Nexus 5 vẫn do LG sản xuất và sẽ có nhiều điểm tương đồng với “siêu phẩm” LG G2 vừa mới ra mắt.
Nexus 5 sẽ ra mắt cuối năm nay?ẽđượcsảnxuấtdựatrêbảng xếp hạng vô địch quốc giaNexus 5 vẫn do LG sản xuất và sẽ có nhiều điểm tương đồng với “siêu phẩm” LG G2 vừa mới ra mắt.
Nexus 5 sẽ ra mắt cuối năm nay?ẽđượcsảnxuấtdựatrêbảng xếp hạng vô địch quốc giaMỗi năm chỉ có vài ngàn du khách đặt chân tới Triều Tiên. Tuy nhiên, du khách chỉ được tới thăm quan những địa danh đã được hướng dẫn viên du lịch lên sẵn lịch trình do đó cuộc sống thường nhật của người dân Triều Tiên vẫn là điều bí ẩn với du khách nước ngoài.
Trong chuyến thăm đầu tiên tới Bình Nhưỡng hồi tháng 10, nhiếp ảnh gia Elaine Li (25 tuổi) đã hoàn toàn ấn tượng trước sự thân thiện của người dân Triều Tiên.
![]() |
Hình ảnh đèn chùm bắt mắt trên trần nhà ga tàu điện ngầm tại Bình Nhưỡng. |
Sinh ra và lớn lên ở Hong Kong, cô Li không còn lạ lẫm gì với nhịp sống ồn ào nơi thành thị. Do đó, các tác phẩm của cô chủ yếu là về đề tài nhà cao tầng, ùn tắc giao thông và hệ thống tàu điện ngầm. Nữ nhiếp ảnh gia trẻ tuổi còn có 133.000 người theo dõi trên Instagram.
Dưới đây là những trải nghiệm về hệ thống tàu điện ngầm của Triều Tiên được cô Li chia sẻ với hãng tin CNN
Điều gây chú ý đầu tiên với cô Li chính là việc nhà ga tàu điện ngầm khá tối song nội thất lại rất bắt mắt với trần nhà treo đèn chùm lớn, các cột nhà làm bằng đá cẩm thạch và treo ảnh của cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Khác xa với cuộc sống ồn ào ở Hong Kong, người dân Triều Tiên lại chăm chú đứng đọc thông tin được dán trên các tường treo báo ở trong nhà ga.
Dù không được phép chụp ảnh hệ thống tàu điện ngầm và nhà ga song cô Li và mọi người trong đoàn vẫn được phép đi ngắm cảnh xung quanh sảnh chờ. Còn khi được lên tàu điện ngầm, du khách cũng chỉ được dừng lại ở một số điểm để thăm quan.
Khác với sự náo nhiệt cùng hình ảnh người dân sử dụng điện thoại thông minh trên tàu điện ngầm ở Hong Kong, người dân Triều Tiên lại hoàn toàn giữ yên lặng khi ở trên tàu và rất ít người cầm trên tay chiếc điện thoại.
Cô Li chia sẻ điều mà cô nhớ nhất trong hành trình đi tàu điện ngầm là khi cô đang mải chụp ảnh một nữ nhân viên nhà ga trong khi cả đoàn thăm quan đã lên tàu, thì chiếc cửa tàu bỗng dưng đóng lại. Ngay lập tức, nữ nhân viên nhà ga đã thổi còi báo hiệu cho người lái tàu biết còn hành khách chưa lên tàu.
Đáng nói khi ở trên tàu vì muốn nhường chỗ cho một cụ ông, cô Li đã vỗ nhẹ vào vai người này song ban đầu, ông cụ không hiểu ý và một phụ nữ khác đã phải giúp nữ nhiếp ảnh gia giải thích. Theo cô Li, dù chỉ là các cuộc trao đổi nhỏ lẻ song đây lại là điều thú vị nhất trên hành trình khám phá Bình Nhưỡng.
Một số hình ảnh về hệ thống tàu điện ngầm và cuộc sống thường nhật tại Bình Nhưỡng:
![]() |
Hệ thống thang cuốn trong nhà ga. |
![]() |
Hệ thống cửa soát vé. |
![]() |
Ảnh tuyên truyền trong nhà ga. |
![]() |
Một người đàn ông dùng đèn pin để đọc báo do ánh sáng trong nhà ga khá tối. |
![]() |
Người dân Triều Tiên hoàn toàn giữ yên lặng khi ở trên tàu và rất ít người cầm trên tay chiếc điện thoại. |
![]() |
Xe đạp và xe bus là hai phương tiện phổ biến tại Bình Nhưỡng. |
(Theo Infonet)
" alt=""/>Hệ thống tàu điện ngầm 'bí ẩn nhất thế giới' ở Triều TiênXem clip:
Biến chứng bất ngờ
Ngày 30/1, có mặt tại Khoa sản, BVĐK TP Hà Tĩnh, mọi người vẫn bàn tán chuyện y sĩ Hùng Anh Dũng (khoa Nội - Đông y) và bác sĩ Dương Chí Lực (Phó khoa nội - tổng hợp) hiến máu cứu sản phụ Trần Thị Loan (25 tuổi, trú xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà) qua cơn nguy kịch sau khi mổ đẻ.
Sản phụ Trần Thị Loan đã qua cơn nguy kịch, nằm điều trị tại khoa Sản BVĐK TP Hà Tĩnh. |
Bác sĩ Nguyễn Thị Tố Hoa, Trưởng khoa sản, BVĐK TP Hà Tĩnh cho biết, vào khoảng 9h30' ngày 29/1, sản phụ Loan được người nhà đưa lên nhập viện để chuẩn bị sinh (thai nhi 40 tuần tuổi) .
Tới khoảng 15h cùng ngày, sản phụ Loan lên cơn co tử cung và đau vết mổ (trước đó đã từng mổ đẻ 1 lần) và được chuyển vào phòng mổ.
30 phút sau, bé gái nặng hơn 3kg chào đời trong niềm vui của sản phụ cùng kíp mổ. Tuy nhiên, khi bắt đầu khâu thì các y, bác sĩ phát hiện tử cung sản phụ co kém, máu ra rất nhiều trong khi tình trạng sức khỏe cũng không tốt: mạch đạp nhanh, huyết áp tụt.
Kíp mổ nhanh chóng thực hiện cấp cứu tại chỗ như cho dùng thuốc tăng co cổ tử cung nhưng tình hình vẫn không tiến triển.
"Lúc đó, tử cung của sản phụ Loan lúc co, lúc duỗi, rất khó để xử lý, máu ra nhiều còn tình hình sức khỏe ngày một yếu đi. Kíp mổ đã nhanh chóng thông báo cho người nhà đồng thời vận động mọi người hiến máu để giúp sản phụ", bác sĩ Hoa nhớ lại.
Thế nhưng, theo các bác sĩ, sản phụ Loan có nhóm máu B (khá hiếm) nên trong BV không có. Nếu truyền máu từ người nhà thì mất một quá trình xét nghiệm rất lâu (chừng 45 phút tới 1 giờ), đó là chưa tính tới trường hợp không có người cùng nhóm máu, sẽ ảnh hưởng tới tính mạng sản phụ.Trước tình hình nguy cấp, lãnh đạo BV đã thông báo cho các y, bác sĩ biết để tìm người cùng nhóm máu B.
Hành động đẹp của y, bác sĩ
Khi hay tin, lại biết mình thuộc nhóm máu B, bác sĩ Dương Chí Lực cùng y sĩ Hùng Anh Dũng đã nhanh chóng có mặt tại phòng xét nghiệm để làm thủ tục truyền máu.
10 phút sau, 2 đơn vị máu (1 đơn vị khoảng 250 ml) từ 2 y, bác sĩ này cùng với 1 đơn vị máu từ người thân đã được truyền cho sản phụ Loan.
Dù vậy, tình hình của sản phụ vẫn xấu đi từng phút. Sau khi bàn tính kỹ và thông qua ý kiến gia đình, các y, bác sĩ đã tiến hành mổ cắt tử cung cho sản phụ Loan. Sau nhiều giờ cấp cứu với sự cố gắng của kíp mổ, tới 19h, sản phụ Loan qua cơn nguy kịch.
Bà Trương Thị Hòe bế cháu ngoại rất cảm kích trước hành động nhân văn của các y, bác sĩ. |
"Nếu lúc đó không có 2 đơn vị máu của bác sĩ Lực cùng y sĩ Dũng thì rất khó nói về bệnh tình của sản phụ Loan. Tình trạng mất máu kéo dài, có thể tử vong",bác sĩ Hoa tâm sự.
Đang chăm sóc sản phụ Loan, bà Trương Thị Hòe (mẹ ruột) thông tin, dù vẫn còn khá mệt nhưng hiện tại tình hình sức khỏe của con gái bà đã đỡ nhiều, buổi sáng đã có thể ăn được cháo loãng. Còn bé gái (con chị Loan) đang phải ăn sữa ngoài vì mẹ mệt, chưa thể cho bú.
Nhớ lại lúc cấp cứu, bà Hòe ngậm ngùi: "Khi nghe bác sĩ thông báo tình hình con tôi khá xấu, mọi người rất lo nhưng cũng chẳng biết làm gì. Nhờ các y, bác sĩ nhiệt tình, hiến máu cứu nên con gái tôi mới qua cơn nguy kịch".
"Nếu chờ người nhà lên truyền máu, chắc con tôi không qua khỏi. Chúng tôi rất biết ơn bác sĩ Lực, y sĩ Dũng cùng kíp mổ đã chữa trị tận tình",bà Nguyễn Thị Vừa (mẹ chồng sản phụ Loan) vui mừng.
Là một trong 2 người hiến máu cứu sống bệnh nhân, y sĩ Hùng Anh Dũng chia sẻ: "Biết tin họ cần máu thì mình xuống hiến, chứ không kịp suy nghĩ gì cả, mạng người là quan trọng nhất. Sáng nay nghe tin chị Loan đã khỏe lên, tôi rất mừng".
Còn bác sĩ Dương Chí Lực cũng vui vẻ, việc hiến máu cứu người là việc nên làm. Ai ở vào hoàn cảnh của tôi cũng đều làm thế thôi.
Sở Y tế Hà Tĩnh trao bằng khen cho y sĩ Dũng, bác sĩ Lực bởi việc làm ý nghĩa. |
Ông Trần Nguyên Phú, GĐ BVĐK TP Hà Tĩnh cho biết: "Trường hợp của sản phụ Loan rất nguy kịch bởi nhóm máu B khá hiếm. Bác sĩ Lực cùng y sĩ Dũng đã làm một việc rất ý nghĩa, tôi rất hoan nghênh".
Sau khi hay tin 2 y, bác sĩ hiến máu cứu sống bệnh nhân, sáng 30/1, ông Lê Ngọc Châu, GĐ Sở Y tế Hà Tĩnh đã trực tiếp xuống BVĐK TP Hà Tĩnh trao bằng khen, quà cho bác sĩ Lực, y sĩ Dung để động viên tinh thần.
"Hành động của các y, bác sĩ rất đáng ghi nhận, đó là việc làm nhân văn. Chúng ta cần phải tuyên dương để mọi người biết và noi theo",ông Châu nói.
Văn Đức - Duy Tuấn
" alt=""/>Hai bác sĩ hiến máu hiếm cứu sản phụ nguy kịch