Theo Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có công văn thông báo ý kiến về phương án dừng đỗ xe thông minh áp dụng thí điểm tại lòng đường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Theo đó, công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận được văn bản của Cục Thuế Hà Nội báo cáo phương án dừng đỗ xe thông minh áp dụng thí điểm tại lòng đường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Trong đó nhấn mạnh, Cục Thuế Hà Nội được UBND thành phố giao trách nhiệm là Tổ trưởng Bộ phận thường trực triển khai Luật phí và lệ phí trên địa bàn thành phố.
Với nhiệm vụ tham mưu UBND Thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ phí và lệ phí trên địa bàn, căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn, để kịp thời báo cáo UBND Thành phố thực hiện từ ngày 1/7/2017, Cục Thuế đã xây dựng các phương án dừng đỗ xe thông minh áp dụng thí điểm tại lòng đường địa bàn quận Hoàn Kiếm, đánh giá khả năng thực hiện và đề xuất UBND Thành phố áp dụng trên địa bàn Thành phố. Cục Thuế Hà Nội đề nghị UBND Thành phố xem xét, phê duyệt và chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện.
" alt=""/>Hà Nội thí điểm dừng đỗ xe thông minh tại lòng đườngCơn mưa lớn từ đêm hôm qua, 24/5 tại Hà Nội đã khiến cho nhiều tuyến đường ngập sâu. Tình trạng ngập nước này đã khiến hàng chục chiếc ô tô bị thủy kích và thiệt hại do ngập nước.
Hàng năm, liên tục có tình trạng các xe ô tô bị thiệt hại do tình trạng mưa, ngập hàng thường xuyên xảy ra. Trong đó, bị thủy kích là hiện tượng gặp phải nhiều nhất. Tuy nhiên, cũng qua thống kê từ các hãng bảo hiểm, nhiều xe ô tô bị thủy kích lại không thuộc diện được bảo hiểm do không mua điều khoản thủy kích.
Thủy kích thường gặp phải vào mùa mưa bão, mức nước dâng cao sẽ bị hút vào đường hút gió (khí nạp) của máy. Khi máy vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ cao, do hỗn hợp khí nạp đã bị nước chiếm chỗ và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng cong các tay biên và piston. Khi tay biên cong quá có thể sẽ dẫn đến tình trạng tay biên bị gẫy. Đoạn tay biên piston gãy sẽ tiếp tục được đẩy theo chu kì, dẫn tới làm xước xilanh hay nghiêm trọng hơn là chọc thủng lốc máy, gây hậu quả nặng nề. Đây được coi là một trong những thiệt hại nghiêm trọng nhất đối với xe hơi.
Theo thống kê qua nhiều năm, hiện tượng thủy kích vẫn thường xảy ra khi mùa mưa bão đến và khiến nhiều người sở hữu xe ô tô gặp thiệt hại nặng nề, đặc biệt là đối với các dòng xe cao cấp.
" alt=""/>Bị thủy kích, ô tô có thể giảm 30% giá trịTheo cơ quan này, trong năm ngoái, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 - một trong 4 phương thức tiếp nhận các yêu cầu giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, đã ghi nhận có 6.701 cuộc gọi đến, trong đó các tổng đài viên của Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận và trả lời 4.053 cuộc gọi, chiếm tỷ lệ 60,48%.
Trong số 4.053 cuộc gọi được tiếp nhận, có 1.193 cuộc gọi liên quan đến yêu cầu hỗ trợ giải quyết khiếu nại hoặc phản ánh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Các cuộc gọi còn lại có nội dung tư vấn các lĩnh vực khác.
Đa số các vụ việc hoặc yêu cầu tư vấn của người tiêu dùng đã được các tổng đài viên tư vấn ngay khi tiếp nhận. Đối với các khiếu nại có tình tiết phức tạp hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, tổng đài viên đã hướng dẫn người tiêu dùng gửi đơn khiếu nại bằng các hình thức khác (văn bản, email, đến trực tiếp, gửi bưu điện) tới các cơ quan, đơn vị: Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Sở Công Thương hoặc Cục Quản lý cạnh tranh.
Đáng chú ý, theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, năm 2016, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất là hàng hóa tiêu dùng thường ngày (237 trường hợp, chiếm 19,86%); tiếp đó là nhóm điện thoại, viễn thông (166 trường hợp, chiếm 13,91%) và nhóm đồ điện tử gia dụng (136 trường hợp, chiếm 11,4%) .
“Đây là 3 nhóm ngành hàng thường xuyên nằm trong nhóm bị khiếu nại, phản ánh nhiều nhất. Bên cạnh hàng hóa tiêu dùng hàng ngày (do tính chất tiêu dùng thường xuyên làm phát sinh nhiều vi phạm và phản ánh), thì trong năm 2016, đáng chú ý là Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 nhận được rất nhiều cuộc gọi phản ánh các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến nhóm “điện thoại, viễn thông”, cụ thể là việc tính phí các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động của các nhà mạng”, Cục Quản lý cạnh tranh cho hay.
Thống kê cũng cho thấy, trong số 1.193 yêu cầu gọi tới Cục Quản lý cạnh tranh, có 23,38% trường hợp phản ánh về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Hành vi tiếp theo được yêu cầu tư vấn là bảo hành với tỉ lệ 22,96%, cung cấp thông tin với tỉ lệ 16,93%. Các trường hợp còn lại khiếu nại, phản ánh về giao kết hợp đồng (8,63%), bảo vệ thông tin người tiêu dùng (0,41%) và các hành vi khác (28%).
" alt=""/>Dịch vụ gia tăng trên di động bị người tiêu dùng khiếu nại nhiều trong năm 2016