Cuối tháng 3,ộYtếlêntiếngvụđơnthuốcviếttaychữnhưgiundếlich thi đâu ngoại hạng anh VietNamNetđăng tải tuyến bài Khổ sở đi dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc viết tay phản ánh tình trạng nhiều bác sĩ kê đơn thuốc nhưng dược sĩ, bệnh nhân, thậm chí bác sĩ khác cũng không dịch được. Chỉ đến khi bệnh nhân vào quầy thuốc của bệnh viện thì mới mua được đúng loại do bác sĩ kê trong đơn.
Những bất cập được phản ánh trong tuyến bài đã được Bộ Y tế tiếp nhận và đề cập trong cuộc họp lấy ý kiến góp ý dự thảo quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn an ninh mạng của hệ thống thống thông tin quốc gia về quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn diễn ra vào ngày 5/4.
Lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) khẳng định cần có chế tài xử phạt thầy thuốc hoặc các cơ sở y tế vẫn để tồn tại đơn thuốc viết tay gây khó khăn cho bệnh nhân.
Tại Việt Nam, hiện đơn thuốc được kê theo nhiều hình thức gồm đơn giấy (được kê bằng chữ viết tay hoặc kê bằng máy in ra đưa cho bệnh nhân), đơn điện tử (là đơn thuốc được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện tử). Giá trị pháp lý của đơn thuốc điện tử và đơn thuốc giấy là ngang nhau.
Thực tế, ngoài các phòng khám tư nhỏ, không ít bệnh viện tuyến tỉnh, thậm chí tuyến trung ương, hạng đặc biệt… vẫn tồn tại đơn thuốc viết tay. Nhiều đơn thuốc chữ bác sĩ nguệch ngoạc như “vẽ giun ra giấy” khiến bệnh nhân, dược sĩ, thậm chí bác sĩ khác luận dịch không ra, như VietNamNetđã phản ánh.
Tại cuộc họp, các ý kiến đánh giá muốn quản lý được việc kê đơn, bán thuốc theo đơn trên hệ thống đơn thuốc quốc gia, trước hết đơn thuốc phải được kê bằng hình thức điện tử. Điều này có nghĩa là các đơn thuốc viết tay không thể tồn tại ở các cơ sở khám chữa bệnh.
Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết thời gian qua cơ quan này đã đôn đốc rốt ráo các cơ sở y tế cải tiến chất lượng bệnh viện, tích cực chuyển đổi số bởi việc này gắn liền với lợi ích thiết thực của bệnh viện, thầy thuốc và người dân.
“Đơn giản nhất là việc kê đơn thuốc điện tử nếu chuyển từ viết tay sang kê đơn điện tử bằng phần mềm, người dân không còn phải đau đầu dịch đơn thuốc, không lo chữ bác sĩ loằng ngoằng khó đọc như trong các bài viết mà VietNamNet phản ánh gần đây”, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh nhìn nhận.
Việc ban hành quy chế này cũng tiến tới “thanh toán dần” đơn thuốc viết tay. Hệ thống đơn thuốc quốc gia đưa vào áp dụng sẽ quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn trên phạm vi toàn quốc, tránh việc kê đơn sai quy địnhvà mua bán thuốc không đơn, bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, góp phần nâng cao sức khỏe người dân.
Theo dự thảo Quy chế đang được lấy ý kiến hoàn thiện, dự kiến toàn quốc có khoảng 500 triệu đơn thuốc/năm. Hệ thống đơn thuốc quốc gia có thể tiếp nhận và lưu trữ từ 1,5-2,5 triệu đơn thuốc mỗi ngày, với cung giờ cao điểm là giờ kết thúc khám chữa bệnh (từ 9-11h sáng hàng ngày).
Tính tới đầu tháng 4, Hệ thống Đơn thuốc quốc gia của Bộ Y tế có hơn 111 triệu đơn thuốc điện tử liên thông; trung bình mỗi tuần có hơn 2 triệu đơn gửi lên hệ thống.
Hơn 98.000 người kê đơn thuốc đã đăng ký mã liên thông. Khoảng 18.000 cơ sở khám chữa bệnh đã liên thông đơn thuốc, chủ yếu là cơ sở công lập. Tuy nhiên, đến nay vẫn có một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế, thậm chí hạng đặc biệt, chưa có bất kỳ đơn thuốc nào liên thông lên hệ thống.
Ngoài đôn đốc, hỗ trợ người hành nghề và cơ sở khám chữa bệnh kê đơn thuốc điện tử, dự thảo Quy chế cũng đề xuất các hình thức, chế tài theo lộ trình đối với các cơ sở không thực hiện đúng quy định trong quy chế, cũng như quy định về việc liên thông đơn thuốc điện tử và bán thuốc theo đơn thuốc điện tử. Dự kiến, hình thức xử phạt được áp dụng theo Điều 40, 41 Nghị định số 117/2020 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.