Người khổng lồ đi qua thị trấn |
Thổ dân Mô-hoóc |
Kỷ Băng Hà |
Múa ba lê |
Hồ bơi Apple |
Giấc ngủ ngon |
Song sắt |
Người yêu lá |
X-quang Apple |
Đắm tàu |
Trang phục geisha |
Khủng bố giấy vệ sinh |
Giáo sĩ ngồi trên chông |
Những năm gần đây nhu cầu đẩy mạnh đầu tư vào chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực. Nhờ xu hướng này, CMC Global có thêm nhiều hợp đồng lớn, là doanh nghiệp Việt Nam chiếm thị phần khá tốt tại thị trường Australia và Hàn Quốc.
Nằm trong chiến lược chung của tập đoàn, ngoài 3 thị trường trọng điểm Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Á Thái Bình Dương, CMC Global chủ động tìm kiếm cơ hội mới, ưu tiên phát triển theo chiều sâu công nghệ số.
Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch CMC cho biết, Go Global là hướng đi chiến lược của CMC nhiều năm qua. Để trở thành một công ty toàn cầu vào năm 2025, CMC cần xây dựng năng lực quản trị, hoạt động, văn hóa làm việc ở cấp độ toàn cầu.
Dịch vụ đẳng cấp quốc tế, bắt nhịp làn sóng công nghệ mới
Với mục tiêu cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu khu vực, CMC Global nỗ lực phấn đấu đi đầu làn sóng công nghệ mới với các dịch vụ tiêu biểu như: xuất khẩu phần mềm cho hơn 500 khách hàng tên tuổi trên thế giới, dịch vụ điện toán đám mây với gần 200 kỹ sư được chứng nhận bởi AWS.
Ông Nguyễn Trung Chính cho rằng, bên cạnh các chỉ số về quy mô, doanh thu hay nhân sự thì điều cốt lõi khi đi ra quốc tế là CMC Global cần được nhắc đến qua các dịch vụ cung cấp, qua giá trị mang lại cho khách hàng, đồng hành cùng hành trình đi đến thành công.
6 năm đi ra quốc tế, so với những tên tuổi lớn trên thị trường CNTT Việt Nam thì hành trình của CMC chỉ mới bắt đầu. Nhưng với định hướng linh hoạt tìm kiếm cơ hội, CMC Global đã gặt hái nhiều kết quả cùng nhiều giải thưởng ấn tượng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về bảo mật và quy mô của các dự án quốc tế, CMC Global đã xây dựng 3 trung tâm phát triển phần mềm quốc tế (GDC) đạt chuẩn ISO 9001/2015, ISO 27001/2013 và CMMi level 3 tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Tính đến tháng 3/2023, CMC Global là đối tác bản địa đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận mảng Analytics và hiện sở hữu 6 chứng chỉ Microsoft, đứng đầu trong các đối tác Việt Nam.
CMC Global hiện cũng nằm trong Top 2 doanh nghiệp IT outsourcing Việt Nam, chứng minh vị thế với các sản phẩm công nghệ vượt trội giúp khách hàng chuyển đổi số hiệu quả. Công ty đặt mục tiêu năm 2025 sẽ có 7.500 nhân tài CNTT, doanh thu 300 triệu USD với 50% đóng góp từ dịch vụ chuyển đổi số, trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu khu vực.
Trong dịp lễ kỉ niệm 30 năm thành lập tập đoàn CMC, CMC Global vinh dự nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho những đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam; và giành giải Lá cờ đầu của tập đoàn CMC lần thứ 3 liên tiếp.
Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch CMC chia sẻ: “Chúng tôi tự hào có khối kinh doanh quốc tế CMC Global thần kỳ tăng trưởng 100 lần trong 5 năm với 3000 kỹ sư, lọt Top 2 công ty ITO, cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho khách hàng Top 500 thế giới, đưa Việt Nam trở thành Digital HUB của không chỉ APAC mà còn là của thế giới”.
Thúy Ngà
" alt=""/>CMC GlobalThủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp là thành viên (hoặc có đơn vị trực thuộc là thành viên) của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia khẩn trương triển khai một số nội dung công việc.
Người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là thành viên hoặc có đơn vị trực thuộc là thành viên của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia cần quán triệt tới tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nguyên tắc “Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là hoạt động quan trọng nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý và khắc phục kịp thời sự cố an toàn thông tin mạng”.
Đồng thời, chỉ đạo triển khai nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị này và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu lơ là trong công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, để xảy ra hậu quả, thiệt hại nghiêm trọng tại cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Chủ động săn lùng mối nguy hại trong các hệ thống thông tin
Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng phải chuyển từ bị động sang chủ động, bao gồm: chủ động săn lùng mối nguy hại và rà quét lỗ hổng trên các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý tối thiểu 1 lần/6 tháng; ban hành phương án, kịch bản ứng cứu sự cố cho hệ thống thông tin trước ngày 31/12/2022 và cập nhật khi có thay đổi; tổ chức diễn tập thực chiến tối thiểu 1 lần/năm với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.
Trường hợp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật cho phép xâm nhập và kiểm soát hệ thống, các đơn vị phải đồng thời khắc phục điểm yếu, lỗ hổng và săn lùng mối nguy hại.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng được yêu cầu phải tổ chức, kiện toàn lại các Đội ứng cứu sự cố trước ngày 31/12/2022 theo hướng chuyên nghiệp, cơ động, có tối thiểu 5 chuyên gia an toàn thông tin mạng (gồm cả chuyên gia thuê ngoài) đáp ứng chuẩn kỹ năng về an toàn thông tin do Bộ TT&TT quy định.
Cơ quan chủ trì 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng phải chú trọng hoạt động chia sẻ thông tin về các nguy cơ, sự cố mất an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý, vận hành hệ thống thông tin thuộc lĩnh vực và phục vụ kịp thời, hiệu quả cho Đội ứng cứu sự cố của lĩnh vực (CERT lĩnh vực).
Giao Đội ứng cứu sự cố thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên sau: làm đầu mối tiếp nhận, quản lý sự cố; ứng cứu, xử lý sự cố và săn lùng mối nguy hại; nghiên cứu, theo dõi các nguy cơ tấn công mạng, thông tin về lỗ hổng, điểm yếu; luyện tập các kỹ năng bảo vệ hệ thống thông tin và tham gia các chương trình huấn luyện, diễn tập do Cơ quan điều phối quốc gia chủ trì.
Cùng với đó, phải bố trí đủ kinh phí bảo đảm hoạt động của Đội ứng cứu sự cố; thu hút nhân lực chất lượng cao vào làm công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng. Nghiêm túc thực hiện rà soát, phát hiện và khắc phục các lỗ hổng, điểm yếu theo cảnh báo của cơ quan chức năng; chủ động theo dõi, phát hiện sớm các nguy cơ mất an toàn thông tin mạng để kịp thời xử lý, khắc phục.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có biện pháp kiểm soát nguy cơ mất an toàn thông tin mạng gây ra bởi bên thứ ba và các chuỗi cung ứng CNTT và truyền thông. Nghiêm túc thực hiện các quy định về báo cáo sự cố an toàn thông tin mạng; đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về việc báo cáo, cung cấp thông tin về sự cố.
Khuyến khích triển khai các chiến dịch nâng cao ý thức cảnh giác của người dùng cuối với các cuộc tấn công mạng. Công bố thông tin đầu mối (số điện thoại, thư điện tử hoặc các kênh liên lạc khác) tiếp nhận thông báo sự cố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan trước ngày 31/10/2022.
Tại Chỉ thị 18, Thủ tướng Chính phủ cũng phân công rõ rõ trách nhiệm của các bộ: TT&TT, Công an, Quốc phòng, Tài chính cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet; các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia do Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC thuộc Cục làm đầu mối điều phối đến nay đã được phát triển lên đến 223 thành viên. Tuy nhiên, hiện 100% đội ứng cứu sự cố bộ, ngành, địa phương hoạt động kiêm nhiệm, năng lực hạn chế; 70% đơn vị chưa tuân thủ nghiêm túc việc khắc phục các lỗ hổng. |
Vân Anh
" alt=""/>Thủ tướng yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó sớm với các cuộc tấn công mạng