Những biến chứng viêm mũi dị ứng thường gặp

时间:2025-01-24 03:03:15 来源:NEWS

Những biến chứng viêm mũi dị ứng

Theữngbiếnchứngviêmmũidịứngthườnggặxem video bong dao Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, viêm mũi dị ứng xuất hiện ở khoảng 30% dân số toàn cầu và có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Năm 2018, ước tính có tới 3,6% người trưởng thành đã nghỉ làm và 36% bị suy giảm hiệu suất làm việc do viêm mũi dị ứng. Không chỉ ảnh hưởng tới công việc, tình trạng viêm mũi dị ứng điều trị không đúng cách còn có thể dẫn tới những biến chứng như:

Viêm mũi xoang mạn tính: viêm mũi xoang mạn tính là biến chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài hơn 3 tháng, xuất hiện polyp mũi. Thông thường, polyp mũi xuất hiện ở 2 bên và lành tính. Khi u xuất hiện 1 bên mũi nhìn giống polyp ở người lớn tuổi có thể là u lành tính, thậm chí có trường hợp ác tính.

Những biến chứng viêm mũi dị ứng thường gặp - 1

Viêm mũi xoang mạn tính là biến chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng (Ảnh: Freepik).

Viêm VA: viêm VA hay còn được gọi là phì đại adenoid, là hạch lympho hình tứ giác nằm sau thành họng. Tình trạng này xuất hiện là do phản ứng quá mẫn với các chất gây dị ứng trong thời gian dài xuất hiện ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

Rối loạn chức năng ống Eustachian: biến chứng này thường biểu hiện ở bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như đầy tai, đau tai và ù tai.

Hen suyễn: theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 10-40% bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng cũng mắc hen suyễn. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh hen suyễn phổ biến hơn ở người mắc viêm mũi dị ứng dai dẳng từ trung bình đến nặng.

Những biến chứng viêm mũi dị ứng thường gặp - 2

Viêm mũi dị ứng tăng nguy cơ mắc hen suyễn (Ảnh: Freepik).

Ngoài ra, viêm mũi dị ứng còn dẫn tới những biến chứng khác như viêm tai giữa tràn dịch, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan…

Những dấu hiệu cảnh báo người bệnh cần điều trị

Viêm mũi dị ứng thường gây ra những triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nước mắt, ho… Thông thường, bạn có thể điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà mà không cần gặp bác sĩ bằng cách tránh xa dị nguyên gây dị ứng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

Một số trường hợp, dược sĩ có thể tư vấn cho bạn một số thuốc làm giảm tình trạng này như thuốc kháng histamin, thuốc xịt, nhỏ thông mũi, thuốc xịt mũi hoặc dung dịch rửa sạch mũi.

Tuy nhiên, khi những triệu chứng viêm mũi dị ứng trở nên tồi tệ, các biến chứng xuất hiện, sốt cao, đau đầu, dùng thuốc không hiệu quả, bạn nên tới gặp bác sĩ để điều trị.

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng thường được chỉ định

Khi điều trị viêm mũi dị ứng, các bác sĩ thường chỉ định một số thuốc như:

Thuốc xịt mũi corticoid: thuốc xịt mũi corticoid được chỉ định đơn lẻ hoặc kết hợp với thuốc kháng histamin đường uống. Tuy nhiên, thuốc có thể gây kích ứng mũi, chảy máu cam, dễ bị nhiễm nấm đường hô hấp…

Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene: thường được kết hợp với các thuốc khác để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng nặng và dai dẳng.

Những biến chứng viêm mũi dị ứng thường gặp - 3

ThS.BS.CK2 Nguyễn Minh Hảo Hớn - Trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM.

Thuốc kháng histamin: theo ThS.BS.CK2 Nguyễn Minh Hảo Hớn - Trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, điều trị viêm mũi dị ứng tùy thuộc theo từng mức độ và từng loại. ARIA khuyến cáo, thuốc đầu tiên được chọn lựa trên tất cả các dạng viêm mũi dị ứng, từng mức độ đó là thuốc kháng histamin thế hệ mới. Bệnh nhân nên dùng ngay. Nếu triệu chứng không thuyên giảm nên đến ngay cơ sở khám bệnh để được bác sĩ thăm khám và tư vấn thuốc phù hợp.

Thuốc kháng histamin điều trị viêm mũi dị ứng gồm có thế hệ 1 và thế hệ 2. Trong đó, thuốc kháng histamin thế hệ 1 có từ năm 1930, tuy nhiên đặc điểm của thuốc này là qua hàng rào máu não nên gây ra tình trạng buồn ngủ cho bệnh nhân, điều này ảnh hưởng đến công việc hằng ngày, nhất là những người làm công việc văn phòng, tài xế lái xe.

Ngày nay tình trạng này được khắc phục với việc sáng chế ra thuốc kháng histamin thế hệ 2, không qua hàng rào máu não, khắc phục bất lợi gây buồn ngủ cho người bệnh. Trong đó có fexofenadin được sử dụng phổ biến để điều trị viêm mũi dị ứng. Với khả năng gắn mạnh vào thụ thể histamin, fexofenadin đem tới hiệu quả bền vững kéo dài.

Sản phẩm Telfor chứa fexofenadin của Dược Hậu Giang (DHG Pharma) đang được lưu hành trên thị trường với 3 hàm lượng: 60mg, 120mg và 180mg. Hàm lượng 120mg và 180mg chỉ cần dùng 1 viên duy nhất/ngày, có tác dụng kéo dài, tiện lợi, tránh quên thuốc mà vẫn đảm bảo tỉnh táo suốt ngày dài.

Những biến chứng viêm mũi dị ứng thường gặp - 4

Telfor (fexofenadin) là thuốc điều trị hiệu quả triệu chứng viêm mũi dị ứng, ít gây buồn ngủ.

Là sản phẩm Việt đạt tiêu chuẩn sản xuất chất lượng Nhật Bản, Telfor dần trở thành giải pháp hữu ích giúp điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là viêm mũi dị ứng do ô nhiễm môi trường.

Tuy vậy, người dùng vẫn cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc kể trên, nhất là đối với người có bệnh lý nền, đang dùng nhiều loại thuốc mỗi ngày, người mắc các bệnh suy gan, suy thận, tim mạch, dạ dày… Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

推荐内容