Thứ trưởng Long cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, hoàn thiện cơ chế quản lý tài nguyên tần số theo hướng minh bạch, cạnh tranh hơn, gắn việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả với trách nhiệm và chế tài rõ ràng tập trung vào các nhóm chính sách mới.
Luật tạo cơ chế cạnh tranh và tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn triển khai để các doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia đầu tư kinh doanh hoạt động viễn thông bằng việc xác định rõ băng tần dành cho thông tin di động được phân bổ, cấp quyền sử dụng thông qua cơ chế đấu giá, thi tuyển. Việc đấu giá, thi tuyển dựa trên các tiêu chí mức trả tiền cấp quyền sử dụng tần số và cam kết của doanh nghiệp về phát triển mạng viễn thông. Luật bổ sung cơ chế trong trường hợp không có sự thay đổi của Nhà nước về quy hoạch băng tần thì cho phép các doanh nghiệp đã được cấp phép sử dụng tài nguyên số, sau khi hoàn thiện đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và cam kết thực hiện mục tiêu phát triển hạ tầng trong chu kỳ tiếp theo được cấp lại giấy phép.
Thứ trưởng cho biết, Luật cũng quy định việc sử dụng tài nguyên tần số vô tuyến điện để điều tiết, duy trì cạnh tranh của thị trường viễn thông với việc bổ sung quy định mới về giới hạn tối đa tổng độ rộng băng tần một doanh nghiệp được cấp phép sử dụng và bổ sung quy định cho phép cấp phép quyền sử dụng tần số thông qua thi tuyển để tạo điều kiện cho doanh nghiệp mới gia nhập thị trường kinh doanh viễn thông.
Luật đã bổ sung và hoàn thiện các quy định cho phép thu hồi quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đã cấp với các doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết về đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông, không hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Về thực hiện xã hội hóa việc đào tạo và cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải, nghiệp dư, Luật mới cho phép các cơ sở đào tạo đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ thực hiện việc đào tạo và cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải, nghiệp dư, Bộ TT&TT chỉ đóng vai trò quản lý, giám sát.
Để thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, Luật bổ sung quy định trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được cấp trực tiếp băng tần dành cho thông tin di động để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước....
Ngoài ra, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung các quy định làm rõ trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân trong việc xử lý nhiễu có hại, đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số, quỹ đạo vệ tinh; làm rõ các khoản thu từ việc sử dụng tần số vô tuyến điện mà tổ chức, cá nhân được cấp phép phải có nghĩa vụ thực hiện để phù hợp và đồng bộ với pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công, phí, lệ phí; sửa đổi các quy định để đảm bảo việc huy động, chỉ huy sử dụng tần số phục vụ mục đích quốc phòng an ninh trong tình huống khẩn cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, an ninh quốc gia được kịp thời, hiệu quả.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Riêng quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 để các tổ chức đào tạo có thời gian chuyển đổi đáp ứng đầy đủ các quy định theo luật.
" alt=""/>Luật Tần số vô tuyến điện giúp hoàn thiện cơ chế quản lý tài nguyên tần sốMục đích của khóa học là thông qua các “nhà lãnh đạo trẻ”, thông qua việc sử dụng bóng đá để giải quyết các vấn đề tác động đến thanh thiếu niên như lạm dụng chất kích thích, thất nghiệp và sự hòa nhập của người khuyết tật…. Một điểm khác biệt khác, khóa đào sẽ tạo những hạt nhân lõi, các nhân tố lãnh đạo trẻ để từ đó lan tỏa, nhân rộng những giá trị tốt đẹp của dự án ra toàn cộng đồng.
Lần thứ 3 tổ chức tại Việt Nam, bên cạnh giáo trình quốc tế, SHB và MCFC còn tổ chức một giải bóng đá nội bộ giữa các “nhà lãnh đạo trẻ” - nơi các em có thể thực hành, phát huy tại chỗ kiến thức đã học, tăng tính cọ sát, khơi dậy tinh thần thi đấu và sự hưng phấn để tiếp thu kiến thức tốt nhất.
Cũng trong khuôn khổ của chương trình, đại diện SHB sẽ trao chứng chỉ quốc tế từ tổ chức MCFC để công nhận các học việc hoàn thành khóa học. Sau khi nhận chứng chỉ, các em đã trở thành các “Nhà lãnh đạo trẻ”, có đủ năng lực để tiếp tục phát triển kỹ năng, kiến thức được đào tạo đến các bàn bè tại địa phương nơi mình sinh sống.
Sau khi khóa đào tạo ngắn hạn kết thúc,trường đào tạo bóng đá của MCFC tiếp tục hỗ trợ kiểm soát việc học tập của các bạn học viên từ xa. Hàng tháng, các học viên sẽ được tư vấn qua mạng xã hội, được quyền truy cập vào thư viện điện tử, được kết nối với các học viên nước khác nhằm trao đổi nâng cao trình độ và tham gia các bài kiểm tra.
Sau khóa học, 5 học viên xuất sắc sẽ có cơ hội tham gia chương trình Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo trẻ toàn cầu (Cityzens Giving Young Leaders Summit) vào tháng 06/2018 tại Anh cùng với hơn 60 học viên đến từ 18 thành phố khác trên toàn thế giới.
Chăm lo phát triển thế hệ trẻ
Sau 02 năm tổ chức tại Việt Nam, MCFC đã đào tạo được 80 học viên đến từ 05 làng trẻ SOS và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học cho hơn 50 học viên. Tại địa phương, dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn trực tuyến của các nhà huấn luyện đến từ MCFC, các nhà “Lãnh đạo trẻ” sẽ tiếp tục phát triển chương trình tại cộng đồng nơi các em sinh sống. Từ đây mục đích ý nghĩa của chương trình được nhân rộng và tác động tích cực lên nhiều đối tượng.
Em Vũ Thị Bảo Ngọc - làng trẻ SOS Thanh Hóa nói về khóa học: “Đây là lần đầu tiên em được tham gia vào khóa học mang tính Quốc tế như thế này. Được các huấn luyện viên đến từ đội bóng thần tượng giảng dạy khiến em rất hứng thú. Tuy các bài giảng còn mới lạ với chúng em song em vẫn thấy rất thú vị. Qua 04 ngày học tập, em đã trau dồi được nhiều kỹ năng xử lý tình huống, em sẽ học hỏi thêm và chia sẻ với các bạn khi trở về làng”.
Sau 02 năm tổ chức tại Việt Nam, MCFC đã đào tạo được 80 học viên đến từ 05 làng trẻ SOS. Sau khóa học, các nhà “Lãnh đạo trẻ” sẽ tiếp tục chia sẻ kiến thức đã học tại cộng đồng để lan tỏa ý nghĩa tốt đẹp của chương trình đến nhiều người. |
Nói về chương trình đào tạo, Ông Nguyễn Văn Lê - Tổng Giám đốc SHB chia sẻ thêm: “Mang đến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, đặc biệt là chăm lo phát triển thế hệ trẻ là sứ mệnh trong hoạt động của SHB. Đây chính là một phần văn hóa nhân văn mà SHB duy trì và tiếp tục phát huy trong suốt qua trình phát triển của Ngân hàng”.
Ông Tom Pitchon, Giám đốc quỹ City Football Group cho biết: "Cam kết với cộng đồng được Manchester City bắt đầu thực hiện từ khi thành lập Câu lạc bộ cách đây hơn 130 năm. Chúng tôi tự hào được đưa chương trình đào tạo “Young Leader” tại Việt Nam để giúp nâng cao kỹ năng cho những người trẻ hiện đang sử dụng bóng đá vì lợi ích xã hội. Dự án này tạo ra sự khác biệt thật sự trong cộng đồng địa phương và chúng tôi muốn trang bị cho những nhà lãnh đạo trẻ những kỹ năng lãnh đạo, sự tự tin và kỹ năng huấn luyện bóng đá cần thiết để có một tác động thực sự đến cộng đồng mà họ đang sống".
Thông qua nhiều chương trình khác nhau, trong thời gian qua, SHB đã thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng như: Chương trình thiện nguyện “SHB - Chia sẻ yêu thương” đã đến với hơn 6.000 hoàn cảnh khó khăn của nhiều địa phương; Chương trình “Tết vì người nghèo”; Các hoạt động xây nhà tình nghĩa, xây dựng trường học, ủng hộ các quỹ khuyến học, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, …
Thúy Ngà
" alt=""/>SHB và Manchester City chung tay đào tạo ‘Nhà lãnh đạo trẻ’