Sinh ra trong một gia đình làm nông ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, anh Trần Ngọc Tuấn (SN 1984) tốt nghiệp phổ thông khi phong trào nuôi thâm canh các loài thuỷ sản bắt đầu phát triển mạnh và lan rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Anh chọn thi vào chuyên ngành Bệnh học thuỷ sản của Trường ĐH Cần Thơ chỉ với suy nghĩ học ngành này ra trường sẽ không bị thất nghiệp. Nhưng càng học, anh càng thấy đây thực sự là một ngành học phù hợp với mình.
Tốt nghiệp ĐH Cần Thơ, anh học tiếp thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tham gia các dự án nghiên cứu cùng các thầy ở trường, anh có cơ hội được gặp một giáo sư người Trung Quốc nổi tiếng trong ngành.
Với sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường và người thầy người Trung Quốc mà sau này là thầy hướng dẫn tiến sĩ của anh, anh được nhận học bổng toàn phần bậc tiến sĩ tại Trường ĐH Nông nghiệp Huazhong (Trung Quốc).
Từ 2015 đến 2017, anh làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Thủy sinh vật học, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Từ đầu 2018 đến nay, anh làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Khoa học biển, Trường ĐH Shantou (Quảng Đông, Trung Quốc). Lĩnh vực nghiên cứu hiện tại của anh là khảo sát sự đa dạng hệ vi sinh vật đường ruột và những tương tác của hệ vi sinh vật đường ruột với hệ miễn dịch của động vật thủy sản.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, anh Tuấn là tác giả chính và đồng tác giả của 53 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học.
'Thầy tôi từng nói 'đã làm thì phải làm cho ra ngô, ra khoai'. Tôi luôn tâm niệm câu nói đó'. |
Anh chia sẻ, để đạt được thành quả này, trong quá trình nghiên cứu, anh phải tìm đọc rất nhiều tài liệu, bài báo liên quan đến lĩnh vực mình đang nghiên cứu, từ đó tìm ra những ý tưởng nghiên cứu cho mình.
‘Một khi ý tưởng đã hoàn thiện thì bắt tay vào việc ngay vì nếu chậm trễ có thể có người khác đang làm giống mình và đăng bài trước. Thế nên bản thân cần phải siêng năng và tích cực hơn trong suốt thời gian thực hiện các nghiên cứu. Tôi cũng tích cực tham gia các hội nghị khoa học, báo cáo hội thảo để trao đổi với những người nghiên cứu cùng lĩnh vực, nắm bắt được những xu hướng nghiên cứu mới và dự đoán những hướng nghiên cứu trong tương lai’.
Khi gặp vấn đề bế tắc, anh thường tạm dừng công việc và đặt nó sang một bên trong khoảng 1-2 ngày để có thời gian ‘làm mới lại’ bộ não.
Anh nói, người làm nghiên cứu khoa học cũng giống như vận động viên leo núi, lúc nào cũng phải nỗ lực tiến về phía trước. ‘Những thành quả khoa học của mình hiện tại chỉ đủ để mình cảm thấy hài lòng, nhưng chưa đủ để gọi là tâm đắc’.
Theo anh, một người làm khoa học cần có sự nhiệt huyết đi kèm với những nỗ lực, sáng tạo, tính hợp tác và trung thực.
‘Từ thời còn đi học thạc sĩ, lúc mình làm đề tài tốt nghiệp, thầy mình - PGS.TS. Phạm Minh Đức đã nói với mình một câu: ‘Thà mình không làm, nếu làm thì phải làm cho ra ngô, ra khoai’. Câu nói đó gần như là hành trang cho mình trong suốt những năm sau này. Khi làm việc gì mình cũng làm thật tỉ mỉ, có trách nhiệm và cố gắng hoàn thành nó một cách trọn vẹn nhất có thể’.
Khi sang Trung Quốc học tiến sĩ và nghiên cứu sau tiến sĩ, rào cản lớn nhất với anh Tuấn là ngôn ngữ. Lúc ấy, ngoài việc tham gia các lớp học tiếng, anh chủ động kết bạn với người bản xứ để luyện tập giao tiếp hằng ngày cũng như làm quen với các thuật ngữ chuyên môn.
Trong thời gian làm nghiên cứu sau tiến sĩ, anh chuyển sang nghiên cứu chuyên sâu về hệ vi sinh vật đường ruột trên cá, mặc dù trước đây anh cũng nghiên cứu về vi sinh vật nhưng lại là vi sinh vật gây bệnh. Vì thế, trong thời gian này, những hiểu biết cơ bản về hệ vi sinh vật đường ruột trên nhiều loài động vật thủy sản của anh vẫn còn nhiều hạn chế.
‘Để nắm bắt được xu thế nghiên cứu mới cũng như tạo nền tảng cho hướng phát triển mới, mình phải tham khảo những kết quả nghiên cứu trước đây trên nhiều loài động vật khác, trong đó có những nghiên cứu từ động vật trên cạn và con người’.
Anh Tuấn chia sẻ, sinh ra trong gia đình làm nông nên ngày nhỏ, khái niệm ‘nghiên cứu khoa học’ với anh rất xa vời. ‘Khi lên đại học, mình mới bắt đầu tiếp xúc và tìm hiểu về nghiên cứu khoa học. Chính các thầy cô là người đã truyền cảm hứng cho mình theo đuổi con đường này cho đến bây giờ’.
‘Còn nếu không làm khoa học, chắc mình sẽ quay về làm ‘người nông dân’' - anh nói. ‘Sau khi tốt nghiệp đại học, mình từng hợp tác cùng vài người bạn thân mở một trang trại sản xuất giống tôm càng xanh trong khoảng vài năm’.
Khi được hỏi về những thú vui ngoài công việc, anh Tuấn bảo rằng từ khi đi làm, anh chủ yếu dành thời gian cho công việc và gia đình. Cuộc sống bận rộn khiến các sở thích cá nhân như nghe nhạc hay tập gym đã ít dần đi.
‘Trong thời gian còn học tiến sĩ ở trường, mình từng đại diện cho nhóm sinh viên Việt Nam tham gia cuộc thi ngâm thơ và may mắn đạt giải xuất sắc. Năm đó mình và bà xã cùng tham gia trong đội nên đó cũng là một kỷ niệm đẹp của tụi mình’.
Anh Tuấn và gia đình mình. |
Trần Ngọc Tuấn Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trường ĐH Shantou (Trung Quốc) Giải thưởng – học bổng: - Học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc cho chương trình đào tạo tiến sĩ tại Trường Đại học Nông nghiệp Huazhong (Trung Quốc) (2011-2015). - Chương trình thu hút nhân tài sau tiến sĩ tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) (2019). - Học bổng “Chương trình nhân tài quốc tế” dành cho Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (2015-2017). - Nhận Giấy khen của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại CHDCND Trung Hoa về thành tích trong học tập và phong trào văn hóa, thể thao (2015). - Giải thưởng Khoa học công nghệ Thanh niên Quả Cầu Vàng (2019). Thành tích và các hoạt động nghiên cứu khoa học: - Tổng số 53 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học: có 26 bài báo thuộc danh mục SCI (11 bài là tác giả chính, cao nhất có chỉ số IF=7.19), 7 bài báo thuộc danh mục Scopus (7 bài là tác giả chính), 5 bài báo trên các tạp chí quốc tế khác (2 bài là tác giả chính) và 15 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước (3 bài là tác giả chính). - Chủ nhiệm 1 đề tài cấp Nhà nước (Trung Quốc) và 1 đề tài cấp Bộ (Ủy ban Quản lý Sau Tiến sĩ quốc gia, Trung Quốc). - Thành viên chính 1 đề tài cấp Nhà nước (Trung Quốc) và 1 đề tài cấp cơ sở (Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc). - Tham gia phản biện cho 8 tạp chí khoa học quốc tế, tiêu biểu có Frontiers in Microbiology (SCI, IF=4.259), Fish and Shellfish Immunology (SCI, IF=3.298), Aquaculture (SCI, IF=3.022) và Fish Physiology and Biochemistry (SCI, IF=1.729).
|
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Tiến sĩ 'nông dân' giành giải thưởng Quả cầu vàng 2019Bản Bương và Bản Bo – 2 bản xã Tân Pheo có người Dao Tiền sinh sống, nằm biệt lập ở một bên của sườn núi với những cung đường rất dốc, hiểm trở.
Người dân ở đây thừa nhận, để vào bản, phải đi xe máy phân phối lớn và phải là những người địa phương thông thạo địa hình mới dám cầm lái.
Mảnh đất này gây chú ý với nhiều người bởi tục lệ thờ cúng bằng thịt chuột. Vào Tết Nguyên đán, ngoài các món ăn truyền thống, người Dao Tiền còn có thêm món thịt chuột để cúng ông bà tổ tiên.
Anh Hà Văn Phượng (SN 1982, cán bộ văn hóa xã Tân Pheo) cho biết, tục lệ cúng thịt chuột của người Dao Tiền có từ lâu đời.
Không chỉ mâm cơm dâng cúng tổ tiên trong gia đình mà mâm cơm thờ Thành hoàng của làng cũng không thể thiếu món thịt chuột.
Món thịt chuột ở Việt Nam từng lên báo nước ngoài (Ảnh: National Geographic) |
Ông Lê Văn Sinh (SN 1967), Chủ tịch xã Tân Pheo, cũng chia sẻ về nguyên nhân xuất hiện tục lệ này trong văn hóa của người Dao Tiền.
Ông Sinh nói, ngày xưa, người Dao Tiền sản xuất nông nghiệp theo phương thức du canh du cư ở trên đồi núi. Họ không ở cố định trong một thời gian dài nên không thể nuôi được gà, lợn.
Trong khi đó, tại rừng núi có nhiều chim, chuột và các con thú. Do thiếu thức ăn, người Dao Tiền săn bắn các loài vât này để làm thực phẩm. Trong số đó, thịt chuột đã trở thành món ăn phổ biến vì dễ dàng đánh bắt bằng thủ công.
Theo quan niệm ăn gì thờ nấy, vào các ngày lễ Tết, người Dao Tiền dùng thịt chuột để dâng lên thờ tổ tiên. Bởi vậy, nếu như các địa phương khác cúng tổ tiên ngày 30 Tết bằng thịt gà, lợn… thì người Dao Tiền xưa lại cúng bằng thịt chuột.
Điều đặc biệt là ngày nay, món ăn này đã trở thành đặc sản và tương đối hiếm. Ông Sinh chia sẻ: ‘Dân số tăng lên, nhiều mảnh rừng đã trở thành nương rẫy… nên chuột cũng không còn nhiều. Ở Tân Pheo, gia đình nào có điều kiện và thời gian đi săn bắn mới có thịt chuột để dâng lên cúng. Còn gia đình nào không có thịt chuột, người Dao Tiền dùng thịt gà, lợn, trâu bò… để thay thế’.
Gia đình ông Sinh không bắt được chuột vào dịp lễ Tết phải đi mua. Tuy nhiên do thịt chuột hiếm nên không bán tràn lan ở chợ. Người mua phải đến từng nhà trong bản hỏi xem có bán không.
‘Mỗi dịp lễ Tết, chúng tôi đều cố gắng mua 2 -3 con để cúng tổ tiên, bày tỏ lòng thành và trách nhiệm của con cháu. Mỗi con chuột khoảng 0,5kg có giá khoảng 100 nghìn đồng/con.
Nhưng không phải nhà nào có chuột cũng đồng ý bán. Họ thường để dành cho gia đình ăn vì nó được gọi là săn hào (đặc sản) ngon và bổ dưỡng không kém các loại thịt khác. Phải là người quen thân, họ mới chịu bán cho mình’, ông Sinh nói.
Miếu thờ Thành hoàng của người Dao Tiền, xã Tân Pheo (Ảnh: Zing) |
Trước đây chưa có tủ lạnh để bảo quản, người Dao Tiền bắt được chuột về sẽ treo lên gác bếp thành món thịt khô như thịt lợn, bò của các dân tộc khác.
Ngày nay, khi đã có tủ lạnh, nếu có chuột, người dân sẽ nhúng nước sôi làm sạch lông sau đó cho vào tủ lạnh để chế biến thành các món thịt tươi.
Cách chế biến thịt chuột được người Dao Tiền ưa chuộng là ướp cùng gia vị, gừng sau đó xào với sả, ớt rất dậy mùi.
Ngoài dâng thịt chuột cúng tổ tiên, người Dao Tiền còn làm mâm cỗ cúng Thành hoàng.
Ông Sinh nói thêm: ‘Trước đây, có thông tin người Dao Tiền thờ thần chuột là không đúng, chúng tôi chỉ lấy thịt chuột để cúng thờ tổ tiên chứ không phải thờ thần chuột.
Mỗi xóm đều có miếu thờ Thành hoàng. Vào ngày mùng 2 Tết hàng năm, người thì chai rượu, người thì thịt trâu, bò, lợn, gà… đem đến góp chung cỗ để thờ cúng.
Đặc biệt, người Dao Tiền cũng dùng thịt chuột dâng lên để xin cho trẻ con một năm được ngoan ngoãn khỏe mạnh, người lớn làm ăn may mắn.
Sau đó cả xóm đem đồ cúng về nhà ông mo (người đứng ra tổ chức lễ thờ, cúng). Tất cả tập trung ăn hết bánh chưng, uống hết rượu rồi hát hò, vui chơi nhảy múa để khai xuân’.
Người Dao chiếm khoảng 20% dân số ở xã Tân Pheo, phân bố ở 2 bản là bản Bương và Bản Bô với khoảng trên 140 hộ dân.
Người Dao Tiền ở Hòa Bình vẫn giữ được tiếng nói, chữ viết… riêng. Vào lễ Tết, họ vẫn mặc trang phục truyền thống, vào các ngày thường người Dao Tiền mặc quần áo phổ thông để thuận tiện lao động.
Cũng theo ông Sinh, ngày xưa do khác biệt về tiếng nói, văn hóa nên người Dao Tiền chỉ kết hôn với nhau. Tuy nhiên ngày nay, con cháu người Dao đi xa làm ăn và đã kết hôn với các dân tộc khác tạo nên sự hòa nhập, đa dạng về văn hóa, lối sống.
Cây tùng này có nguồn gốc từ Nhật Bản. Anh Sáu (quê Bình Định) phải mất hơn một tháng mới vận chuyển được về Sài Gòn.
" alt=""/>Tục lệ dâng thịt chuột cúng tổ tiên ngày Tết ở Hòa BìnhChocolate, hoa hồng hay một bữa ăn tối… là những lựa chọn đơn giản nhưng phù hợp, hiệu quả cho các cặp đôi trong dịp Valentine.
" alt=""/>Lời chúc Valentine ấm áp dành cho chồng ngày lễ tình yêu