Đái tháo đường là bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài, bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.
Đến nay, thế giới chưa có loại thuốc nào chữa dứt điểm bệnh này chỉ sau một vài đợt điều trị. Không ít gian thương lợi dụng sự lo lắng, thiếu kiên trì của bệnh nhân để quảng cáo về những phương thuốc có thể chữa khỏi bệnh này.
Thực tế, các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Bệnh nhiệt đới Trung ương từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì ngộ độc sau dùng viên hoàn với lời quảng cáo "trị được tận gốc căn bệnh", thậm chí có bệnh nhân tử vong.
Kết quả xét nghiệm các viên hoàn người nhà bệnh nhân mang đến cho thấy chứa Phenfomin - hoạt chất đã bị cấm sản xuất và lưu hành cách đây 50 năm do những tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm. Thông thường ngộ độc do Phenformin sẽ gây tỷ lệ tử vong rất cao, từ 50-60% trở lên. Thuốc này ngoài làm tụt đường huyết còn gây tác dụng phụ toan lactic, suy thận rất nặng.
Để tránh tiền mất tật mang, nguy hiểm đến tính mạng, các bác sĩ cảnh báo người bệnh không nên mua những loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là thuốc dạng viên hoàn, hay các bài thuốc chưa được kiểm định để tự điều trị đái tháo đường.
Ngoài ra, dự án luật này còn quy định: Người có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh, bị coi là người có hành vi chống người thi hành công vụ.
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật, còn phải xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc tại nơi người đó cư trú, làm việc, hoặc tại cơ sở khám chữa bệnh xảy ra hành vi trên.
Trước đó, tại TP.HCM, chỉ trong chưa đầy 1 tháng đã xảy ra 2 vụ tấn công bác sĩ tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Đáng chú ý là trường hợp bác sĩ Phạm Hoàng Thiên bị cha của một bệnh nhi chửi mắng, dọa giết và bóp cổ. Cơ quan công an đã tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả xử lý. Sau đó ít ngày, một bác sĩ khác bị người nhà bệnh nhân dùng vật sắc nhọn tấn công.
Thời điểm trên, bác sĩ Phạm Thanh Việt, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, việc xử lý sẽ nghiêm minh hơn khi hành vi tấn công nhân viên y tế được xem như chống người thi hành công vụ.
“Khi y bác sĩ chăm sóc người bệnh là trạng thái hoàn toàn thụ động, không có sự chuẩn bị. Công việc của nhân viên y tế cũng là việc chung, việc công, điều trị cho bệnh nhân. Theo tôi, không có gì bất hợp lý khi xem như họ đang thi hành công vụ”, ông lý giải.
Trong buổi góp ý dự án Luật khám chữa bệnh sáng nay, một số đại biểu cho rằng đội ngũ y bác sĩ cần có một nghiệp đoàn bảo vệ người hành nghề y như nhiều nước trên thế giới.
Nghiệp đoàn y tế là những người có trình độ chuyên sâu, bao gồm cả luật sư. Chức năng của nghiệp đoàn là khi có sai sót y khoa xảy ra sẽ làm việc với hội đồng chuyên môn để đi đến kết luận y bác sĩ có sai phạm hay không.
Các đại biểu cho rằng, hiện nay, việc bảo vệ đội ngũ y bác sĩ giao cho Bộ Y tế nhưng đơn vị này chưa thực sự bảo vệ được người hành nghề y. Điển hình như vụ án của bác sĩ Hoàng Công Lương. Do đó, luật sửa đổi cần bổ sung thêm mục thành lập nghiệp đoàn ngành y tế.
Lực lượng kiểm lâm kiểm tra các thùng giấy đựng chim hoang dã.
Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện có tổng cộng 936 con chim chào mào (Pycnonotus jocosus) đang còn sống, bị nhốt trong 7 thùng giấy và được cất giấu tại các nhà vệ sinh công cộng trong bến xe.
Đoàn kiểm tra thông báo thông tin về 7 thùng chim vắng chủ nhưng không có người nhận nên lập biên bản và vận chuyển về Hạt Kiểm lâm TP Huế. Hiện Hạt Kiểm lâm TP Huế đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo ngành Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh này được đánh giá là vùng có giống chim chào mào được yêu thích, nên các thương lái thu mua số chim bẫy bắt trái phép để vận chuyển đi các tỉnh khác tiêu thụ với giá cao.
Trong những năm qua, lực lượng chức năng triển khai hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa nhằm ngăn chặn nạn săn bẫy các loài chim hoang dã trong đó có loài chào mào.
Trong 3 năm, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế xử lý nhiều vụ vi phạm về chim hoang dã, tái thả 1.911 con chim các loại về tự nhiên, xử phạt thu nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng.
Nguyễn Vương" alt=""/>Phát hiện gần 1.000 con chim chào mào hoang dã trong 7 thùng giấy ở bến xe ở Huế