Phát biểu tại buổi lễ diễn ra sáng nay 19/11, TS Trương Tuấn Dũng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội cho hay, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, trường đã trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành nghề cũng như lá cờ đầu của ngành giáo dục nghề nghiệp Thủ đô. |
TS Trương Tuấn Dũng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội phát biểu tại lễ khai giảng năm học 2021 – 2022 và Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. |
Hiện, trường là một địa chỉ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thời kỳ hội nhập quốc tế, với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết. Trong đó, nhiều thầy cô là các chuyên gia, giảng viên đến từ các nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan …
Hiện nay, trường có 16 ngành đào tạo đa dạng với hơn 30 ngành nghề chuyên sâu, thuộc các lĩnh vực quan trọng và có nhu cầu cao của xã hội. Các ngành đào tạo của trường là: Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Tiếng Trung, Tiếng Anh, Công nghệ ô tô, Công nghệ Kỹ thuật Điện điện tử, Công nghệ thông tin, Du lịch – Khách sạn, Kỹ thuật chế biến món ăn, Chăm sóc sắc đẹp…
Học viên của trường được đào tạo bài bản, gắn lý thuyết với thực tiễn hướng nghiệp và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Nhà trường cũng ký kết với nhiều tổ chức nước ngoài, nhận sinh viên tốt nghiệp của trường ra nước ngoài làm việc, đặc biệt là các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản và CHLB Đức, Đài Loan; cam kết 100% sinh viên ra trường có việc làm ổn định.
Năm học 2020 - 2021, một số chỉ tiêu quan trọng trường đều đạt và vượt kế hoạch: tuyển sinh đạt 120% chỉ tiêu đề ra; 75% sinh viên có học lực Khá giỏi; trên 96% học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định với thu nhập trung bình từ 8 đến 15 triệu đồng/tháng, đặc biệt có 50 sinh viên được tuyển dụng và nhận học bổng của doanh nghiệp ngay khi đang học tại trường;
Năm học 2021-2022 đã và đang diễn ra trong tình hình dịch Covid-19 tuy có giảm nhưng diễn biến còn phức tạp và khó lường. Nhiệm vụ trọng tâm của trường là triển khai thực hiện tốt mục tiêu hành động với các hoạt động toàn diện trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất.
Năm học này, nhà trường đón nhận hàng nghìn học sinh, sinh viên đăng ký theo học.
 |
Ban lãnh đạo Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội tặng giấy khen cho các thầy cô hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2020 - 2021. |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) gửi lời chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, giảng viên nhà trường nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
“Ngày nay, chúng ta được nghe và biết đến những thuật ngữ mới như chuyển đổi số, xã hội số, công dân số, trí tuệ nhân tạo, siêu máy tính, blockchain,... đang diễn ra hết sức nhanh chóng trong thời gian qua và đã, đang làm thế giới thay đổi. Do đó, việc học và dạy càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi mỗi thầy cô, người học phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể thích nghi, thích ứng trong thế giới việc làm, thực thi những nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao nhất”, ông Trường nói. “Mỗi một thầy cô có thể chạm đến cùng lúc hàng triệu trái tim và khiến cho cuộc sống của mỗi học trò trở nên hữu ích, có cống hiến cho xã hội”.
Ông Trường nhắn nhủ thêm, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm chúng ta luôn ở thế bất định, bất ngờ, khó dự báo, dự đoán, các học viên cần hết sức bình tĩnh và không vì thế mà giảm đi động lực phấn đấu, nỗ lực trong học tập, rèn luyện.
Trong bối cảnh đại dịch và cả sự biến đổi của nền khoa học công nghệ 4.0, công tác đào tạo của Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội nói riêng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung đứng trước những thách thức không nhỏ; đòi hỏi phải giúp người học có được kiến thức, kỹ năng để thích nghi, thích ứng liên tục với quá trình thay đổi của việc làm.
“Chúng ta chứng kiến những tháng gần đây, có những chương trình đào tạo không bắt kịp sự thay đổi của khoa học công nghệ nên khi học viên tốt nghiệp ra trường đã bị lạc hậu hoặc hổng một phần và phải học thêm tiếp. Như vậy, nếu chúng ta vẫn duy trì mô hình đào tạo học một lần dùng cả đời thì có lẽ đã lỗi thời, lạc hậu”, ông Trường nói.
Ông Trường cũng mong các cơ sở thích ứng nhanh chóng, chuyển đổi mô hình “học một lần dùng cả đời” sang mô hình “học tập suốt đời”, để người học có thể học những gì cần, phù hợp với mục đích, công việc và bản thân mình. Cùng đó, cần coi trọng việc đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp và xã hội để có được các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho người học, chú trọng công tác đào tạo, kiến thức kỹ năng cơ bản cho người học.
Dịp này, nhà trường cũng đã khen thưởng cho các cán bộ, giảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, năm học 2020 – 2021 và trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện tốt… năm học vừa qua.
Hải Nguyên

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngày 18/11, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và bế giảng Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021.
" alt=""/>“Nếu vẫn duy trì mô hình đào tạo học một lần dùng cả đời thì đã lỗi thời, lạc hậu”
Làng “sư phạm”Làng Nại Cửu thuộc xã Triệu Thành (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) hình thành cách đây trên 5 thế kỷ.
Đây là ngôi làng nổi tiếng hiếu học bậc nhất của Quảng Trị và được gọi bằng cái tên 'làng giáo viên', bởi gần 1/4 số dân của làng đang theo nghiệp “hít bụi phấn, nâng gót người”.
 |
Đường dẫn vào vùng đất học Nại Cửu. |
Xuyên suốt bao đời nay, người dân trong làng Nại Cửu luôn coi nghề dạy học là niềm tự hào của làng. Mọi gia đình luôn khuyến khích, hướng con em noi gương ông cha thi vào các trường sư phạm.
Theo người dân trong làng, từ thuở xưa, tại đây có 6 dòng họ gồm Lê, Nguyễn, Võ, Hoàng, Phan, Trần, có bề dày lịch sử về đỗ đạt.
Nhiều vị đỗ đạt và làm quan ở các triều đại phong kiến như tiến sỹ Trần Gia Thụy, làm quan Thượng thư Bộ Lễ, đời vua Lê Hiển Tông; cử nhân Lê Trọng Điều làm quan phủ đời vua Minh Mạng; cử nhân Nguyễn Đức Nghi làm Tham tri Bộ Lễ thời vua Tự Đức; ông Võ Tử Văn, đỗ Phó bảng thời Tự Đức;…
 |
Học sinh, sinh viên làng Nại Cửu thắp hương cho tổ tiên trước và sau mỗi kỳ thi. |
Đã có 30 năm theo nghề dạy học tại Trường THCS Triệu Thành, thầy Trần Đại Việt cho biết, gia đình ông hiện đang có 10 người theo nghề giáo.
Bao thế hệ trong gia đình ông đều thấm nhuần quan điểm “nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề” từ cụ thân sinh của ông.
“Bố đã cho tôi biết, dù ở bất kỳ thời đại nào người thầy vẫn có vai trò quan trọng.
Cho đến bây giờ, anh em trong gia đình ai cũng yêu nghề và xem việc dạy là truyền thống của gia đình”, thầy Việt cho biết thêm.
 |
Con em làng Nại Cửu được đánh giá học tập chăm chỉ và đạt nhiều thành tích cao. |
Cô Phan Thuý Anh, giáo viên tại trường Tiểu học Triệu Thành cho biết, học sinh của làng Nại Cửu hầu như có một điểm chung là rất chăm chỉ.
“15 năm trong nghề dạy học, tôi nhận ra đặc điểm chung của các học sinh làng Nại Cửu là rất nề nếp, các em luôn học tập một cách hăng say. Và đặc biệt, khi nói về ước mơ, ai cũng mong muốn khi trưởng thành được theo đuổi nghiệp sư phạm”, cô Anh chia sẻ.
 |
Làng Nại Cửu trao học bổng hàng năm cho học sinh đạt kết quả học tập cao. |
 |
Cùng với nhiều gia đình khác, gia đình của thầy Việt có đến 10 người theo nghề giáo viên. |
Ông Võ Văn Bắc, Chủ tịch HĐND xã Triệu Thành tự hào cho biết, dân số làng Nại Cửu hiện nay là khoảng 720 hộ nhưng có đến khoảng 600 người theo nghiệp sư phạm.
“Nhờ có nhiều giáo viên nên việc học của con em trong làng luôn được các hộ gia đình quan tâm. Bình quân mỗi năm làng có khoảng gần 50 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.
Hiện tại làng có 3 phó giáo sư, 10 tiến sĩ, hàng trăm thạc sĩ, cùng hàng nghìn người tốt nghiệp đại học, cao đẳng… đang công tác trên khắp mọi miền đất nước”, ông Bắc chia sẻ.
Quang Thành – Bảo Lâm

'Người Việt còn trân trọng tri thức, vị thế người thầy vẫn được đề cao'
Tôi lại tự nhận rằng nghề của mình là nghề may mắn, khi đối tượng của mình là học sinh – những con người trẻ trung, năng động và đầy sức sống.
" alt=""/>Làng sư phạm 'nhà nòi' Nại Cửu