Hai quốc gia bắt đầu trao đổi đại sứ và thiết lập đường bay.

    {keywords}
    Hồng quân Liên Xô rút khỏi Afghanistan năm 1989. (Ảnh: RT)

    Iran sau đó lại xuất hiện trên báo đài thế giới với vụ việc ngày 4/11/1979 ập vào Đại sứ quán Mỹ tại Tehran. Động thái này bắt nguồn từ việc Tổng thống Mỹ khi đó Jimmy Carter tạo điều kiện cho nhà vua Iran bị lật đổ sau Cách mạng Hồi giáo - Mohammad Reza Pahlavi đến Mỹ điều trị. Trong 444 ngày, Iran bắt giữ 52 công dân Mỹ làm con tin.

    Trong thời điểm đó, người biểu tình tại Pakistan đã phóng hỏa Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad. Vài ngày sau, một đám đông lại tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Tripoli, Libya.

    Năm 1980, ông Carter thất bại trong cuộc bầu cử Mỹ và nhường ghế Tổng thống cho đại diện đảng Cộng hòa Ronald Reagan. Chỉ vài phút sau phát biểu tuyên thệ của Tổng thống Ronald Reagan, các con tin Mỹ tại Iran được trả tự do.

    Tân Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khi đó còn cam kết sẽ tăng cường sức mạnh của quốc gia này trước Liên Xô. Cuối năm 1979, Liên Xô đưa quân đến Afghanistan và duy trì hiện diện tại đây đến năm 1989.

    Trong quãng thời gian này, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trang bị vũ khí cho các nhóm nổi dậy để bắn hạ máy bay và trực thăng Liên Xô. Trong những phiến quân nhóm nổi dậy này có thanh niên trẻ gốc Ảrập Xêút Osama bin Laden, nhân vật sau này hình thành nhóm khủng bố al-Qaida và “thiết kế” cuộc khủng bố 11/9/2001 nhằm vào Mỹ - sự kiện làm rung chuyển thế giới và khơi mào cho các cuộc phiêu lưu quân sự của Mỹ tại Trung Đông kể từ thời điểm đó tới nay.

    Theo Báo Tin tức

    '/>
  • * An Nhi

    '/>
  • Nhận định, soi kèo Nữ Kazakhstan vs Nữ Armenia, 20h00 ngày 8/4: Tự tin vượt lên

    Pha lê - 08/04/2025 09:20 Nhận định bóng đá g
    2025-04-11

最新评论