当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Hàn Quốc vs Malaysia, 18h30 ngày 25/1 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Dewa United vs PSM Makassar, 15h30 ngày 27/1: Bão tố xa nhà
Theo ông Lưu Trung Thái – Tổng Giám đốc MBBank, ngân hàng này muốn trở thành một doanh nghiệp số dẫn đầu trong 3 năm tới. Mục tiêu của đơn vị này là có 10 triệu khách hàng, tăng gấp đôi doanh thu, trong đó 90% giao dịch trên kênh số.
Tổng Giám đốc MBBank cho biết, đơn vị này chuyển đổi số bằng việc thành lập một khối kinh doanh riêng là ngân hàng số trực tiếp dưới quyền CEO.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đồng ý với cách làm này và chia sẻ thêm rằng, nhiều tổ chức tuy thành lập khối số nhưng lại đứng dưới các phòng ban. Mô hình này cơ bản là thất bại bởi các phòng ban truyền thống sẽ áp dụng cách làm cũ lên các khối mới.
Một mô hình không thành công khác là lập ra các nhóm thử nghiệm bởi cách làm này hơi “nửa chừng xuân”.
“Một tổ chức hàng nghìn người nhưng lại chỉ cho một người đứng ra thử nghiệm. Người đó sẽ bị tác động bởi những người còn lại nên sẽ thất bại ngay. Chuyển đổi số hạn chế nhất là cách làm nửa chừng như thế.”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Thay vào đó, cần phải tạo ra một khối số với không gian độc lập. Không nên gắn tỷ lệ phần trăm của khối số trong tổng doanh thu bởi không có khái niệm cơ cấu doanh thu trong chuyển đổi số.
Nhiều đơn vị tuy chuyển đổi số nhưng lại quay về việc ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT và dùng nó như một công cụ đã được thực hiện suốt 20 năm nay, còn chuyển đổi số là một cách làm hoàn toàn khác.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý MBBank nên trở thành một công ty công nghệ số và tạo ra các nền tảng cung cấp dịch vụ xung quanh khách hàng. Chuyển đổi số là việc thay đổi toàn bộ hoạt động mà mình đang làm. Đó cũng là lý do nhiều công ty dịch vụ đang manh nha tuyên bố trở thành công ty công nghệ.
Biến việc khó thành việc dễ
Theo MBBank, một trong những bài toán hóc búa nhất với đơn vị này là nguồn nhân sự về khoa học dữ liệu.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, việc tuyển người khó khăn bởi chúng ta vẫn đang tuyển dụng theo cách thức truyền thống.
Tìm người phân tích dữ liệu rất khó, nhưng nếu tách ra, yêu cầu cụ thể và chi tiết từng đầu việc nhỏ thì ai cũng làm được. Trong bối cảnh này, người lãnh đạo phải biến việc khó thành việc dễ bằng cách đưa ra một đề bài tường minh. Đây là cách để giải được vấn đề ngay lập tức mà không cần mời chuyên gia từ nơi khác.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý MBBank cần phải “vẽ” cho mình một giấc mơ ngoài mục tiêu lợi nhuận. Giấc mơ này phải là sứ mệnh giúp giải “nỗi đau” của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Để tìm ra không gian tăng trưởng mới, nhiều ngân hàng hiện đang đẩy mạnh các dịch vụ beyond banking, tức các sản phẩm không liên quan ngân hàng. Tuy vậy, do bị ràng buộc về chính sách, đại diện MBBank cho biết họ rất khó cạnh tranh với các công ty fintech.
Trả lời thắc mắc của MBBank, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chuyển đổi số phải làm inside (các dịch vụ lõi ngân hàng) trước khi nghĩ tới beyond. Ngân hàng phải chuyển đổi số trước tiên từ chính các dịch vụ mà mình đang cung cấp. Trong đó, người được hưởng lợi đầu tiên phải là các khách hàng trung thành thay vì những khách hàng mới.
Chuyển đổi số chủ yếu đụng chạm vào những điều không có trong quy định. Do vậy, một trong những dấu hiệu nhận dạng chuyển đổi số là sự mâu thuẫn với các quy định hiện tại. Để phát triển các dịch vụ không liên quan tới ngân hàng (beyond banking), MBBank có thể giải bài toán này thông qua hình thức hợp tác với các doanh nghiệp khác.
Điều này có thể thấy ngay ở bài toán Mobile Money mà ngành ngân hàng đang phải đối mặt. Các ngân hàng nên coi Mobile Money là công cụ đào tạo người dân làm quen với các dịch vụ tài chính để từ đó tạo ra những khách hàng mới.
“Tại sao không đưa Mobile Money vào một số dịch vụ ngân hàng thông qua hình thức hợp tác giữa ngân hàng và nhà mạng? Hợp tác với nhau, đó chính là tư duy để phát triển chuyển đổi số.” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng lưu ý phải chuyển đổi số bằng việc làm khách hàng cảm thấy ngạc nhiên bởi những dịch vụ mà mình được cung cấp. Đó chính là trải nghiệm khách hàng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý MBBank cần phải “vẽ” cho mình một giấc mơ ngoài mục tiêu lợi nhuận. Giấc mơ này phải là sứ mệnh giúp giải “nỗi đau” của dân tộc Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa hơn nhiều việc trở thành một ngân hàng lớn nhất.
Ngân hàng số từ góc nhìn công nghệ
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Huy Dũng – Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) gợi ý, trải nghiệm mới đối với các dịch vụ ngân hàng không bắt đầu từ cây ATM hay chi nhánh. Nó thể hiện qua việc cung cấp dịch vụ mọi lúc, mọi nơi bằng chính chiếc điện thoại thông minh.
Ông Nguyễn Huy Dũng: "Hãy để chuyển đổi số bao trùm lên toàn bộ máy". Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, ngân hàng dùng lịch sử giao dịch trong quá khứ làm kênh thông tin để quyết định việc cho vay. Với các công ty công nghệ, những đơn vị này này ra quyết định cho vay dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ. Đây là điểm khác biệt về cơ chế, chính sách cho vay của các công ty fintech khi so sánh với ngân hàng truyền thống. Việc đầu tiên mà các ngân hàng nên làm là tập trung dữ liệu và kết nối tất cả các hệ thống phòng, ban dựa trên một nền tảng thống nhất.
“Thay vì tạo ra một đơn vị nhỏ để thực hiện chuyển đổi số cả một tập đoàn lớn, hãy để chuyển đổi số bao trùm lên toàn bộ máy. Thay vì để khách hàng chủ động tiếp cận, các ngân hàng số giờ đây phải chủ động tiếp cận khách hàng và có khả năng dự đoán mức xét duyệt khoản vay từ trước cả khi khách hàng có nhu cầu”, ông Dũng nói.
Theo Cục trưởng Cục Tin học hóa, 92% hoạt động thanh toán di động ở Trung Quốc hiện nay do hai công ty công nghệ là Tencent và Alibaba xử lý thay vì các ngân hàng.
Do vậy, ông Dũng gợi ý MBBank về việc chuyển đổi trở thành một doanh nghiệp công nghệ số. Để làm được điều đó, ngân hàng phải định hình lại các mối quan hệ, không coi các doanh nghiệp công nghệ số là đối thủ cạnh tranh mà xem họ như đối tác để cùng cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, các ngân hàng số còn phải đóng một vai trò quan trọng trong việc giải các “nỗi đau” của xã hội. Ngân hàng cũng có thể thay đổi bằng cách trở thành nhà đầu tư lớn vào các doanh nghiệp công nghệ và trả tiền cho các hacker để thuê họ tìm ra những điểm yếu trong hệ thống.
VietNamNet
" alt="Tương lai của ngân hàng là... doanh nghiệp công nghệ số"/>
Vừa chốt một căn 2 phòng ngủ tại The Origami, chị Dương Thị Hồng (TP.Thủ Đức) cho biết, bên cạnh mức hỗ trợ 0% trong 15 tháng đầu, mức hỗ trợ tới 8% trong 24 tháng tiếp theo giúp chị bớt lo lắng chuyện trả lãi. “Quan trọng là được nhận nhà luôn, với vợ chồng mới cưới như mình thì có nhà ở giữa đại đô thị tiện ích đầy đủ, không gian trong lành, sầm uất, vui vẻ sẽ là nền tảng hoàn hảo để gia đình xây dựng hạnh phúc”, chị Hồng nói.
Trong bối cảnh mới, giới chuyên gia cho rằng, nguồn vốn tín dụng sẽ “chọn lọc” chủ đầu tư. Theo đó, những dự án chuẩn chỉnh về pháp lý sẽ giúp người mua dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay. Cộng hưởng với chính sách hỗ trợ từ Vinhomes, The Origami được nhìn nhận là “của hiếm” trên thị trường BĐS hiện nay - nhất là với những gia đình có thu nhập vừa phải.
“Trong năm 2023, số dự án có thể ra hàng tại TP.HCM chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cùng với mức hỗ trợ lãi suất tới 39 tháng cho The Origami, đây có thể nói là cơ hội hiếm có để người mua ở thực sở hữu nhà trong vùng giá tốt, tận dụng được tối đa lợi ích từ đòn bẩy tài chính”, ông Nguyễn Văn Hải, một nhà đầu tư lâu năm nhận định.
Cuộc sống đủ đầy nhờ “thành phố 5 trụ cột”
Phân khu The Origami như một thành phố nghỉ dưỡng đậm chất Nhật Bản ngay giữa lòng đại đô thị. Không gian tĩnh tại đặc trưng với hồ cá Koi, thác nước, vườn tùng La Hán… cùng hệ thống thực vật phong phú, được sắp xếp khoa học trong khu vườn rộng 8.000m2 mang tới cho cư dân chất sống cân bằng, giúp tái tạo năng lượng mỗi ngày.
Đây cũng là phân khu nằm ngay tâm điểm của Vinhomes Grand Park, hưởng trọn lợi thế vượt trội của “thành phố 5 trụ cột”.
Theo đó, cư dân The Origami sẽ được tận hưởng một thành phố lễ hội sầm uất đúng nghĩa với hàng trăm hoạt động giải trí, carnival âm nhạc, nghệ thuật diễn ra định kỳ, Phố chợ đêm Grand Park thu hút hàng ngàn du khách mỗi đêm…
Bên cạnh đó, đại công viên lên tới 36ha với 15 công viên chủ đề sẽ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu giải trí, vui chơi, nghỉ ngơi cho toàn bộ cư dân. Đây còn là không gian sinh thái ấn tượng, điểm đến picnic, du lịch của người dân TP.HCM và toàn khu vực.
Mua nhà tại The Origami, người dân còn hưởng trọn đặc quyền sống giữa “thành phố giáo dục” tinh hoa với 24 cụm trường học trải đều trong nội khu hoặc xung quanh đô thị.
Cuối cùng, The Origami sở hữu hệ thống giao thông đồng bộ và kết nối mạnh mẽ tới mọi điểm đến ở TP.HCM và khu vực, không chỉ giúp cư dân dễ dàng di chuyển mà còn thúc đẩy giá trị căn hộ tăng dần theo thời gian.
Khách mua căn hộ The Origami thời điểm này được hưởng loạt chính sách đặc quyền gồm: - Thanh toán 10% - Ký ngay hợp đồng mua bán - Thanh toán 15% - Nhận nhà ở ngay - Hỗ trợ vay mua lên tới 80% giá trị căn hộ với lãi suất 0% trong 15 tháng - Chủ đầu tư cam kết trả lãi 7-8%/năm trong 24 tháng tiếp theo (Chính sách áp dụng tại từng thời điểm theo thông báo của chủ đầu tư và ngân hàng) |
Thế Định
" alt="Khách mua The Origami được ưu đãi lãi suất tới 3 năm, nhận nhà ở ngay"/>Khách mua The Origami được ưu đãi lãi suất tới 3 năm, nhận nhà ở ngay
Với khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mua xe ô tô điện và xe máy điện VinFast, BIDV triển khai chương trình tín dụng với mức cho vay lên đến 80% giá trị đối với ô tô, thời hạn vay 6 năm và 70% đối với xe máy, thời hạn vay 3 năm. Mức lãi suất cho vay được cam kết cố định 7,3%/năm trong 18 tháng đầu tiên, và tối đa 8%/năm trong thời gian còn lại. Trường hợp lãi suất trên thị trường tăng cao hơn mức 8%/năm, VinFast cam kết hỗ trợ chi trả phần chênh lệch cho khách hàng. Trường hợp lãi suất giảm xuống thấp hơn 8%/năm, khách hàng sẽ được hưởng theo lãi suất thực tế.
Phát biểu về chương trình tri ân đặc biệt nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bà Hồ Thanh Hương - Tổng Giám đốc VinFast Thị trường Việt Nam cho biết: “Đây là món quà tri ân ý nghĩa và nhân văn mà VinFast và BIDV dành tặng đội ngũ thầy cô giáo và các cán bộ, nhân viên đang công tác trong ngành giáo dục. Chúng tôi luôn trân trọng và biết ơn sự nỗ lực, tâm huyết của những người đang cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Chúng tôi tin tưởng, xe điện thân thiện với môi trường cũng là lựa chọn ưu tiên của các nhà giáo vì mục tiêu kiến tạo tương lai xanh cho các thế hệ mai sau”.
Bên cạnh các chính sách ưu đãi hấp dẫn khi mua xe, VinFast cũng đang triển khai một loạt chính sách hậu mãi vượt trội cho khách hàng, như bảo hành chính hãng lên tới 10 năm, cứu hộ 24/7, sửa chữa lưu động (Mobile Service), sạc pin lưu động (Mobile Charging), hỗ trợ đặc biệt cho các lỗi phát sinh gây bất tiện cho người sử dụng...
Đặc biệt, VinFast cam kết giá trị mua lại ô tô điện sau 5 năm sử dụng, với mức chiết khấu cố định công khai minh bạch, đảm bảo sự an tâm cho người dùng.
Với hệ thống trạm sạc, xưởng dịch vụ phủ rộng trên 63 tỉnh, thành phố và đang không ngừng được bổ sung, hoàn thiện - hệ sinh thái xe điện VinFast, đến nay đã đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển của người dùng xe điện trên toàn quốc, góp phần thiết thực vào mục tiêu bảo vệ môi trường và kiến tạo tương lai tốt đẹp hơn.
Thế Định
" alt="VinFast và BIDV triển khai chương trình tri ân đặc biệt dành cho nhà giáo"/>VinFast và BIDV triển khai chương trình tri ân đặc biệt dành cho nhà giáo
Một mục tiêu quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số tại Việt Nam là đến hết năm nay 100% các bộ, địa phương phải có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp bộ, tỉnh (LGSP) và kết nối với Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở trung ương và địa phương (NGSP) để khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc này giúp tạo lập nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu thông suốt từ trung ương đến địa phương.
Thông tin với ICTnews ngày 28/8, đại diện Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng xong nền tảng LGSP và là 1 trong 14 bộ, ngành hoàn thành triển khai kết nối với hệ thống NGSP.
Nhằm đảm bảo tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo Bộ đã yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ sử dụng nền tảng LGSP để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các đơn vị trong bộ và giữa hệ thống thông tin của các đơn vị thuộc bộ với hệ thống thông tin bên ngoài.
Cùng với đó, khi xây mới hệ thống thông tin, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị không dự toán xây dựng các chức năng tạo lập, cập nhật dữ liệu dùng chung, dịch vụ dùng chung đã được LGSP cung cấp mà phải sử dụng các dữ liệu, ứng dụng dùng chung được cung cấp qua LGSP. Chẳng hạn như: cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hệ thống danh mục dùng chung phát triển Chính phủ điện tử, hệ thống liên thông bưu chính công ích…
Hệ thống quản lý vận tải trong nước và hệ thống nghiệp vụ dịch vụ công nhập khẩu xe cơ giới là 2 hệ thống tiêu biểu của Bộ Giao thông vận tải đã kết nối, chia sẻ dữ liệu qua LGSP của Bộ. |
Hiện nay, nền tảng LGSP của Bộ Giao thông vận tải đã sẵn sàng cung cấp các API phục vụ trao đổi, tích hợp dữ liệu giữa Bộ này với các bộ, ngành, địa phương khác. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị thuộc Bộ với nhau và giữa các đơn vị trong Bộ với đơn vị bên ngoài đều phải thông qua LGSP.
Đại diện Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh, với khả năng chia sẻ và tích hợp dữ liệu cho toàn bộ ứng dụng, dịch vụ trên một nền tảng duy nhất, LGSP Bộ Giao thông vận tải cho phép đẩy nhanh thời gian tích hợp các ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau, chia sẻ và tái sử dụng tài nguyên sẵn có của hệ thống, làm tăng năng suất, hiệu quả của hệ thống và giảm chi phí đầu tư.
“Việc hoàn thành LGSP của Bộ, kết nối với hệ thống NGSP cũng đảm bảo khả năng tiếp nhận, chuyển tiếp yêu cầu dữ liệu từ các hệ thống thông tin của Bộ Giao thông vận tải đến các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và ngược lại. Đồng thời, hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật để đáp ứng sự tương thích về giao thức, định dạng dữ liệu, các yếu tố kỹ thuật và một số tính năng khác theo hướng dẫn của Bộ TT&TT. LGSP giúp các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải hoạt động một cách trơn tru, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp”, đại diện Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông vận tải nhận định.
Theo Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, trong hơn 6 tháng vừa qua, số bộ, tỉnh hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP đã tăng mạnh. Cụ thể, nếu như tháng 2/2020 mới có 25 bộ, tỉnh có nền tảng LGSP thì tính đến ngày 20/8/2020 đã có 77 bộ, tỉnh có nền tảng này, gồm 55 tỉnh và 22 bộ, ngành, tương ứng với 83,7%.
Bộ TT&TT mới đây đã có văn bản đôn đốc, đề nghị 4 cơ quan đã có LGSP nhưng chưa kết nối với NGSP gồm các bộ: Công an, GD&ĐT, Quốc phòng, Tài chính thực hiện kết nối với thời hạn cần hoàn thành là tháng 9/2020.
Đối với các bộ: KH&ĐT, KH&CN, VHTT&DL, Xây dựng và Y tế, Bộ TT&TT đề nghị 5 cơ quan đã có LGSP và hoàn thành kết nối kỹ thuật với NGSP này khẩn trương đưa vào sử dụng các dịch vụ dữ liệu đã sẵn sàng trên hệ thống NGSP.
Bộ TT&TT đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam mở rộng kết nối, đưa vào sử dụng các dịch vụ dữ liệu đã sẵn sàng trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để tăng cường hiệu quả khai thác, sử dụng dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước.
Trong phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử các bộ, ngành, địa phương vào chiều ngày 26/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh trong tháng 10/2020 và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia." alt="77 bộ, tỉnh đã xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu LGSP"/>77 bộ, tỉnh đã xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu LGSP
Chia sẻ bên lề, bác sĩ Vũ Đình Ân, Phó giám đốc Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 nhấn mạnh, bài học quan trọng trong đại dịch chính là vắc xin.
"Chỉ trong 1 thời gian cực kỳ ngắn, Việt Nam đã nằm trong nhóm 6 quốc gia phủ vắc xin cao nhất của thế giới. Đây là yếu tố rất quan trọng để khống chế dịch Covid-19. Do đó, dù xuất hiện các biến chủng mới của SARS-CoV-2 nhưng tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 thở máy, lọc máu, ECMO tại Việt Nam cực kỳ thấp, tính trên đầu ngón tay", bác sĩ Ân dẫn chứng.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu của Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 cho thấy, trên 60% bệnh nhân Covid-19 tử vong tại đây chưa tiêm vắc xin. “Đó là kinh nghiệm xương máu, chúng ta để phải tiêm vắc xin để giảm độ nặng khi mắc bệnh”, bác sĩ Vũ Đình Ân chia sẻ.
Mặc dù thế, TP.HCM và cả nước luôn có sự phòng ngừa với tình huống xấu nhất. Bác sĩ Ân cho rằng, Việt Nam đủ kinh nghiệm ứng phó.
“Riêng tại Bệnh viện Quân y 175, chúng tôi đã sẵn sàng những phương án, đủ khả năng thành lập một bệnh viện dã chiến để hỗ trợ thành phố. Tất nhiên đây là sự chuẩn bị cho tình huống có thể xảy ra.
Tuy nhiên, người dân không quá lo lắng vì thành phố đã có nhiều bài học xương máu về Covid-19, để ứng phó trước các biến chủng mới của SARS-CoV-2”, ông nói.
Cả 4 lô đất này đều có vị trí đắc địa khi toạ lạc cạnh Đại lộ Vòng Cung thuộc khu trung tâm Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đã phê duyệt quy hoạch 1/500 và cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn chỉnh.
Cả 4 lô đất đưa ra bán đấu giá công khai đợt này đều được đông đảo doanh nghiệp bất động sản quan tâm, mức trúng đấu giá đều cao gấp nhiều lần giá khởi điểm.
Cụ thể: Lô đất 3-5 diện tích 6.446m2 có giá khởi điểm 728 tỷ đồng, Công ty CP Dream Republic trúng đấu giá với mức 2.820 tỷ đồng, cao gấp 6,6 lần giá khởi điểm;
Lô đất 3-8 diện tích 8.568m2 có giá khởi điểm 1.018 tỷ đồng đã “về tay” Công ty CP Sheen Mega với mức 4.000 tỷ đồng, gấp 4 lần giá khởi điểm;
Lô đất 3-9 diện tích 5.000m2 có giá khởi điểm 729 tỷ đồng, sau 140 lượt trả giá, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh nhà thương mại Bình Minh trúng đấu giá với mức 5.026 tỷ đồng, cao gần 7 lần giá khởi điểm.
Buổi đấu giá 4 lô "đất vàng" ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp bất động sản. (Ảnh: Trà Giang) |
Lô đất cuối cùng đưa ra bán đấu giá trong ngày 10/12 là lô đất 3-12 có diện tích 10.059m2. Vì có diện tích lớn nhất nên lô đất này có giá khởi điểm cao nhất trong 4 lô đất đưa ra đấu giá đợt này, lên đến 2.942 tỷ đồng.
Sở dĩ lô đất 3-12 nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản bởi mục đích sử dụng đất của lô đất này là đất ở đô thị, được xây dựng khi nhà ở chung cư hỗn hợp có bố trí kết hợp chức năng thương mại – dịch vụ.
Không giống như các phiên đấu giá 3 lô đất trước khi các bên tham gia chỉ trả từ vài tỷ đồng đến chục tỷ đồng cho mỗi bước giá, cuộc đấu giá lô đất 3-12 mang đến sự kịch tính khi các doanh nghiệp chịu chi hơn, sẵn sàng trả vài trăm tỷ đồng đến cả ngàn tỷ đồng cho mỗi bước giá.
Khởi điểm là 2.942 tỷ đồng, đến lượt thứ 3 đã có doanh nghiệp trả 3.500 tỷ đồng. Đến lượt thứ 4, giá của lô đất 3-12 đã được đẩy lên 4.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến lượt thứ 5 đã có nhà đầu tư đưa ra mức giá nhảy vọt, lên 8.800 tỷ đồng.
Lãnh đạo UBND TP.HCM chúc mừng ông Đỗ Anh Dũng, người đại diện Công ty Ngôi Sao Việt trúng đấu giá lô đất 3-12. (Ảnh: Trà Giang) |
Sự kịch tính được đẩy lên cao khi có sự nhập cuộc của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (Công ty Ngôi Sao Việt). Đây là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và đích thân Chủ tịch Đỗ Anh Dũng trực tiếp tham gia đấu giá.
Từ mức 8.800 tỷ đồng ở lượt trả giá thứ 5, ông Đỗ Anh Dũng đã trả mức giá 9.000 tỷ đồng. Không giấu diếm tham vọng sở hữu lô “đất vàng” ở Thủ Thiêm, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh liên tục đưa ra mức giá cao hơn mỗi khi có nhà đầu tư nào ra giá.
Phiên đấu giá lô đất 3-12 càng trở nên gay cấn hơn khi bước vào những bước trả giá cuối cùng. Lúc này, phiên đấu giá chỉ còn là cuộc đấu tay đôi giữa Công ty Ngôi Sao Việt và Công ty CP Capital One Financial (Capital One Financial).
Trong khi đại diện Capital One Financial chỉ đưa ra mức giá cao hơn từ 100 – 200 tỷ đồng thì ông Đỗ Anh Dũng liên tục gây sức ép cho đối thủ khi bỏ giá cao hơn từ 400 – 500 tỷ đồng.
Đến lượt trả giá 69, đại diện Capital One Financial ra giá 23.800 tỷ đồng cho lô đất 3-12. Thời điểm này, ông Đỗ Anh Dũng trả mức giá cao hơn Capital One Financial 700 tỷ đồng, lên mức 24.500 tỷ đồng.
Cuối cùng, phiên đấu giá lô đất 3-12 kết thúc với phần thắng thuộc về Công ty Ngôi Sao Việt với mức giá 24.500 tỷ đồng, cao gấp 8 lần giá khởi điểm.
Như vậy, lô đất có diện tích 10.059m2 nằm ở vị trí đắc địa Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã thuộc về công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Với mức giá này, mỗi mét vuông có giá 2,4 tỷ đồng.
Vào năm 2016, Tập đoàn Tân Hoàng Minh của ông Đỗ Anh Dũng đã trúng đấu giá khu đất 3.000m2 tại địa chỉ 23 Lê Duẩn, Q.1. Khu đất này vốn là trụ sở của Công ty Xổ số Kiến thiết TP.HCM.
Có giá khởi điểm 558 tỷ đồng, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã vượt qua 15 doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu khu “đất vàng” này khi trả mức giá 1.430 tỷ đồng.
Sau khi UBND TP.HCM có quyết định công nhận kết quả đấu giá thì Tập đoàn Tân Hoàng Minh lại đề nghị huỷ kết quả đấu giá. Sau đó, doanh nghiệp này bất ngờ có văn bản đề nghị tiếp tục mua khu đất 23 Lê Duẩn. Hiện khu đất này đang được xây dựng cao ốc.
Lô đất ký hiệu 3-12 với diện tích 10.059,7m2 được Tập đoàn Tân Hoàng Minh đấu giá thành công với 24.500 tỷ đồng, thuộc một phần thửa số 2, tờ bản đồ số 64, bộ địa chính phường An Khánh, quận 2 (nay là phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) xác định tại bản đồ vị trí số 8503-3-9/GĐ-TNMT được Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM phê duyệt ngày 9/12/2019.