MU mua ngay Jan Oblak thay De GeaThe Sun loan báo, Jan Oblak chính là lựa chọn thay thế De Gea cho vị trí người gác đền số 1 ở Manchester United, một khi tay giữ gôn người Tây Ban Nha quyết dứt áo ra đi.
|
MU sẵn sảng mua Jan Oblak thay thế De Gea |
De Gea chỉ còn đến cuối mùa là hết hợp đồng nhưng các tin tức cho hay, anh đã nói với người đại diện của mình, muốn rời sân Oold Trafford, cho dù MU đề nghị tăng lương khủng lên 350.000 bảng/tuần.
Trường hợp nếu MU không tìm được người mua với giá như mong muốn trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông này, họ có thể mất trắng De Gea vào cuối mùa.
Trước đó cũng đã râm ran thông tin, PSG ‘xúi’ De Gea ở đến hè 2020 để sau đó ra đi theo dạng tự do. Phía đội bóng nhà giàu nước Pháp ngoài lương bổng cao ngất chào đón thì sẽ trả cho thủ môn này một khoản ‘hoa hồng’ lớn.
Điều thú vị, MU cũng mua De Gea về từ Atletico Madrid và giờ đây người thay thế họ nhắm đến cũng đang chơi cho đội bóng La Liga, và có phong độ hết sức ấn tượng.
Jan Oblak được ví như bản ‘nâng cấp’ De Gea sau những sai số ở giai đoạn cuối mùa giải qua cũng như sau những lượt đấu Ngoại hạng Anh đầu tiên ở mùa giải năm nay.
Jan Oblak sở hữu những con số ấn tượng, ra sân 156 lần tại La Liga và chỉ để thủng lưới 96 bàn, giữ sạch lưới 90 trận, thực hiện 385 pha cứu thua với tỷ lệ 79,8%.
Zidane có thể bị Real Madrid sa thải vì Paul Pogba
ABC cho hay, thuyền trưởng người Pháp có thể mất việc ở Real Madrid, chỉ vì nhất mực phải mua Paul Pogba từ MU về cho bằng được.
|
Zidane có thể bay ghế vì khăng khăng Real Madrid phải mua Pogba cho bằng được, dù MU hè qua không bán |
Theo nguồn này, HLV Zidane cứ khăng khăng với lãnh đạo Real Madrid, phải tập trung ký Paul Pogba, mặc dù MU không có ý định bán.
Kết quả, kết thúc phiên chuyển nhượng hè 2019 nhưng Zidane không có Pogba như mong muốn.
Đáng lo ngại hơn, vì quá ‘kết’ tiền vệ đồng hương, Zidane đã bỏ qua cơ hội ký hợp đồng với tiền vệ Ajax, Donny van de Beek hoặc Eriksen (Tottenham). Điều này khiến nhiều người trong ban lãnh đạo Real Madrid tức giận và thất vọng.
Nếu kết quả Real Madrid không cải thiện sau thời gian nghỉ quốc tế, Zidane sẽ phải chịu thêm áp lực khi sự hỗ trợ từ đội ngũ cấp cao giảm dần.
Sau 3 lượt đấu La Liga, Real Madrid được 5 điểm, với 1 thắng (Celta Vigo 3-1) và 2 hòa, tạm xếp thứ 5.
L.H
" alt="Tin bóng đá 9"/>
Tin bóng đá 9
- Chị tôi kết hôn với chồng là người ham chơi bài bạc và cá độ bóng đá. Trong quá trình sống ở nhà chồng, anh ta có hành vi bạo lực đánh đập vợ con vô cùng thậm tệ. Có lần đánh nặng quá chị tôi phải nhập viện. Gia đình tôi rất xót ruột muốn đón chị và các cháu về, đồng thời kiện anh rể. Xin hỏi anh ta có bị xử lí vì bạo lực gia đình không?Đã nhường hết tài sản nhưng ly hôn vẫn bị gây khó dễ
Bất lực khi muốn đòi lại tiền đặt cọc
|
Ảnh minh họa |
Trước hết, chúng ta sẽ xem những hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình?
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực pháp luật ngày 01/7/2008 . Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Các hành vi được xem là hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì cần báo cho cơ quan nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì: Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp nhân viên y tế, nhân viên tư vấn khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Theo Điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình:
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình thế nào?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 qui định về hình thức xử lý hành vi bạo lực gia đình như sau:
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình tại Điều 49 quy định về Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Nếu hành vi bạo lực gia đình có tính chất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm thì còn có thể bị còn có thể bị xử lý hình sự về tội Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Như vậy chị bạn có thể đưa ra những căn cứ trên để khuyên chồng mình chấm dứt những hành vi bạo lực. Trong trường hợp chồng chị bạn vẫn cố tình thực hiện những hành vi trên thì chị bạn có thể tự mình tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền: UBND hoặc công an, yêu cầu các cơ quan này xử lý đối với hành vi vi phạm này. Bên cạnh đó, cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã công bố để được tư vấn, hỗ trợ khi bị xâm phạm quyền lợi.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Đánh trẻ em gây thương tích: phạt nặng đến 10 năm tù
Con tôi được 11 tháng tuổi thì có người thù ghét cá nhân gia đình chạy vào nhà tôi đánh bé bị chấn thương sọ não. Xin hỏi người đó sẽ chịu mức phạt thế nào?
" alt="Bạo lực gia đình: tố cáo ra sao?"/>
Bạo lực gia đình: tố cáo ra sao?
- Trước đây khi chưa lấy vợ tôi đã có nhà riêng. Sau này kết hôn rồi, vợ chồng có thế chấp ngôi nhà của tôi vay vốn ngân hàng 500 triệu để làm ăn. Do công việc làm ăn không tốt, chúng tôi bị vỡ nợ. Vợ tôi muốn ly hôn, không muốn trả nợ. Vợ tôi bảo tài sản của tôi và nhà riêng của tôi thì tôi phải trả nợ, còn vợ tôi không liên quan gì. Tôi xin hỏi luật sư, nếu chúng tôi ly hôn thì vợ tôi có trách nhiệm phải trả nợ không?Xe chính chủ không giấy tờ: mua thế nào?
Làm gì khi người bán đất không chịu trả lại tiền đặt cọc?
|
Ảnh minh họa |
Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 tại Điều 37: Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng thì vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
Căn cứ theo quy định trên, mặc dù là ngôi nhà mang đi cầm cố là tài sản riêng của bạn nhưng ngôi nhà đã được hai vợ chồng bạn thỏa thuận sử dụng để vay vốn kinh doanh tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình nên cả hai vợ chồng bạn đều có nghĩa vụ trong việc trả nợ. Nếu việc vay mượn nhằm kinh doanh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình như dùng để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, sửa chửa nhà cửa, chăm lo cho con cái... thì dù chỉ có bạn đứng tên vay mượn thì vợ bạn cũng phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ khi ly hôn.
Theo Điều 60 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn:
1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Theo Khoản 2 Điều 27 Luật HNGĐ 2014: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Và tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định, việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng thì do vợ, chồng bạn tự thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì vợ chồng bạn có thể yêu cầu Toà án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của chồng.
Nếu vợ bạn không chứng minh được bạn vay mượn số tiền trên là nhằm đáp ứng nhu cầu riêng thì vợ bạn vẫn phải có trách nhiệm trả khoản nợ chung với bạn. Như vậy, sau khi ly hôn hai vợ chồng bạn đều có nghĩa vụ liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản, vợ bạn có trách nhiệm cùng bạn trả khoản nợ phát sinh từ việc vay ngân hàng.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Nhà của bố mẹ chồng, ly hôn có được chia phần?
Hai vợ chồng tôi lấy nhau năm 2007, ở cùng nhà với bố mẹ chồng, đất do chồng đứng tên. Đến năm 2013 thì vợ chồng tôi mua đất ra ở riêng, hiện tại bố mẹ chồng vẫn sống tại nhà cũ.
" alt="Vợ muốn ly hôn để trốn nghĩa vụ trả nợ chung"/>
Vợ muốn ly hôn để trốn nghĩa vụ trả nợ chung