
- Hôm nay (ngày 20/12), khoa Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM tròn 20 tuổi.Bé gái Tây làm phiên dịch tiếng Việt cho mẹ với tài xế taxi
Sách Tiếng Việt 1 CNGD có xuất hiện trong chương trình phổ thông mới?
Thứ trưởng Giáo dục khẳng định sức sống sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại
Tiền thân của Khoa Việt Nam học là tổ dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài, thuộc Khoa Ngữ văn, được thành lập vào năm 1980, do thầy Trần Chút phụ trách. 20 năm trước với nhiệm vụ dạy Tiếng Việt cho người Campuchia, những thầy giáo, cô giáo đầu tiên tham gia tổ này gồm Trần Thị Minh Giới, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Lê Thị Minh Hằng, Thạch Ngọc Minh.
 |
Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa Việt Nam học ngày đầu thành lập (Ảnh: Khoa cung cấp) |
Sau đó, tổ Tiếng Việt tách ra thành bộ môn Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM, được thành lập ngày 14/3/1990. Lúc này GS Bùi Khánh Thế được bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm trong thời gian 2 tháng, (từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1990), sau đó, PGS.TS.Nguyễn Văn Lịch là người kế nhiệm (cho đến tháng 5 năm 1998).
Lúc này, việc xác định dạy Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài là nhiệm vụ quan trong hàng đầu, bộ giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài gồm 6 cấp độ và một số tài liệu bổ trợ khác ra đời sau đó xuất bản thành sách.
Hội nghị khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất (năm 1998) được tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội với sự tham gia của hàng trăm nhà Việt Nam học hàng đầu của quốc tế đến từ các nước Pháp, Anh, Nga, Đức, Hà Lan; Hoa Kỳ; Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan; Australia v.v.. đánh dấu sự phát triển của ngành Việt Nam học ở Việt Nam. Đây cũng là "cú hích" để khoa Việt Nam học ra đời.
Như vậy, sau 18 năm phôi thai và phát triển, năm 1998, khoa Việt Nam học chính thức được thành lập. Sau khi thành lập khoa Việt Nam học, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch tiếp tục được bổ nhiệm làm trưởng khoa. Năm học 2000-2001, Khoa đào tạo Khóa cử nhân Việt Nam học cho người nước ngoài khoá đầu tiên với 13 sinh viên.
Bên cạnh đó, các khoá Tiếng Việt ngắn hạn cũng thu hút nhiều sinh viên nước ngoài, trong đó có những đoàn sinh viên đến từ các trường đại học lớn trên thế giới.
Trong giai đoạn 2007 - 2012, PGS.TS Nguyễn Văn Huệ được bổ nhiệm làm trưởng khoa. Đây là giai đoạn Khoa Việt Nam học đã phát triển về nhiều mặt và đạt được những thành tựu như đào tạo Tiếng Việt ngắn hạn cho hơn 12 000 học viên người nước ngoài; hoàn chỉnh chương trình đào tạo ngành Việt Nam học theo học chế tín chỉ; triển khai đào tạo cao học ngành Việt Nam học; tổ chức được nhiều hội thảo khoa học và xuất bản kỷ yếu về giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt.
Đặc biệt, ngày 8/1/2012, chương trình đào tạo đại học ngành Việt Nam học đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng AUN-QA (ASEAN Universities Network - Quality Assurance). Đây là chương trình đào tạo bậc đại học đầu tiên của trường đạt được chuẩn này.
 |
GS Bùi Khánh Thế và PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch (Ảnh: Khoa cung cấp) |
Nhiệm kỳ 2012 - 2018, PGS.TS. Lê Khắc Cường được bổ nhiệm làm Trưởng khoa. Lúc này đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của khoa có sự tăng mạnh so với nhiệm kỳ trước với 37 giảng viên, nhân viên.
Ngoài ra, Khoa Việt Nam học đã có sự mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị trong và ngoài nước như giảng dạy tiếng việt cho nhân viên Lãnh sự quán Mỹ, cho sinh viên nước ngoài Trường ĐHBK TPHCM, Viện Thương mại Quốc tế TAITRA,… Việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt được chuyển sang hình thức online (từ 2015). Trong đó có nhiều kỳ thi được tổ chức đồng thời ở Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan.
Sau 20 năm, các giáo viên thuộc thế hệ đầu tiên dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài vẫn đang tiếp tục công tác với khoa, có thầy cô đã nghỉ hưu, có thầy cô đã chuyển sang công tác ở nơi khác. Hiện nay, Khoa Việt Nam học có 28 giảng viên cơ hữu trong đó có 2 Phó giáo sư - Tiến sĩ; 15 tiến sĩ; 14 thạc sĩ. Trưởng khoa giai đoạn 2018-2022 là PGS.TS Lê Giang (Đoàn Lê Giang).
Từ 13 sinh viên đầu tiên tới hàng nghìn sinh viên nước ngoài theo học
Tháng 9/2000, Khoa Việt Nam học bắt đầu đào tạo khóa cử nhân Việt Nam học cho người nước ngoài đầu tiên với 13 sinh viên. Đến nay (tháng 11/2018), Khoa đã tuyển sinh và đào tạo được 19 khóa cử nhân Việt Nam học với tổng số thí sinh trúng tuyển đầu vào là 734 sinh viên, trong số thí sinh trúng tuyển đó có tổng số nhập học là 658 sinh viên và số đã tốt nghiệp ra trường là 271 sinh viên.
 |
Khoa Việt Nam học đón đoàn sinh viên trường Đại học Kanda – Nhật Bản (Ảnh:khoa cung cấp) |
Ngoài ra, khoa còn triển khai đào tạo chương trình liên kết 2+2 và 3+1; Đào tạo sau đại học; Giảng dạy tiếng Việt ngắn hạn… Học viên theo học tại khoa đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp nơi trên thế giới trong đó ác nước có nhiều sinh viên theo học nhất là Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Pháp…
Với những thành tựu đã đạt được trong suốt hai mươi năm qua, Khoa Việt Nam học đã góp phần tích cực trong việc đưa tiếng Việt đến gần hơn với bạn bè trên thế giới. Tiếng Việt trở thành một ngoại ngữ được giảng dạy ở khá nhiều trường đại học và trung học nước ngoài. Tháng 5 năm 2013, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã chính thức công nhận tiếng Việt là 1 trong 9 ngoại ngữ trong kỳ tuyển sinh đại học tại quốc gia này (cùng với tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha và Ả Rập).
Hiện nay, nhiều trường đại học ở Hàn Quốc đã có khoa tiếng Việt. Ở bậc phổ thông, Trường Trung học Ngoại ngữ Chungnam cũng đã thành lập Khoa tiếng Việt vào năm 2000. Tại Đài Loan, Bộ giáo dục cho biết bắt đầu từ năm 2018, bảy ngôn ngữ Đông Nam Á trong đó có Tiếng Việt, sẽ là môn học chính thức trong các trường tiểu học ở đây.
Với vai trò là một trong ba mũi nhọn, cùng với đào tạo cử nhân và thạc sĩ Việt Nam học, công tác giảng dạy Tiếng Việt đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra, góp phần đưa Khoa Việt Nam học ngày càng phát triển và hứa hẹn sẽ tạo ra những bước đột phá trong tương lai.
Lê Huyền
" alt=""/>Những người thầy đầu tiên dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài
 đã gặp được cô nàng bé hạt tiêu xinh xắn Nguyễn Thị Thùy Trang (cùng sinh năm 1988).</p><table width=)

Từ bạn thân sang người yêu
- Yêu nhau đã hơn 5 năm, hai bạn có còn nhớ khoảng thời gian đầu mới quen? Lúc đó ấn tượng của mỗi người về nửa kia như thế nào?
- Viết Trường:Ấn tượng về Trang trong mình là cô gái xinh xắn, thẳng tính, tốt bụng với bạn bè nhưng hơi ít nói. Tuy nhiên, biết nhau rồi mới thấy Trang nói nhiều.
Thùy Trang: Còn mình thì thấy Trường lúc đó rất ngầu, vẻ ngoài lạnh lùng nhưng lại khá... "cute". Lúc đó Trường còn gầy yếu chứ chưa được mũm mĩm như bây giờ. Sau này, mình bất ngờ hơn khi biết Trường hát rất hay, nhảy giỏi và lắm trò. Hai đứa mình ban đầu cũng chỉ là bạn bè bình thường thôi, vì thường được phân vào cùng một nhóm làm bài tập nên dần dần thân nhau hơn. Nửa năm sau khi quen chúng mình mới chính thức yêu.
- Vậy là cả hai có thời gian là bạn trước khi yêu. Không biết Trường có lợi dụng khoảng thời gian là bạn này để tìm hiểu và tấn công ngầm cô nàng bé hạt tiêu?
- Viết Trường:Thật sự thì lúc đó mình cũng không để ý lắm, cứ coi như 2 người bạn thân, lúc nào cũng tâm sự với nhau. Nhưng hồi đó có một người bạn đã nói với mình “hãy quý trọng cái trước mắt đừng mơ ước cái xa vời” (lúc đó mình cũng theo đuổi một cô gái rất lâu mà chưa được). Thế rồi, mình chợt nhận ra có cô bạn rất xinh lúc nào cũng ở bên. Mình quyết định tìm hiểu ngay. Cũng không hẳn là mình tấn công ngầm, chủ yếu là càng gần càng mến và giúp đỡ khi nàng cần.
Thùy Trang: Mình thì chắc mẩm đấy là chiêu tán gái của chàng. Lúc nào cũng kè kè bên cạnh, đến nỗi các thầy cô trong trường nhìn quen mắt, còn trêu là đôi sam. Màn tỏ tình chớp nhoáng sau bữa cơm
- Màn tỏ tình của một sinh viên thiết kế đồ họa lúc đó như thế nào? Trường có tận dụng tài vẽ của mình để làm xiêu lòng cô bạn cùng lớp?
- Viết Trường:Không hề lãng mạn. Ngày đó màn tỏ tình của mình chắc... bình thường nhất thế giới. Sau bữa cơm hôm ấy, có lẽ tại cơm bạn bé hạt tiêu nấu ngon quá nên mình quyết định nói lời yêu luôn. Mình chỉ bảo là “Tao thấy mến mày. Mày đồng ý làm bạn gái tao nha” và thật may là cô ấy đồng ý ngay.
- Chẳng phải màn tỏ tình hoành tráng nhưng Trang đã gật đầu trước lời tỏ tình. Phải chăng lúc đó bạn đã đoán trước được tình ý và cũng có cảm tình đặc biệt với chàng?

|
|
- Thùy Trang: Là bạn trước khi yêu nên tính cách, sở thích của Trường mình cũng phần nào hiểu rõ. Tiếp xúc dần dần mình cảm thấy anh chàng này rất hợp với bản thân. Thế nên mình đã chủ động tạo cơ hội cho Trường tiến tới và chờ đợi một lời tỏ tình.
- Yêu nhau từ năm nhất đại học, học cùng lớp và gặp gỡ thường xuyên như thế, có lúc nào hai bạn cảm thấy chán nhau?
- Viết Trường:Thật sự tụi mình lúc nào nói chuyện cũng rất thoải mái, không câu nệ nên luôn thấy vui. Hơn nữa, theo mình nếu yêu nhau mà mới một vài ngày hay một vài năm mà chán rồi thì không phải là tình yêu.
Thùy Trang: Cũng đã có nhiều bạn hỏi như vậy nhưng mình cảm thấy không gặp nhau có một ngày thôi đã thấy nhớ. Cứ như việc tụi mình ở cạnh nhau là điều hiển nhiên.
- Trong quãng thời gian đó, đã bao giờ Trường phải đau đầu với những vệ tinh vây quanh Trang? Nếu có, bạn chọn cách xử lý như thế nào?
- Viết Trường:Hoàn toàn không, mình rất tin tưởng Trang, thêm tính cách thẳng thắn và chung thủy của cô ấy lại càng yên tâm. Có thể nàng sẽ loại bỏ vệ tinh trước khi mình phát hiện.
- Chắc rằng Trường chiều bạn gái lắm?
- Thùy Trang:Mình thấy điều này rất đúng. Tại mình dễ thương nên Trường rất yêu thương mình.
Viết Trường:Chắc chắn có, cô ấy bé thế nhưng ngủ thì quá trời! Nói vui vậy, thật sự cái gì đúng mình chiều. Quan điểm của mình là ngoan giỏi thì thưởng, hư thì phạt!
- 5 năm là quãng thời gian không dài trong đời người nhưng với một tình yêu thì đủ để minh chứng cho sự bền chặt của tình cảm. Dù vậy, trong quãng thời gian đó, đã bao giờ hai bạn xảy ra cãi nhau to đến mức suýt chia tay?
- Viết Trường:Có một lần chúng mình cãi nhau to vì chuyện… hơi linh tinh. Chi tiết chắc phải nhờ Trang nhắc tới rồi.
Thùy Trang: Nếu là chuyện linh tinh thì làm gì là chuyện to tát, chắc cũng tại tính õng ẹo.
- Trường là người sôi nổi, hướng ngoại còn Trang lại thích sự yên tĩnh, hướng nội. Điều gì khiến hai cá tính tưởng như trái ngược ấy có sức hút mạnh đến nhau vậy?
- Viết Trường:Lúc mới quen mình cũng không quan tâm lắm về chuyện đó. Hai đứa mình luôn tôn trọng sở thích của nhau. Thực ra, tụi mình có nhiều điểm trái ngược nhưng lại bổ trợ rất tốt cho nhau.
Thùy Trang: Lúc đầu mình có nói đến sự hoà hợp giữa hai người. Có lẽ người này thiếu thì nửa kia bổ sung nên mới hút nhau. Yêu nhau, mặc kệ... ngoại hình
- Trang có vẻ ngoài xinh xắn, đã bao giờ bạn cảm thấy tự ti khi đi bên cạnh một chàng "u ú" chứ không phải là "hot boy dáng chuẩn"?
- Thùy Trang: Hiện nay Trường nặng gấp đôi mình. Anh chàng nặng tới 80 kg. Thi thoảng mình còn trêu là lăn nhanh hơn đi. Nhưng mình không cảm thấy tự ti. Bởi vì cái thân hình u ú ấy một phần là do bàn tay của mình. Hồi trước dáng Trường chuẩn. Mình sợ chuẩn quá thì lắm cô theo đuổi nên mới tích cực chăm sóc, tẩm bổ cho bạn ấy được mập như bây giờ. Hơn nữa, theo mình đẹp trai dáng chuẩn không quan trọng. Điều thiết yếu là người đó có thực sự yêu thương và phù hợp với mình hay không. Hơn nữa tụi mình đang có kế hoạch làm đám cưới nên đã giao cho Trường trong vòng 2 năm tới phải giảm được xuống còn 65 kg. Như thế làm chú rể mới bảnh bao.
- Bạn chơi thân đều có nhận xét hai người rất vui tính. Hãy kể một kỷ niệm vui vui mà cả hai ấn tượng nhất.
- Viết Trường:Ở trường mình thầy giáo dạy môn điêu khắc rất vui tính. Thầy thấy hai đứa hay đi cùng nhau nên gọi luôn tụi mình là đôi sam. Còn chuyện vui nhất mình không biết kể cái nào vì nhiều quá nên nhớ không ra.
Thùy Trang: Nhiều khi chuyện rất nhỏ nhặt thôi cũng thấy vui vui. Ví dụ như ở bên nhau là… khó buồn. Thường mỗi khi tụi mình đi cạnh nhau mọi người bảo sao giống số 10 thế, một người nhỏ nhỏ, kẻ kia bự tròn.
- Chắc hẳn là cả hai đều đã về ra mắt gia đình của nhau. Bạn có nhớ lần đầu về ra mắt gia đình người kia như thế nào không?
- Viết Trường:Lần Trang ra mắt nhà mình, mẹ ngạc nhiên lắm vì mình có cô bạn rất nhỏ nhắn (tại nhà ai cũng hơi tròn). Mẹ gọi Trang là búp bê luôn.
Thùy Trang:Còn nhà mình thì ngược lại, lúc dẫn về mẹ Trang đã thủ thỉ rằng: Sao nó mập thế con? Bự quá. Lúc đó, mẹ... lè lưỡi.
- Trong năm mới 2014 này, hai bạn mong ước điều gì ở người kia? Trường có định bằng một đám cưới hoành tráng?
- Viết Trường: Tụi mình còn nhiều dự tính về công việc và kinh doanh nên đang muốn tập trung cho việc đó, chưa nghĩ đến chuyện kết hôn ngay. Hai đứa cũng muốn chắc chắn hơn về tài chính cho tương lai sau này. Còn ước muốn thì nhiều lắm, như 2 bên gia đình đều khỏe, công việc ổn hơn, các dự án của mình trôi chảy…
Thùy Trang: Con người không ai hoàn hảo, tụi mình cũng vậy, cũng không có ước muốn gì lớn lao về nhau hết, chỉ mong như hiện tại. Còn về đám cưới hoành tráng chắc phải khoảng 2, 3 năm nữa vì bây giờ cả hai vẫn còn nhiều việc phải làm.
(Theo Đất Việt)
" alt=""/>Chuyện tình vượt... trọng lượng