Andy Maslen là một chuyên gia ngôn ngữ gạo cội với hơn 30 năm trong nghề đã có bài phân tích bức tâm thư của CEO Mark Zuckerberg gửi tới toàn bộ người dùng Facebook.
“Một công ty truyền thông hàng đầu sở hữu nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới mà lại sử dụng cách viết thư ư?ùngchuyêngiangônngữphântíchtâmthưcủaCEOFacebookLờixinlỗimuộnmàlead 2024 Thật cổ điển làm sao!” - Andy Maslen nhận xét.
Tiêu đề bức thư là một cú ra đòn mạnh, nhưng lại chẳng trúng được đích.
“Chúng tôi có trách nhiệm phải bảo vệ thông tin cá nhân của bạn.
Nếu như chúng không tôi làm được, chúng tôi không xứng đáng với nó.”
Dòng đầu tiên làm người đọc nghĩ: “Ừ, rồi sao?”
Còn dòng thứ hai lại tương đối tối nghĩa: Nếu anh không làm được cái gì, thì anh không xứng đáng với cái gì cơ?
Nếu hiểu theo đúng cú pháp của câu đầu, thì có nghĩa là: “Nếu chúng tôi không thể bảo vệ (thông tin của bạn), chúng tôi không xứng đáng (có được) nó.
Nhưng câu nói không toát lên bất kỳ sắc thái cảm xúc nào bởi lẽ hai câu nói được gộp lại với nhau một cách lệch lạc, thiếu ăn khớp: Một câu thuộc ngôn ngữ trang trọng bậc nhất trong khi câu còn lại chuyển ngay xuống ngôn ngữ thường nhật.
Không dừng lại ở đó, kết thúc câu bằng từ “nó” là một cách kết thúc yếu ớt đến hời hợt - một cách kết thúc vô cảm.
Nhưng chưa hết, hãy nhìn vào bảy từ cuối của tiêu đề:
“Chúng tôi không xứng đáng với nó”.
Thoạt nghe, ta cảm thấy giống một lời biện hộ hơn là một lời xin lỗi chân thành từ đáy lòng.
Một câu nói bày tỏ sự hối lỗi tột cùng liệu có khó gì để bắt đầu bằng cách cổ điển: “Tôi xin lỗi”? Chẳng phải mục đích của tiêu đề này là để bày tỏ sự hối lỗi và lấy làm tiếc của Facebook sao?
Vậy có lẽ tiêu đề nên sửa thành thế này nếu CEO Facebook thực sự muốn xin lỗi:
“Tôi xin lỗi chúng tôi đã không trông coi và bảo vệ dự liệu cá nhân của bạn được tốt hơn”.
Hay thậm chí là như vậy:
“Tôi xin lỗi Facebook đã không bảo vệ quyền riêng tư của bạn”.
Nhưng có lẽ Mark Zuckerberg sẽ không bao giờ nói được điều đó, bởi sự thật đó quá phũ phàng với người dùng.