Corona 100m cung cấp quốc tịch, tuổi, ngày xác định nhiễm Covid-19 của bệnh nhân
Ra mắt ngày 11/2, Corona 100m gửi cảnh báo nếu người dùng có mặt trong phạm vi 100m với nơi mà bệnh nhân Covid-19 từng đến. Ứng dụng được đón nhận nhiệt tình vì người dùng có thể được cảnh báo ngay lập tức thay vì phải liên tục kiểm tra hành trình của bệnh nhân.
Người dùng nhận cảnh báo nếu có mặt trong phạm vi 100m với nơi bệnh nhân Covid-19 từng đến |
Theo Google Play, Corona 100m có hơn 1 triệu lượt tải với điểm số 3+. Do lượng truy cập lớn, nhà phát triển TINA3D cho biết máy chủ của họ bị sập và phải khắc phục. Ngoài ra, ứng dụng còn cung cấp thông tin quốc tịch, giới tính, tuổi và ngày được chẩn đoán dương tính Covid-19 của bệnh nhân.
Corona 100m thu thập dữ liệu từ các thông tin chính thống của chính phủ, bao gồm Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (KCDC).
Corona Map đánh dấu địa điểm bệnh nhân từng đi qua |
Corona Map cũng là ứng dụng được ưa chuộng trên Play Store. Đúng như tên gọi, nó đánh dấu các địa điểm mà bệnh nhân Covid-19 đã ghé qua bằng các màu khác nhau. Nhược điểm duy nhất của ứng dụng là tốc độ cập nhật khá chậm.
Ngày 29/4, Bác sĩ Lê Thanh Phong,Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã cho biết như trên.
Bệnh nhân đang được chăm sóc tại BVĐHYD. |
Bệnh nhân tên Phí Quang Vĩnh, 55 tuổi, ngụ ở tỉnh Bình Phước được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược trong tình trạng da niêm nhợt nhạt và đau bụng dữ dội.
Bụng dưới của bệnh nhân (ngay dưới rốn) có khối u to lên nhanh một cách bất thường. Khi sờ vào khối u có nhịp đập như mạch máu.
Bác sĩ phẫu thuật mạch máu của bệnh viện đã chẩn đoán ông Vĩnh bị vỡ phình động mạch chậu do nhiễm trùng và chỉ định mổ ngay lập tức.
Sau 05 giờ phẫu thuật căng thẳng, các bác sĩ đã thành công trong việc cầm máu, làm sạch ổ nhiễm khuẩn, đồng thời tạo nên một mạch máu mới thay thế đoạn động mạch đã bị hoại tử.
Đoạn mạch máu mới này được lấy từ một động mạch phụ khác trong ổ bụng của chính bệnh nhân.
“Phình động mạch nhiễm trùng thường có nguy cơ tử vong cao vì đa số được phát hiện muộn trong giai đoạn đã vỡ. Việc điều trị trong giai đoạn vỡ thường rất khó khăn vì tình trạng viêm nhiễm sẽ làm cho việc cầm máu và tái tạo động mạch trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Bệnh nhân đã bị chảy máu rất nhiều trong lúc mổ.”, bác sĩ Phong nói.
Đước biết cách đây 02 tuần, bệnh nhân đi xe gắn máy và bị té gãy xương đòn phải. Ông vào một bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh để phẫu thuật kết hợp xương đòn.
Sau khi xuất viện khoảng 05 ngày, ông Vĩnh thấy đau vùng bụng dưới, và sốt lạnh run. Vài ngày sau, ông sờ thấy một khối u to ở vùng bụng, ngay dưới rốn, đập theo nhịp mạch.
Mãi đến khi tình trạng đau bụng dữ dội không chịu được, đồng thời khối u ở bụng dưới to lên nhanh một cách bất thường, bệnh nhân mới đồng ý để người nhà đưa đi cấp cứu.
Thanh Huyền
" alt=""/>Cứu sống bệnh nhân vỡ động mạch do vi khuẩn hiếm gặp