>Tính năng gọi video của Facebook bị lợi dụng
>Bỏng mắt với người đẹp cùng máy nghe nhạc
>10 clip "nóng" nhất tuần 26
TIN BÀI KHÁC
Bi kịch yêu phải người con gái phụ bạcỞ Việt Nam học thêm còn chưa là gì so với Hàn Quốc, Trung Quốc
Điều thứ nhất tôi muốn khẳng định rằng, học thêm không phải đặc sản riêng của Việt Nam. Học sinh các nước châu Á khác, mà tiêu biểu là Hàn Quốc và Trung Quốc cũng phải học thêm và nếu so về thời gian và cường độ thì ở Việt Nam còn chưa là gì.
Hàng năm, có hàng triệu học sinh Hàn Quốc miệt mài ôn luyện trước những kỳ thi quan trọng với mong ước thi đỗ vào các trường trung học, đại học danh tiếng. Tại xứ sở kim chi, một ví trí học tập ở những ngôi trường hàng đầu đồng nghĩa với cơ hội vào làm việc tại những tập đoàn lớn, một tương lai ổn định và giàu có. Đối với các gia đình có điều kiện, họ đầu tư cho con cái ôn luyện từ rất sớm.
![]() |
Học sinh tiểu học Hàn Quốc cũng phải luyện thi |
Và để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn này, các trung tâm luyện thi tư nhân (hagwon) mở ra khắp nơi. Trung tâm nào có giảng viên càng danh tiếng, giờ giấc nghiêm khắc và bài tập về nhà nhiều như núi thì trung tâm đó càng hút học sinh. Học ở trường lớp, trung tâm luyện thi thôi chưa đủ, về đến nhà các em còn phải tiếp tục học tới gần sáng.
Cá biệt, có những phụ huynh Hàn quốc sắm cả những chiếc tủ học tập để con em học bài cho tập trung.
![]() |
Tủ học tập, thứ mà chỉ Hàn quốc mới có |
Đến đây, các bạn có thể nghĩ rằng trẻ em ở Hàn Quốc thật khổ, không có tuổi thơ, phải học hành theo ý muốn của cha mẹ. Xin thưa, học hành ôn luyện là việc của cả xã hội, cả xã hội Hàn quốc đều phải hi sinh cố gắng. Có những bậc cha mẹ đã phải dành tất cả tiền dưỡng già của mình để cho con cái theo học.
Điều này có thể tiêu cực nhưng nếu không có sự cố gắng như thế, liệu rằng có những Samsung, Hyundai, LG… ngày nay.
Sao bắt chước Hàn Quốc mà không học theo Mỹ?
Có câu hỏi đặt ra là : Tại sao chúng ta không bắt chước mô hình giáo dục của Mỹ? Tôi phải thừa nhận rằng hiện nay nước Mỹ đang có nền giáo dục hiện đại và tiên tiến nhất thế giới. Cả châu Á, bao gồm Hàn Quốc cũng đang phấn đấu được như họ.
![]() |
Đại học Havard, niềm mơ ước của các sinh viên châu Á |
So với sinh viên Việt Nam, sinh viên Mỹ có kiến thức thực hành tốt hơn, kiến thức xã hội rộng hơn và tư duy làm việc theo nhóm. Ưu thế duy nhất của các sinh viên Việt Nam và sinh viên châu Á nói chung đó là sự vững vàng ở các môn khoa học cơ bản như Toán, Lý, Hóa. Điều này không có gì đáng xấu hổ cả. Bởi học sinh, sinh viên là sản phẩm của hệ thống giáo dục. Bên Mỹ họ có điều kiện giảng dạy tốt hơn thì sinh viên Mỹ có kiến thức đa dạng là điều đương nhiên.
Việc cấm dạy thêm, học thêm cho giống Mỹ chỉ là bắt chước vẻ bề ngoài. Làm sao để đào tạo được như họ thì chúng ta lại đang loay hoay. Và nếu trong lúc đợi chất lượng giáo dục đi lên mà đã vội cấm việc dạy thêm, học thêm có phải là đã bỏ đi ưu thế duy nhất của các học sinh, sinh viên Việt Nam không?
Học thêm là nhu cầu chính đáng
Việc học thêm, dạy thêm thời gian qua có nhiều biến tướng tiêu cực. Nhưng không thể vì thế mà xóa bỏ nhu cầu chính đáng của một bộ phận học sinh, phụ huynh.
Không phải em học sinh nào cũng có tư duy nhanh nhẹn, nếu học trên lớp mà vẫn không hiểu bài, về nhà lại phải tự mò mẫm một mình thì rất có thể sẽ không theo kịp các bạn. Ngày nay phương pháp giáo dục đã khác trước, nhiều khi phụ huynh cũng bó tay mà không thể giảng bài cho con em mình.
Hơn nữa, tôi nghĩ rằng nguyên nhân của việc học thêm tràn lan như ngày nay bắt nguồn từ việc thi cử. Nếu đề thi mà chỉ cần đọc sách giáo khoa cũng làm được hết thì cũng chẳng xảy ra tình trạng như bây giờ.
Ngoài ra cũng có những bậc phụ huynh đặt kỳ vọng cao vào con cái. Muốn con mình đủ sức so sánh với những bạn bè đồng lứa đến từ châu Âu, Nhật, Mỹ. Điều này chẳng quá tốt hay sao?
Dĩ nhiên muốn được như thế thì phải đầu tư học thêm ngoại ngữ ở ngoài. Tôi nói không ngoa chứ nếu đem kỹ năng nghe, nói, phát âm đang dạy ở các trường phổ thông đi phỏng vấn du học thì học sinh của chúng ta trượt gần hết.
Điều cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh khác, đúng là sẽ rất áp lực cho con em chúng ta nếu phải học hành vất vả. Nhưng nếu đang ở vị trí tụt hậu mà vẫn muốn vui vẻ, thoải mái, không có một sự nỗ lực hơn người thì sẽ chẳng có phép màu nào xảy ra cả.
XEM THÊM
Phụ huynh: "Dạy thêm ở trường là vụ lợi giáo dục"" alt=""/>'Học sinh Việt Nam học thêm vẫn còn ít'Tràn lan clip riêng tư từ hệ thống camera bị hacker phán tán trên Internet (Ảnh minh họa)
Từng có nhiều năm “chinh chiến” và nằm vùng trong các group 18+, P.N cho biết, tùy theo nhu cầu của từng người, nhóm quản trị những hội nhóm dạng này sẽ cung cấp các tùy chọn khác nhau. Từ những clip 18+ “home made” cho đến màn khoe thân theo giờ của các “idol”, và gần đây là trào lưu mới về các clip từ những tài khoản camera mà hacker đánh cắp được.
Thói quen “dùng tiền mua vui” của nhiều người…
Hầu hết các hội nhóm này sẽ thu phí tùy theo chất lượng nội dung, từ 100.000 đến 250.000 đồng mỗi lượt gia nhập, P.N tiết lộ. Không chỉ cung cấp nội dung đồi trụy, một số nhóm còn chia sẻ những tài khoản truy cập hệ thống camera IP đã bị hack với mức phí trọn đời vào khoảng 3-4 triệu đồng.
“Mặc dù cũng có một số nhóm miễn phí nhưng hầu hết là scam (lừa đảo – PV), không cẩn thận là tiền mất tật mang như chơi”, P.N cho biết thêm. Ngoài ra, những cộng đồng này hoạt động khá khép kín, hiếm khi công khai và phải có người giới thiệu bảo đảm mới có thể tham gia.
Thông qua sự giới thiệu của P.N, người viết liên hệ với H, quản trị của nhiều hội nhóm 18+ có đông thành viên, để yêu cầu cấp quyền truy cập nhóm chia sẻ các clip từ webcam gia đình. Qua đoạn hội thoại chóng vánh, H cung cấp các tùy chọn hội nhóm trên Zalo, Facebook, IG và cả Onlyfans. Trong đó, Onlyfans là một website dạng tính phí theo tháng, người dùng cũng có thể phải trả thêm phí sử dụng cho mỗi bài viết tùy thuộc thiết lập của chủ sở hữu trang.
Chỉ với 250.000 đồng cho một lần gia nhập, H cam kết mỗi nhóm sẽ duy trì hoạt động tối thiểu trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên H từ chối khi được đề nghị cung cấp số tài khoản mà chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ viễn thông.
Chỉ chưa đầy 5 phút sau, người viết đã được phê duyệt gia nhập vào một nhóm có cái tên sặc mùi 18+ - “Động D.Đ”. Từ đây, một thế giới “thượng vàng hạ cám” của đủ các thể loại nội dung người lớn bắt đầu mở ra, có thể bắt gặp không ít các clip được trích xuất từ camera gia đình với đủ kiểu nội dung khác nhau. Từ cảnh thay đồ và thậm chí là cả những cảnh trong phòng ngủ mà nhân vật trong những clip này hồn nhiên không biết rằng bản thân mình đã trở thành nạn nhân của “những kẻ biến thái”.
Trở thành sự ám ảnh
Bất an là tâm lý chung của nhiều người khi phát hiện bản thân và gia đình trở thành nạn nhân của nạn hack tài khoản camera. Chị H.Y, chủ một cửa hàng thời trang nữ ở Hà Đông (Hà Nội), từng có khoảng thời gian trầm cảm sau khi biết hệ thống camera an ninh tại cửa hàng của chị đã bị các đối tượng xấu âm thầm thâm nhập trong một thời gian dài.
Những hình ảnh riêng tư trong cửa hàng, bao gồm cả khu vực thay đồ của khách đều đã bị kẻ xấu theo dõi từ 3 tháng trước và chỉ được phát hiện sau khi lắp đặt lại hệ thống ở địa điểm mới. Cho rằng bản thân phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra sự cố, chị H.Y càng cảm thấy lo lắng hơn khi không biết phải xử lý ra sao, bởi không chỉ khách hàng mà cả uy tín và tình hình kinh doanh của cửa hàng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Tại sự kiện Security World 2021 mới đây, Đại tá Trương Sơn Lâm, Phó Cục trưởng, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an đã cho hay, hoạt động thu thập, mua bán, sử dụng trái phép và để lộ, mất dữ liệu cá nhân trên mạng diễn ra khá phổ biến.
Theo ông Lâm, thời gian vừa qua, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ lộ, mất dữ liệu cá nhân với số lượng lớn, tính chất và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều đường dây, tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân trái phép đã được phát hiện. Gần đây, A05 đã phối hợp với Công an một số đơn vị, địa phương phá đường dây có hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân với tính chất, mức độ và số lượng lớn.
Trao đổi với ICTnews, ông Vương Trọng Nhân, chuyên gia Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) nhận định: Tình trạng mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân tràn lan trên mạng hết sức nguy hiểm. Nó là nguồn cơn của vô số phiền toái mà không ít người đang gặp phải. Nạn nhân của những cuộc mua bán này trong cuộc sống hàng ngày sẽ phải đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng từ nhỏ đến lớn, thậm chí có cả những nguy cơ liên quan đến tống tiền, bắt cóc...
Sự phổ biến của hoạt động thu thập, mua bán, sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân trên mạng, theo đại diện Bộ Công an, đã và đang đặt ra thách thức lớn cho công tác bảo vệ lợi ích, chủ quyền, an ninh dữ liệu quốc gia, uy tín của các doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Nhóm PV
Các chuyên gia bảo mật cho biết, thiết bị IoT nói chung và camera giám sát nói riêng chỉ tập trung về mặt tính năng chứ không chú trọng đến những biện pháp bảo đảm an toàn thông tin.
" alt=""/>Rò rỉ hình ảnh từ camera giám sát, hệ lụy khôn lường