Sau khi đi khám bệnh, anh Trương được chẩn đoán bị viêm dạ dày cấp tính. Anh đã chia sẻ sự việc để nhắc nhở người tiêu dùng hãy cẩn thận. Nhóm người trên đã quay video ghi lại bằng chứng và chia sẻ lên mạng xã hội.
Tuy nhiên, sáng 21/9, chủ cửa hàng ở Cao Hùng cho hay hộp giấy đựng súp trong video không giống với mẫu hộp mà nơi đây vẫn sử dụng. Ông chủ nghi ngờ người dùng mạng đã tự đặt con thạch sùng vào trong chiếc hộp khác để nhằm thu hút sự chú ý.
Chủ cửa hàng cũng không loại trừ khả năng bị ai đó bôi nhọ với mục đích xấu và đang dự định thuê luật sư riêng để giải quyết vụ việc. Cục Y tế đang tìm hiểu xem sự xuất hiện của con thạch sùng trong bát súp là một trò đùa có chủ ý hay là sai lầm của cửa hàng.
Mặc dù Cục Y tế chưa nhận được bất kỳ đơn khiếu nại nào nhưng cơ quan này đã cử nhân viên đến cửa hàng điều tra. Kết quả sơ bộ cho thấy tuy không có dấu vết của thạch sùng tại cửa hàng nhưng nơi đây cũng không đảm bảo vệ sinh theo quy định. Thực phẩm trong tủ lạnh không được đậy nắp kỹ, bụi bẩn tích tụ ở khu vực nấu ăn, cánh quạt, nhân viên không được khám sức khỏe định kỳ…
Cục Y tế yêu cầu cửa hàng cần cải thiện tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian sớm nhất. Nếu quá thời hạn họ sẽ bị phạt tiền. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng kêu gọi các doanh nghiệp, chủ cửa hàng ăn uống tăng cường quản lý vệ sinh nơi làm việc, quy trình chuẩn bị bữa ăn, các dụng cụ nhà bếp… để duy trì an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, dữ liệu mới nhất từ IDC cho thấy số lượng lô hàng điện thoại thông minh toàn cầu tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 285,4 triệu chiếc trong quý tháng 6.
IDC nhận định điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo tổng quát (GenAI) có thể trở thành động lực tăng trưởng tiếp theo, tiếp nối 5G và màn hình gập.
Xiaomi là thương hiệu smartphone tăng trưởng nhanh nhất trong số 5 thương hiệu hàng đầu thế giới sau quý 2. Theo dữ liệu của Counterpoint, các lô hàng toàn cầu của hãng đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 16% thị phần, chỉ sau Samsung và Apple.
Sự phổ biến của dòng Redmi 13 và Note 13, cùng với dòng sản phẩm hợp lý hơn và sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn vào các thiết bị cầm tay cao cấp, đã giúp Xiaomi giành thêm 2% thị phần trong quý tháng 6.
Vivo, nhà sản xuất điện thoại thông minh dẫn đầu ở Ấn Độ và Trung Quốc, ghi nhận doanh số bán hàng tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8% thị phần toàn cầu. Vivo, có trụ sở chính tại Đông Quan, được cho là đang đàm phán để bán cổ phần tại một nhà máy ở Ấn Độ cho tập đoàn nội địa Tata Group, khi New Delhi thắt chặt giám sát các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, bức tranh tổng thể lại cho thấy thị phần tổng hợp của 5 thương hiệu hàng đầu (Samsung, Apple, Xiaomi, Vivo và Oppo) giảm so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do áp lực từ các thương hiệu Huawei, Honor, Motorola và Transsion Group bao gồm Tecno, Infinix và iTel.
Huawei, đang nằm trong danh sách cấm vận của Washington, đang có mức tăng trưởng tốt nhất trong số các thương hiệu Trung Quốc, đạt 69,7% so với một năm trước đó về số lượng xuất xưởng.
Theo Counterpoint, nền tảng HarmonyOS do Huawei tự phát triển đã vượt qua iOS của Apple để trở thành hệ điều hành di động lớn thứ hai ở Trung Quốc đại lục trong giai đoạn này, chiếm 17% thị phần.
(Theo SCMP, Bloomberg)
SCMP cho biết, Chu là chuyên gia AI, tốt nghiệp Tiến sĩ lý thuyết và phần mềm máy tính tại Đại học Bắc Kinh năm 2017. Cùng năm, Chu đầu quân cho Alibaba và dẫn dắt nỗ lực phát triển Tongyi Qianwen LLM vừa phát hành vào năm ngoái.
Chu cũng là thành viên của nhóm phát triển mô hình AI đa phương thức M6, được Alibaba phát hành vào năm 2021.
Việc chuyên gia AI rời bỏ Alibaba Cloud để khởi nghiệp phản ánh sự bùng nổ làn sóng kỳ lân mới của Trung Quốc. Đến nay, nước này đã có bốn “con hổ AI”, gồm: Baichuan, Zhipu AI, Moonshot AI và MiniMax.
Alibaba cũng chứng kiến sự ra đi của một số chuyên gia AI hàng đầu kể từ năm ngoái. Jia Yangqing, người trước đây lãnh đạo bộ phận nền tảng điện toán của Alibaba Cloud, được cho là đã rời công ty để gia nhập một công ty khởi nghiệp tập trung vào cơ sở hạ tầng AI.
Tuy nhiên, Alibaba cũng đang là nhà đầu tư lớn của cả bốn “con hổ AI” nêu trên - theo dịch vụ dữ liệu khởi nghiệp ITJuzi.com.
Trong khi đó, đại gia mạng xã hội ByteDance, chủ sở hữu TikTok và Douyin cũng ghi nhận sự dịch chuyển của hàng loạt chuyên gia AI. Chẳng hạn như trường hợp của Yang Hongxia, người từng tham gia nghiên cứu và phát triển LLM tại công ty, đã nghỉ việc gần đây để khởi nghiệp.
Kuaishou Technology, công ty đối thủ của ByteDance, cũng không ngoại lệ khi trưởng nhóm công nghệ LLM của họ quyết định ra đi để “chuẩn bị cho một dự án khởi nghiệp AI”, hãng truyền thông Trung Quốc LingTai cho hay.
(Theo SCMP)